Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đầm Sen Nở Rộ ở Thụy Sĩ

12/06/201705:42(Xem: 4478)
Đầm Sen Nở Rộ ở Thụy Sĩ
Dam Sen no Ro o Thuy Si (1)

Đầm Sen Nở Rộ
(Tường thuật khóa tu GĐPT Thiện Trí Thụy Sĩ tại Melchtal năm 2017)
Trần Thị Nhật Hưng

Thông thường Phật tử về chùa trước tiên vào chánh điện đảnh lễ Phật, thăm hỏi sức khỏe sư trụ trì, chư tôn đức cùng bạn bè đạo nếu có nhân duyên quen biết. Tôi cũng vậy, không ngoại lệ, tuy nhiên riêng tôi, tôi thường hỏi thăm thêm: “Chùa này có Gia Đình Phật Tử (GĐPT) không?„ để mừng chùa đó có một lực lượng trẻ mà tôi hằng quan tâm và ngưỡng mộ về tấm lòng xả thân không ngại gian lao khó nhọc công sức tiền bạc nhất là thời gian để hộ đạo, đóng góp tích cực về mọi phương diện để duy trì và phát triển Phật giáo. Đã có nhiều tăng ni xuất thân từ GĐPT. Hễ chùa nào có GĐPT sinh hoạt, chùa đó khởi sắc hẳn lên bởi sức trẻ, tấm lòng và tài năng của họ.

Dam Sen no Ro o Thuy Si (2)

 Hiện giờ nơi đây, tại Thụy Sĩ, tôi muốn nói đến lực lượng thanh thiếu niên GĐPT Thiện Trí, khởi sinh từ hai gia đình Trí Thủ, Thiện Hoa, ghép lại thành Thiện Trí.

    Các anh chị em sinh sống rải rác khắp mọi tỉnh thành của Thụy Sĩ, hằng tháng nhằm chủ nhật, vẫn dành thời gian qui tụ về một nơi thuận lợi để sinh hoạt. Hướng dẫn lớp trẻ thanh thiếu niên hầu hết từ chính con cháu họ hiểu đạo, tiếp nối gìn giữ mạng mạch Phật giáo tại xứ người. Chẳng những thế, còn mở rộng để bà con cô bác Phật tử có cơ hội quây quần bên nhau, trước là tìm thấy không khí Việt Nam để quên đi nỗi nhung nhớ quê hương trong những chuỗi ngày xa xứ, còn được an lạc trong tinh thần học đạo và sống đạo qua sự tổ chức tài tình của các anh em nhân dịp Lễ Phục Sinh nghỉ 4 ngày.

  Phục Sinh năm nào cũng rơi vào tháng 4 mùa xuân khi mà trời đất chuyển mình, cây cỏ thi nhau nảy mầm, mai đào muôn hoa trổ sắc dưới ánh sáng mặt trời tạo nên một không gian đầy sức sống. Thời tiết ấm áp hơn, xua tan cái giá lạnh ảm đạm của mùa đông. Nhưng tháng 4.2017 năm nay, nhiệt độ bất thường nắng nóng như mùa hè. Chỉ một chút nóng thôi cũng đủ “gạt“ những người nhẹ dạ lười xách nặng như tôi không mang áo khoác dày để rồi ngay sau ngày khóa tu bế mạc trời bỗng chuyển sang đông, giông gió bão bùng và tuyết rơi tầm tả. Cũng may nhờ Phật độ, Bồ Tát che chở, ai nấy bình an về đến nhà, trước khi Trời chuyển đổi.

   Khóa tu học kỳ này là lần thứ 9 theo thông lệ hằng năm của anh em vẫn được chuẩn bị từ cả năm về trước. Từ khâu tìm nhà, mời giảng sư, sắp đặt chợ búa và tìm người nấu ăn cho hằng trăm Phật tử cùng nhiều công việc linh tinh không tên khác đã đòi hỏi nhiều công sức của anh em. Nhưng với tinh thần phụng sự và phương cách làm việc DÂN CHỦ theo cung cách khoa học phương tây, nên công việc trôi chảy lớp lang đâu vào đấy.

   Căn nhà sinh hoạt thường thay đổi hằng năm theo từng tỉnh thành, nhưng tựu trung vẫn là nhà trên núi, nơi thường dành cho người Thụy Sĩ mùa đông trượt tuyết. Nơi đây đồi núi chập chùng, đường đi ngoằn ngoèo quanh co, mùa xuân cỏ xanh mượt mà xanh biếc. Trên đỉnh núi cao dù nắng nóng vẫn luôn vương vất chút tuyết trắng xóa, khi trở trời, mây trắng sà xuống thấp lãng đãng như cảnh tiên. Tu học với cảnh sắc thơ mộng hữu tình như vậy giúp tâm hồn lắng đọng, quên mọi phiền muộn để hội nhập vào thế giới thanh tịnh vô cùng an lạc.


Dam Sen no Ro o Thuy Si (3)Dam Sen no Ro o Thuy Si (4)Dam Sen no Ro o Thuy Si (5)Dam Sen no Ro o Thuy Si (6)

   Năm nay giảng sư mời về vẫn là Thầy Thích Nguyên Đạt của năm ngoái đến từ Hoa Kỳ. Thầy là một thiền sư, nhờ vậy, chúng tôi được hiểu thêm thiền sau bao năm chỉ chuyên về tịnh độ.

   Nói đến thiền, Phật tử cũng nên biết người sáng lập là ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng giúp cho thiền phát triển và hưng thịnh là ngài Lục tổ Huệ Năng đời thứ 6 và là cuối cùng của Thiền tông.

   Tương truyền rằng, ngài Huệ Năng là người bán củi không biết chữ, tình cờ nghe kinh Kim Cang và nghe giảng đến câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm„ (không để lục căn dính mắc với lục trần, thì chơn tâm hiển lộ) cốt lõi của kinh Kim Cang, nổi tiếng trong giới học Phật, nhất là Thiền Tông, ngài hoàn toàn liễu ngộ. Về sau ngài tìm đến học đạo. Nhưng công việc trong chùa suốt ngày chỉ giã gạo ở dưới bếp, thế mà sau này nhận lãnh y bát truyền thừa của sư phụ trở thành bậc Tổ Sư Long Tượng siêu việt nhất trong lịch sử Thiền tông.

  Một câu chuyện hấp dẫn vô cùng lôi cuốn về hai bài kệ. Một của Huệ Năng, vì không biết chữ đã nhờ bạn đồng môn viết giúp:

Bồ đề bổn vô thọ.

Minh kính diệc phi đài.

Bổn lai vô nhất vật.

Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch nghĩa:

Bồ đề vốn chẳng cây.

Gương sáng cũng không đài.

Xưa nay không một vật.

Bụi trần bám vào đâu ?

Bài kệ của ngài Huệ Năng nói lên cái “không„ của sự vật. Tâm ý của ngài “không có chỗ trụ thì tâm trong sáng không vướng bụi thì cần gì phải lau„ để “đáp„ lại bài kệ của Thần Tú đồng môn, người nổi tiếng sở học uyên bác:

Thân thị bồ đề thọ. 

Tâm như minh kính đài.

Thời thời cần phất thức.

Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa :

Thân là cây bồ đề.

Tâm như đài gương sáng.

Luôn luôn siêng lau chùi.

Chớ để bụi trần bám.

Điều đó xác nhận cái “có„ của sự vật để rồi tâm vướng bụi  phải luôn luôn siêng lau chùi thì tâm mới sáng.Trái ý hoàn toàn với ngài Huệ Năng. Hai bài kệ làm xôn xao thiền môn và bài của ngài Huệ Năng được sư phụ chú ý âm thầm truyền y bát, căn dặn về phương nam để phát triển và hưng thịnh Thiền tông lên tột đỉnh nổi tiếng cho đến ngày nay.

   Hòa Thượng Nguyên Đạt còn hướng dẫn chúng tôi ngồi thiền hay nói cho đúng hơn là tĩnh tâm sau mỗi thời khóa Thầy giảng pháp.

   Giảng về thiền thì mênh mông, mơ hồ khó hiểu lắm. Tôi chỉ ghi nhận xin nhắc sơ về đề tài Thầy dạy chúng tôi “tâm muốn tu học„ thì học như thế nào.

Trong quá trình Tín-Giải-Hành-Quả, người Phật tử tùy theo căn cơ trình độ sẽ xếp theo một trong ba cấp sau đây:

*Cấp một:

 Tín: Chỉ biết nhắm mắt tin theo những điều mà người khác tin, làm hay nói. Không suy xét đúng sai phải trái rồi cứ thế “hành„ theo cái tin của mình và kết quả đúng, sai cũng theo đó mà trỗ.

*Cấp hai:

Giải: Dành cho người trí. Nghiên cứu kỹ càng rồi mới tin. Thậm chí ngay lời Phật dạy cũng tra vấn đúng chưa, có thích hợp với mình chưa. Khi có sự hiểu biết rõ ràng, niềm tin mới vững chắc không sao lay chuyển được. Đa phần người Âu Mỹ đến với Phật giáo theo phong cách này. Hiểu rồi mới tin rồi mới hành để có kết quả tốt đẹp.

*Cấp ba:

Quả: Dành cho thành phần siêu việt chỉ mới tin đã „trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật“ (cỡ như ngài Huệ Năng, học đạo, hiểu đạo và hành đạo từ bao kiếp, giờ chỉ nghe hay nhắc lại là có kết quả ngay)

   Trong chương trình còn có lễ kỷ niệm 25 năm thành lập GĐPT Thiện Trí tại Thụy Sĩ. Một phần tư thế kỷ, quãng đời chưa kể là nhiều nhưng cũng không ngắn để duy trì được một gia đình đạo trải qua cũng lắm thăng trầm để phát triển như hôm nay. Đã có tới ba thế hệ nối tiếp từ đời cha, con rồi cháu. Những thế hệ sau được đào tạo bởi hai nền văn minh Âu, Á. Biết phối hợp nếp sống văn minh và cung cách làm việc khoa học phương Tây nhưng vẫn duy trì nét đẹp văn hóa phương Đông trong tinh thần Phật giáo để đào tạo con em mình, chẳng những biết và giữ gìn đạo Phật còn đào tạo để trở thành Phật tử chân chánh hữu ích cho gia đình và xã hội. Đó chính là nhiệm vụ và mục đích của GĐPT nói chung không riêng gì GĐPT Thụy Sĩ. Đáng mừng và đáng khen quá chừng chừng!

  Trong buổi lễ, ngoài văn nghệ thường niên, cắt bánh sinh nhật, còn có mục chiếu lại những hình ảnh sinh hoạt của 25 năm về trước để nhắc nhớ những kỷ niệm của thời xa xưa, thời chỉ mới là một ao sen mới nhú để ngày nay Đầm Sen Nở Rộ tỏa ngát hương thơm cho đời thưởng thức.

   Trong tinh thần phụng sự với châm ngôn “Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật„ cùng với tài năng được đào tạo từ khoa học phương Tây “lãnh đạo là lãnh đạn„ (người lãnh đạo đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách và làm việc nhiều nhất, làm gương cho đàn em, không ngồi đó chỉ tay năm ngón sai bảo người khác). Trong tinh thần đó,  anh em GĐPT Thiện Trí đã tổ chức khóa tu rất thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc từ vật chất với những bữa cơm ngon, ngủ nghỉ tươm tất và tinh thần thoải mái những tưởng 4 ngày qua, chúng Phật tử Thụy sĩ được trải qua cõi cực lạc ngay tại thế gian này.

   Mong rằng những năm kế tiếp, những ai đã, đang và sẽ, hãy quay về “đầm sen„ dù phải lội bùn (vất vả tàu xe phương tiện đi lại) để nếu không hái những đóa sen thơm ngát dâng lên đấng Từ Phụ thì cũng thưởng thức được hương thơm ngào ngạt của nó.

  Năm nay đã có được 100 người tham dự. Con số như thế tại Thụy sĩ không phải nhỏ. Chân thành cám ơn anh em đã bỏ nhiều công sức tổ chức khóa tu. Và cũng xin chân thành tri ân quí Thầy, Cô cùng Phật tử tham dự khóa tu để góp cho không khí nơi đầm sen đầy sức sống, tươi vui, an lạc.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 7233)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
25/10/2011(Xem: 4046)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
03/09/2011(Xem: 5979)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5583)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 10359)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 8558)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 11101)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 5150)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37431)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]