Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường về mái chùa xa

07/10/201707:45(Xem: 4782)
Đường về mái chùa xa

 

21-07-2017_ Khai mac khoa tu Hoc Au Chau ky 29 (92)


Đường về mái chùa xa

 

● Nguyên Hạnh HTD

 

 

     Chuyến đi tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 29 của tôi lần này khá vất vả. Phải xuống phi trường Orly thì Ban tổ chức mới đưa đón được. Tôi đã mua vé máy bay rồi nhưng ít hành khách quá, họ trả vé lại, đành phải xuống phi trường Charles De Gaulle, nhưng làm sao về đến chùa với 60 Km đây? May quá, tôi liền nghĩ đến nhờ học trò và cuối cùng vợ chồng em Thu Thủy sẵn lòng đưa đón tôi.

     Máy bay đến trễ 3 tiếng đồng hồ, bước xuống phi trường, nhận hành lý xong, đi lần ra cửa không ngờ Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác đã ngồi chờ tôi để cùng về một chuyến xe cho tiện, thì ra Roger -chồng của Thu Thủy- cũng có nhiệm vụ đón Hòa Thượng nữa. Tôi bàng hoàng xúc động, thật không ngờ mình lại có duyên lành được đi chung với Hòa Thượng một đoạn đường khá xa như vậy.

     Tôi vẫn thường có dịp gặp Hòa Thượng nhưng lúc nào Hòa Thượng cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với người Thầy mà tôi thương kính nhất. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng và cũng nhờ Hòa Thượng mà đoạn đường về chùa kẹt xe không còn xa vời vợi nữa!

     Tôi đến chùa Khánh Anh với một tâm trạng nao nức vì là lần đầu tiên được nhìn thấy một ngôi Chùa ở thủ đô Ba-Lê nước Pháp thuộc vào hạng có tầm vóc về mọi phương diện. Đúng là Tăng Ni Phật Tử Á Châu được trở về ngôi nhà thân yêu và đúng là ánh sáng Phật không dừng nơi xứ Ấn mà tỏa khắp năm châu.

  
 



21-07-2017_ Khai mac khoa tu Hoc Au Chau ky 29 (93)21-07-2017_ Khai mac khoa tu Hoc Au Chau ky 29 (94)



28 năm qua, Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu đã lưu hành diễn biến từ quốc gia này đến quốc gia kia như gieo hạt giống Bồ Đề trên mảnh đất tâm. Và đến năm nay như là sự trở về nơi chốn cũ, với ngôi đại tự được xếp hạng nhất nhì của Phật Giáo Việt Nam hải ngoại.

     Tôi đi một vòng quanh Chùa, những ngôi bảo tháp đẹp rực rỡ trong ánh chiều tà; bước vào hội trường với lối trang trí hài hòa, màu sắc đẹp vô cùng, chung quanh là những biểu ngữ lớn:

 

* Do nghe mà hiểu biết các pháp

Do nghe mà ngăn ngừa những việc ác

Do nghe mà đoạn trừ những điều vô nghĩa

Do nghe mà chứng đắc Niết Bàn

 

* Phật pháp xương minh do Tăng Già hoằng hóa

Thiền môn hưng thịnh nhờ đàn Việt phát tâm

 

* Đừng làm các việc ác, tu tập mọi hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy

 

     Buổi lễ chính thức khai mạc được cử hành trong Chánh điện lúc 10 giờ sáng ngày 21.7.2017. Cả đạo tràng rực rỡ một màu vàng vì có 120 Tăng Ni tham dự, rồi màu nâu sậm của các vị Bồ Tát giới, sau cùng là đồng phục màu lam. Hàng Phật Tử tại gia quy về Khóa Tu Học để tăng trưởng tín tâm và trí tuệ Phật Pháp, tạo phúc duyên lành.

 

     Về phía chư Tôn đức Tăng Ni gồm có:

- Hòa Thượng Thích Bảo Lạc: Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVN Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan kiêm Phương Trượng Chùa Pháp Bảo tại thành phố Sydney – Úc Đại Lợi.

- Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu, Viện chủ Chùa Thiện Minh tại Lyon, Pháp Quốc.

- Hòa Thượng Thích Như Điển, Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Âu Châu, Phương Trượng tự viện tại Đức Quốc.

- Hòa Thượng Thích Quảng Bình đến từ Đan Mạch.

- Thượng Tọa Thích Quảng Hiền, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Trí Thủ tại Thụy Sĩ.

- Thượng Tọa Thích Minh Giác, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Vạn Hạnh tại Hòa Lan.

- Thượng Tọa Thích Tâm Huệ, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Trúc Lâm tại Malmo, Thụy Điển.

- Thượng Tọa Thích Giác Thanh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Quảng Hương tại Arhus, Đan Mạch.

- Thượng Tọa Thích Thông Trí, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ GĐPT Việt Nam GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Quảng Đức, Toulouse, Pháp Quốc.

- Ni Trưởng Thích Nữ Như Tuấn, Cố vấn Lãnh đạo Chùa Phổ Hiền, Pháp Quốc.

- Ni Trưởng Thích Nữ Như Viên, Ni Bộ Bắc Tông, Cố vấn Lãnh đạo Chùa Tam Bảo tại Đức Quốc.

     Ba vị đặc biệt không thể thiếu được, đó  chính là:

- Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa và Truyền Thông kiêm Nghi Lễ GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Vạn Hạnh tại Nante, Pháp Quốc. Trưởng Ban Tổ Chức.

- Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTN Âu Châu, Trụ trì Chùa Khánh Anh Evry-Paris, Pháp Quốc, Phó Ban Tổ Chức.

- Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm, Phụ Tá Ni Bộ Bắc Tông, Trụ trì Chùa Khánh Anh Bagneux –Paris. Pháp Quốc, Phó Ban Tổ Chức.

 

nguyen hanh

 

     Thành phần Chư Tăng Ni đã đến từ các quốc gia: Anh Quốc, Đan Mạch, Đức Quốc, Hòa Lan, Pháp Quốc, Na-Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Việt Nam.

     Phải kể đến 2 MC tuyệt vời của khóa học là Thượng Tọa Thích Hoằng Khai và Đại Đức Thích Hạnh Giới và Trưởng Ban Điều Hành Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 29 này là Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt.

     Về phía quan khách tham dự gồm có:

- Ông FranÇois Garnier, Phụ tá Giám đốc Văn phòng trưởng tỉnh Essonne.

- Ông Karl Dirat, Thị trưởng thành phố Villabé.

- Ông Pascal Chatagnon, Phụ tá Thị trưởng thành phố Evry.

- Ngài Rinpoche Dagbo, Chủ tịch Hội Phật Giáo Ganden Ling.

- Ông Michel Serfaty, Pháp sư Do Thái tại thành phố Evry. Courcouronnes

- Bà Võ Minh Trí, Chủ tịch Hội Phật Giáo tại Pháp.

- Hòa Thượng Gnanissara, Trụ trì Kỳ Viên Tự tại Le Blanc Mesnil.

- Hòa Thượng Chandaratana và Chư Tôn Đức, Trụ trì Hội Phật Giáo Tây Tạng tại Le Bourget.

- Hòa Thượng Nyanadharo cùng Tăng đoàn đến từ Chùa Bodhinyanarama.

- Một vị Sư, Trụ trì Chùa Khmer tại Bagneux.

- Chùa Linh Sơn.

     Số học viên tham dự 724, gồm có: Anh Quốc (51), Bỉ (12), Đan Mạch (63), Đức Quốc (140), Gia Nã Đại (1), Hòa Lan (40), Hung Gia Lợi (5), Mã Lai (4), Na Uy (10), Phần Lan (9), Pháp Quốc (345), Thụy Điển (23), Thụy Sĩ (13), Úc Đại Lợi (2), Việt Nam (4), Đài Loan (2).

     Chương trình tu học gồm có phần lý thuyết, giảng giải nghĩa lý uyên thâm của kinh điển để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của người tăng sĩ hoặc cư sĩ.

     Phần ứng dụng thực hành, học viên sống như thời gian Tu Bát Quan Trai: sáng, trưa, chiều, tối đều có chương trình tu học khít khao:

     - Buổi sáng: Lễ Phật vào lúc sáng sớm, học Giáo lý, thọ trai theo nghi thức Quá đường, đi kinh hành.

     - Buổi chiều: Khóa lễ cầu an, học Giáo lý.

     - Buổi tối: Học Giáo lý.

     Khóa học được chia làm các lớp như sau: Lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 dành cho các Tăng Ni và lớp dành cho Oanh Vũ.

     Phật Pháp là tối thắng siêu việt. Tất cả các pháp không pháp nào hơn Pháp Phật. Do đó Phật Pháp rất khó nghe, nghe rồi khó hiểu, hiểu rồi khó nhập. Chỉ có tấm lòng thành tha thiết, niềm tin sâu xa mới hội nhập được Phật Pháp và mới giải được nghĩa chơn thật của Như Lai.

     Tôi học lớp 3 và tôi biết một năm chỉ có được một dịp hiếm có để được tu học vì vậy tôi đã cố gắng thu thập những bài Pháp thoại của các vị Thầy sau đây để khai mở thêm trí tuệ Phật Pháp còn kém cỏi của mình.

     * Với Thượng Tọa Thích Giác Thanh: „Hành giả tu tập trên con đường tìm Chân lý giải thoát cứu cánh. Hành trình đến Chân như chỉ chính mình cảm nhận lấy“.

     * Với Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác: - Nói về 2 bộ Đại Tạng Kinh Nam truyền và Bắc truyền. - Điểm qua những Kinh, sách, tạp chí… - Điểm qua về tư tưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. - Nói về công năng của Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, công năng của Thần Chú Đại Bi. - Nói về Đại Đế Asoka từ huyền thoại đến sự thật. - Lá cờ Ấn Độ có Sư tử 4 đầu của thời vua A Dục và bánh xe Pháp 24 que, gồm 12 que của Thập nhị nhân duyên và 12 duyên ngược lại. Cái này diệt thì cái kia sẽ diệt.

     * Với Hòa Thượng Thích Bảo Lạc: Nói về chọn một thái độ: -Thái độ hòa nhã, -Thái độ khoan dung; -Thái độ bặt thiệp; -Thái độ nhún nhường; -Thái độ bất cần; -Thái độ hống hách; -Thái độ cầu an; -Thái độ lưng chừng; -Thái độ kiêu căng.

     Qua cái nhìn nhị nguyên: Lạc quan, bi quan, tích cực, tiêu cực, Thiện-ác, tục-chân, phàm-thánh.

     . Thái độ tích cực:

     - Mỗi người tự nhìn thẳng bộ mặt thật chính mình, tự hỏi rằng mình có lường gạt mình bằng những đường lối tinh vi.

     … rằng mình có thực sự tự do trong tư tưởng.

     … rằng mình có thực sự giải phóng khỏi tất cả sự sợ hãi trong ý thức và vô thức.

     … rằng mình có thực sự tiêu trừ hết mọi đố kỵ, thù hận.

     … có thực sự tiêu trừ hết mọi sự triển khai bản ngã dưới mọi hình thức bằng những ý niệm cao đẹp, những khẩu hiệu mà ai cũng muốn dùng trên môi và lưỡi như là Hòa bình, Công lý, Từ bi, Bác ái, Trách nhiệm.

     . Ngã: Ngã si, ngã ái, ngã mạn, ngã kiến.

     Gợi ý:

     Thứ nhất: Thành thật với chính mình.

     Thứ nhì: Mình là một thành phần, một kiến trúc sư.

     Thứ ba: Mỗi cư sĩ là một kỹ sư hợp lực cùng kiến trúc sư.

     Thái độ:

     Thứ nhất: Chữa ngôi nhà mình đang bị cháy.

     Thứ hai: Tìm cách thoát nạn.

     Thứ ba: Cứu người thân thoát nạn.

     * Với Thượng Tọa Thích Tâm Huệ: giảng về thân Trung Hữu. Thân Trung Hữu là một loại thân có năng lực rất mạnh, nó nhờ trung gian giữa Bổn hữu tử hữu mà có thân Trung hữu. Thân Trung hữu là thân nằm khoảng giữa tử hữu và sanh hữu.

     Nó có rất nhiều danh từ như Thũ là nơi đi đến, nó đang chờ đợi tìm đủ nhân duyên để đi thọ sanh. Nó cũng được gọi là tâm thức nhưng đây là đệ lục ý thức chứ không phải là thức A lại da. Nó mang cả nghiệp do từ nhiều kiếp: dù thiện hay ác để đi thọ thai trong lục đạo.

     Thân Trung hữu không phải là phàm mà nó cũng có cả Thánh nữa. Vậy từ thân trung hữu địa ngục lên đến thân trung hữu Phật, tất cả cũng đều qua thân trung hữu như thân trung hữu của Bồ Tát.

     Thân Trung hữu của 9 loài đều có đặc tánh thù thắng, nhân duyên, phước đức, nghiệp lành, nghiệp cũ do mỗi chúng sanh đã gây trong nhiều đời quá khứ gần, nên khi sát na tử tâm sau cùng được chiêu cảm mãn nghiệp nên nghiệp dẫn thân trung hữu được thọ sanh.

     * Thượng Tọa Thích Thông Trí giảng về: - Nghiệp chướng - Phiền não chướng và Quả báo chướng.

     * Thượng Tọa Thích Hoằng Khai giảng về Kinh Hoa Nghiêm:

“Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật

Thập nhị A Hàm Phương Đẳng bát

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm

Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên”.

      
Năm nay, Đạo Tràng tu học không phải là những ngôi trường hay trại lính rộng lớn mà tại chùa Khánh Anh. Dĩ nhiên Chùa chưa được hoàn tất nên mọi sinh hoạt cá nhân của học viên không được thuận duyên lắm, sự đi lại di chuyển có nhiều bất tiện nhưng tinh thần học Pháp của Phật tử vẫn dâng cao, thật đáng phục thay tấm lòng của những người con Phật.

     Với thời gian 10 ngày, không những chỉ để tu học mà mọi người còn như lắng nghe nỗi thao thức, lòng trăn trở với bao hoài bão, nguyện vọng cho Dân Tộc và Đạo Pháp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm – khai sơn Viện Chủ Khánh Anh.

     Phát huy duy trì truyền thống Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu là một trong những cách tri ân ân đức của Cố Hòa Thượng Sư Ông chúng ta. Trong tinh thần Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, trong 10 ngày an cư tất cả mọi người sống trong tinh thần lục hòa, tương sám tương kính, tăng trưởng giới thân huệ mạng, tinh thần này như đôi cánh đại bàng dang rộng bay xa trên khung trời vô tận.

     Mỗi lần đi kinh hành, ngang qua nhà Tổ nhìn thấy di ảnh của Sư Ông, lòng tôi lại dâng lên một niềm xúc động tột cùng; tôi cúi lạy Sư Ông mà nước mắt ứa trào…!

     Cảnh vật còn đây nhưng người khai sáng trụ ở phương nào? Không còn ngắm nhìn đàn con từ bốn phương quay về trụ xứ Người!

     Ngài là một trong những bậc có công khai mở cánh cửa Phật Giáo Việt Nam nơi xứ Âu Châu và đặc biệt là sự hoành hoạt theo Tông Chỉ của Giáo Hội truyền thống, đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Ngài đã phối hợp nhịp nhàng với sinh hoạt của Giáo Hội, theo tinh thần tùy duyên bất biến và cùng sự đồng tâm hiệp lực của hàng trưởng tử Như Lai, một lòng xây dựng Phật Pháp Việt Nam tại trời Âu.

     Nguyện vọng của Ngài là muốn có một ngôi Đại Già Lam để quy tụ Tăng Ni Phật Tử về tu học, đặc biệt là Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Câu hằng năm. Nguyện vọng này trải dài trên 20 năm, đến năm nay mới thực hiện được.

     Nhưng than ôi! Huyễn thân Ngài đã diệt, không còn để thấy nguyện vọng ban xưa đã thành sự thật!

     Tôi đã giã từ Chùa Khánh Anh-Evry với tất cả nỗi u hoài, xót xa; lòng rưng rưng muốn khóc khi nhớ lại những bước chân âm thầm của Sư Ông ngoài hành lang trong các Khóa Tu Học và tôi đã mang nỗi nhớ Sư Ông trên suốt cả đường về!!!

     Cuối cùng, xin cảm ơn Ban Ẩm Thực đã quá chu toàn cho các bữa ăn và cảm ơn Thu Thủy-Roger đã hết lòng vì cô giáo của mình!

 

Những ngày đầu tháng 8/2017

Nguyên Hạnh HTD




21-07-2017_ Khai mac khoa tu Hoc Au Chau ky 29 (91)


Mời xem thêm hình ảnh
Khóa Tu Học PP Âu châu Kỳ 29 (2017) tại Pháp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 5398)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
08/12/2016(Xem: 7723)
Trong Kinh Du Hành thuộc Kinh Bộ Trường A Hàm, thuật lại cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và ngài A Nan về sự chinh phạt nước Bạt Kỳ của vua A Xà Thế. Nhân sự kiện muốn chinh phạt này, Đức Thế Tôn đã giáo huấn Bảy Pháp Bất thối cho hàng đệ tử xuất gia như sau : “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy bảy pháp bất thối. Các thầy hãy lắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ.”
06/11/2016(Xem: 11188)
TT Thích Tâm Thành giảng tại TV Quảng Đức, Chủ Nhật 6-11-2016
07/10/2016(Xem: 4204)
Chùa Bảo Quang Hamburg đã tổ chức Khóa Huân Tu Phật Thất từ 25.09 đến 02.10.2016. Chư Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ), Đại Đức Thích Hạnh Giới và chư Ni tại Bảo Quang đã hướng dẫn cho hơn 200 Phật tử huân tu suốt 7 ngày đêm. Tòa báo Bild Zeitung cũng đã cử phóng viên đến ghi tài liệu, hình ảnh cho loạt bài về phát triển tôn giáo tại nước Đức và đã cùng đại chúng kinh hành niệm Phật.
27/08/2016(Xem: 3813)
Sáu chữ Hồng Danh Nam mô A Di Đà Phật ! đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi đối với những người con Phật. Pháp trì danh niệm Phật này trong Tịnh Độ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất, thích hợp với tất cả mọi tầng lớp không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển. Niệm Phật là pháp hữu vi tác nghiệp gieo nhân lành gồm cả ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý. Khi niệm Phật, chúng ta đứng hay ngồi ngay ngắn, thái độ trang nghiêm, mắt nhìn thẳng vào hình tượng Phật : Đó là Thân nghiệp. Niệm ở miệng thành lời : Đó làKhẩu nghiệp.
26/07/2016(Xem: 10141)
Với cuộc sống vội vã trong thời đại hôm nay, khiến con người gần như quên mất thời gian, mới đây mà hai Tết đã qua nhanh như chớp mắt : một cái Tết tây lịch 2016 và một cái Tết ta Bính Thân. Bà con Phật tử Việt Nam hải ngoại, thì vẫn phải bôn ba với công ăn việc làm, những vị tuổi hưu rồi, thì phụ việc gia đình giúp đở cháu con. Còn chư Tôn Đức Tăng Ni, thì phải lo bao nhiêu Phật sự trong và ngoài chùa. Đặc biệt là Tết Nguyên Đán Bính Thân vừa qua, các chùa, các tự viện, các niệm Phật đường, là “Mái Ấm Che Chở Hồn Dân Tộc”, trong những ngày cuối và đầu năm âm lịch. Cho nên chư Tôn Đức Tăng Ni, phải nỗ lực tạo ra không khí Tết quê hương trên xứ người, cho bà con đồng hương đồng bào Phật tử, được hưởng không khí Tết Nguyên Đán, bằng tâm linh đạo đức thánh thiện, hướng về Tam Bảo tu tạo công đức, ngõ hầu hồi hướng cho gia quyến một năm bình an trọn vẹn, cho nhân loại được hưởng phúc lạc trong không khí hòa bình của thế giới và cầu cho thiên tai thôi bớt hành hạ quả địa cầu hôm nay…
21/07/2016(Xem: 11737)
Vâng theo lời chỉ dạy của chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada, chúng con, Chư Ni đảm nhận trách nhiệm trong Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI. Chúng con nhận thấy Tăng Ni và Phật tử đoàn kết, cùng nhau ngồi lại, lắng nghe và chia xẻ tâm tư nguyện vọng để làm sáng tỏ và phát triển Phật Pháp đúng theo giáo lý Đức Phật đã dạy tại Hoa Kỳ là điều thiết yếu. Do đó, Chư Ni chúng con, không ngại khó khăn, đồng tâm hiệp lực, đại lao Phật sự này. Chúng con thành kính cung thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni bỏ chút thì giờ quý báu, đến với đạo tràng, để chia xẻ kinh nghiệm và tạo năng lượng cho Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI:
15/07/2016(Xem: 22569)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL sẽ tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (2016)
18/06/2016(Xem: 3287)
Từ Sài Gòn bay ra Hà Nội tôi có cơ duyên thăm nhiều tỉnh thành và đến nhiều ngôi chùa ở miền Bắc. Tôi thật may mắn được có mặt tại những ngôi chùa cổ hàng trăm năm. Điều này thật khó mà thấy được, khó mà cảm nhận được ở Sài Gòn nơi tôi đang sinh sống. Có một điều làm cho tôi vô cùng bất ngờ là 1 người xuất sĩ có thể trụ trì rất nhiều chùa. Tôi được gặp những quý thầy, quý sư cô trụ trì đến vài ngôi chùa, thậm chí có vị trụ trì đến hơn chục ngôi chùa. Thêm một “tục lệ” nữa ở miền Bắc là nhất tăng nhất tự, tức mỗi quý thầy quý sư cô ở miền bắc trụ trì 1 ngôi chùa. Rất ít nơi tôi thấy có cảnh tu chúng, tức nhiều quý thầy quý hoặc quý sư cô cùng tu tập với nhau. Đó là cái lạ của Phật giáo miền Bắc Việt Nam. Điều này cũng khác hẳn với Huế là quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi chưa hề tìm thấy, hay nói đúng hơn là chưa đủ duyên được thăm những ngôi chùa có đến hàng chục quý sư cùng tu tập, đồng thời yểm trợ cho người dân sống xung quanh đó biết đến đạo Phật để tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567