Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   






Phật Pháp Vấn Đáp 1

HT Trường Sanh
TT Nhật Tân

TT Thiện Hiền
TT Phổ Hương
TT Giác Tín
TT Đạo Thông
ĐĐ Viên Tịnh 
ĐĐ Đạo Hiển
NS Tâm Lạc

CÂU HỎI PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP 1

 

hoi-thao1-6

  1. Khi nghe băng dĩa niệm Phật, thuyết Pháp, tụng kinh phải ngồi nghiêm chỉnh lắng nghe hay có thể làm việc khác hoặc vừa nằm vừa nghe?
  2. Giáo Hội Phật Giáo VN tại Úc hiện nay đang rất phát triển, có rất nhiều Chùa, Tu viện ở khắp nơi. Giáo Hội cũng tổ chức khóa tu hàng năm rất là lợi lạc cho hang Cư Sĩ. Trong tương lai không biết Giáo Hội có đủ sức để thành lập một trường Trung học Phật Giáo của người VN hay không? Bởi vì hiện nay có một trường Trung học Phật Giáo do một giáo sư toán người Campuchia làm hiệu trưởng.
  3. Gần đây có xu hướng phổ lời Đạo vào nhạc đời, thí dụ như “Ai bảo đi tu là khổ?” thì người nghe liên tưởng đến bài “Em bé quê” của Phạm Duy, hay nghe “Chiếc áo cà sa” thì liên tưởng đến “Chiếc áo bà ba”. Như vậy có xin phép tác giả chưa? Và nếu chưa được tác giả cho phép mà dùng nhạc của họ có phải là phạm giới thứ hai không?
  4. Có phải là áo tràng phải giặt riêng? Phật tử phải mua 2 máy giặt?
  5. Xin quí Thầy giảng cho con biết về câu “Thiên Thượng Thiên Hạ Vô Như Phật” là sao ạ?
  6. Xin Thầy khai thị cho Phật tử chúng con biết về cái nhìn của Phật Giáo về Hồi Giáo quá khích?
  7. Thưa Thầy trong Kinh Địa Tạng có nói đến cỏi “Nam Diêm Phù Đề”. Xin Thầy giải nghĩa.
  8. Cõi Cực Lạc con chưa biết thế nào. Nhỡ “lên” đó rồi, con thấy buồn xin hạ giới được không?
  9. Có thể cẩm kinh xá quý Thầy Cô được không?
  10. Con có đi tụng kinh ở một ngôi Chùa Ni và cứ mỗi lần tụng kinh là thỉnh thoảng Sư Cô ho vài tiếng, nói “quý vị là ai? 6 người hả? 8 người hả? rồi kêu con ra mở cửa cho quý vị đó vô và Sư Cô nói “quý vị vô bàn Tổ ngồi chờ và nghe Kinh đi”. Con không thấy ai hết làm con cũng sợ. Chuyện này con không rõ như thế nào? Và Sư Cô nói là Sư Cô thấy được người âm. Mong quý Thầy hoan hỷ giải đáp dùm con.
  11. Người Phật tử chưa có Pháp Danh khi lâm chung niệm Phật có được vãng sanh không?
  12. Xin cho con biết ý nghĩa 7 bước sen?
  13. Ba con khỉ ở Chùa ý nghĩa là gì?
  14. Thưa Thầy, con thấy các Tôn Giáo khác khi đến Nhà Thờ thì người phụ nữ được quyền trang điểm rất đẹp. Còn Phật Giáo thì lại cấm (trong Bát quan trai giới), khi tới Chùa thì lại để bộ mặt tê tái làm mất đi sự tự tin và thẩm mỹ của phụ nữ.
  15. Kính bạch Thầy giải thích cho chúng con biết, phân biệt được mình đang nhận “quả” hoặc tạo “nhân”?
  16. Con đang rất ray rứt và tiến thoái lưỡng nan không biết phải làm sao cho đúng? Con rất thích học Phật pháp va tinh tấn tu tập và con cũng cố gắng hướng dẫn cả gia đình cùng tu nhưng chồng và con của con không thích tu. Vậy con phải làm sao? Kính bạch Thầy giải thích và chỉ dạy cho con biết thế nào là “tùy thuận chúng sinh” (nếu chúng sanh muốn chơi để cho chơi, cứ để họ làm gì họ muốn mà không ngăn cản?)
  17. Con có nghe Thầy giảng sau khi tắt thở, mình không được động vào thân người mới tắt thở, phải đợi 8 tiếng sau mới được. Nhưng thường có y tá và bác sĩ đến nghe nhịp tim hay khám lại. Như vậy có ảnh hưởng gì đến người mới mất hay không?
  18. Trong lúc nằm ngủ, con thấy trong giấc mộng thấy bay và khi thức dậy thân tâm con rất nhẹ nhàng, không biết điều đó thế nào?
  19. Con thường nghe hai bài hồi hướng. Một, Phúng Kính công đức thù thắng hạnh … Hai, Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả…. Vậy 2 bài có cùng ý nghĩa hay không và nên tụng bài nào?
  20. Cho con xin hỏi Phật tử đi Chùa và dự khóa tu học mà còn phân biệt Phật tử mới trong khóa tu.
  21. Con có làm lễ Cầu Siêu cho Bà ngoại và em trai của con với một Sư Cô. Lễ Cầu Siêu đọc kinh một tuần cho mỗi người. Ngày đọc kinh cuối cùng của hai người thì Sư Cô kêu tên con đứng lại vì Bà Ngoại và em trai con muốn nói chuyện với con. Sư Cô nói “Bà là Bà Ngoại của con đây, Bà cám ơn con đã làm lễ Cầu Siêu cho Bà”, và còn nói điều này điều kia. Rồi tới em trai con cũng nói tương tự như thế. Con không biết thật sự có như vậy hay không?
  22. Bất hiếu với nghịch tử khác nhau chổ nào?
  23. Bàn Thờ Phật ở nhà, có phải là chưng bình bông bên tay mặt và dĩa trái cây bên tay tái không? Vì sao phải quy định như vậy?
  24. Xin cho con hỏi tụng kinh Pháp Hoa tốt hay là kinh Vô LượngThọ tốt.
  25. Khi mình đang đi tu học, nếu có con gián bò trên tường kế giường ngủ, mình phải làm sao?
  26. Con xin quý thầy giảng “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí” nghĩa là sao?
  27. Người đã xuất gia tu hànhlâu năm rồi vẫn còn bản ngã hay không?
  28. Đã xuất gia rồi còn có thể như thế gian phàm phu chúng sanh sở hữu những vật ngoài thân như là xe của tôi, nhà của tôi hay chùa của tôi hay không?
  29. Con có rủ nhiều chị bạn nên đi chùa để học hỏi và tu tập thì họ nói là mình không làm việc ácđâu cần phải đến Chùa và đi tu học. Cứ ở nhà tu tâm là được.” Xin Thầy cho con biết tu tâm ở nhà như thế nào?
  30. Con thấy có Thầy lận chuổi qua hột bầu đi thẳng qua luôn, còn có Thầy lần chuổi xoay ngược lại. Con không biết cái nào đúng, mong Thầy khai thị?
  31. Xin Thầy cho con được rõ vì sao quý Thầy ở Tây Tạng sau khi mất biết kiếp sau mình sẽ được “tái sinh” về đâu. Co phải quý ngài tu mật hạnh cao không Thầy? Tại sao quý Thầy Việt Nam mình thì ít ai biết được?
  32. A Tu La là thế giới của những vị tuy tốt bụng nhưng rất hay hung hang. Tại sao chúng ta phải tụng và tụng đến ba lần.
  33. Vô bị là phương pháp trực tiếp đến con đường giác ngộ. Tại sao Thiện Viện không dạy nhiều về phương pháp này?
  34. Trong các khóa tu của Giáo Hội, mỗi buổi sáng có lời khai thị của quý Hòa Thượng và buổi học đầu tiên thì là lời khai từ của quý vị trong Ban Hoằng Pháp. Quý vị Phật tử phân biệt rõ rệt hai từ “khai thị” va “khai từ”. Gần đây có nhiều nhóm Phật tử đến hộ niệm cho người sắp lâm chung và dung hành động khai thị cho người ấy được vãng sanh. Dùng từ như thế có được không?
  35. Tỳ kheo Thiện Tinh (con Phật) đã chứng quả A la hăm, chưa được A la hán lại bị đọa, vậy thì sao gọi là bất lai?
  36. Đào tạo Tăng (Ni) theo lối xưa (Thầy dạy trò trong nếp sống thiền môn quy củ) hay theo trường lớp cao đẳng Phật học, thạc sĩ, tiến sĩ,… Cái nào ích lợi hơn? Và có thể đưa đến tệ hại như thế nào?
  37. Cờ Phật Giáo do ai sáng lập ra? Và 5 màu ấy có ý nghĩa gì? 5 màu sọc ngang và 5 màu nằm xuôi có ý nghĩa ra sao? Tại sao không phải là 5 màu khác?
  38. Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng nghĩa la gì?
  39. Nhà có dán, chuột có nên xịt thuốc mà có mang tội sát sanh?
  40. Ở đất nước nam nữ bình đẳng này, nhiều Phật tử áy náy khi thấy quý Thầy nấu ăn cho mình, mà lại chẳng áy náy chút nào khi thấy quý sư cô nấu ăn cho mình, sao kỳ vậy?
  41. “Ngũ uẩn giai không”. Vậy khi có người sắp chết, trợ niệm, thờ cúng 49 ngày có bị ảnh hưởng nào không? Họ nói là “ngũ uẩn giai hữu”.
  42. Nhờ Thầy giảng giải cho biết tại sao đạo Phật có hai phái Nam Tông và Bắc Tông?
  43. Xin Thầy giải thích cho chúng con hiểu rõ nghĩa của “Chân đế”, “Tục đế” và “Chân như”?
  44. Cứ mỗi lần trước khi vào bài Pháp thoại con thường nghe quý giảng sư bảo “Xin quý Phật tử chắp tay cầu gia bị”, nghĩa là gì?
  45. Cách cư xử của người Phật tử trong đám đông, có nên niệm Phật lớn tiếng không? Có thể play MP3 với âm lượng lớn không? Có nên ngồi thiền trước đám đông không?
  46. Phập Pháp rộng sâu rất nhiệm màu, vậy là cõi Cực Lạc có thật không? Thật có Phật A Di Đà không? Hay là chỉ là lý?
  47. Quý Thầy nói là loài ngạ quỷ đầu nó bằng cái trống, cần cổ nó bằng cây kim, nó ăn không được thì đã đành, làm sao nó đứng nó đi bởi vì cái đầu nó to quá.
  48. Con xin hỏi Thiền xuất hồn có phải là Thiền Phật Giáo không? Là Phật tử có nên khai mở Luân Xa không? (vì sau khi khai mở Luân Xa, nghe nói tu hành sẽ tinh tấn và tiến lẹ hơn)
  49. Xin Thầy cho biết căn bản cốt yếu của đường lối tu hành có phải cần giữ giới, hành thiền, niệm Phật là đủ hay cần thêm gì nữa?
  50. Con nghe nói “Có duyên có nợ mới nên vợ nên chồng” và “vợ là oan gia và con là nghiệp báo”. Vì vậy vợ chồng đời này nếu nghiệp chướng không trả hết thì sẽ tiếp tục trả vào kiếp sau. Vậy nếu ráng tu tập thì có phải gặp lại để trả tiếp hay là có thể được vãng sanh về cỏi giới tốt hơn?
  51. Chúng con phải tích lũy những gì để được giải thoát? Vun trồng những gì để sau khi chết được an lạc về cỏi Cực Lạc?
  52. Phật tử có thể là Pháp Sư? Hay chỉ có bậc xuất gia mới là Pháp Sư?
  53. Trước sự rạn nứt của Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất. Một vị tu sĩ mới có cần gia nhập Giáo Hội không hay hành đạo độc lập. Cái nào tốt hơn?
  54. Nếu có một Chùa mới muốn xin vào Giáo Hội thì cần có điều kiện gì?
  55. Con được nghe nhiều bạn đồng tu luôn than thở “ tôi nghiệp nặng nên nghèo khổ, có tiền đâu mà bố thí, cúng dường nên chỉ mong đến Chùa làm công quả để bòn phước, mà đến Chùa vô bếp là bị đuổi ra, lên quét chánh điện cũng bị mời ra”. Vậy con phải làm gì để chuyển nghiệp? Và con thấy nhiều người dữ, ác quá mà rất giàu.
  56. Đa phần Phật tử các con chỉ ưa tu phước xao lãng việc tu huệ. Tu phước dễ làm, tu huệ khó quá! Xin dạy các con tu thế nào để Phước Huệ song tu?
  57. “Tứ Vô Lượng Tâm”, “Từ Bi Hỷ Xả” là lời Phật dạy. Từ Bi các con dễ hành. Hỷ, nhất là tùy hỷ với công đức, thành tựu của người khác rất khó. Và Xả còn khó hơn. Xin dạy các con phương pháp thực hành?

Ban đánh máy: Hoằng Lân, Nguyên Thọ & Quảng Tường Nguyên
Layout: Phổ Trí
 



hoi-thao1-5hoi-thao1-6hoi-thao1-7

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2010(Xem: 37436)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
17/10/2010(Xem: 9731)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
03/01/2008(Xem: 13923)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 tổ chức tại Kyneton, Victoria, Úc Châu từ ngày 3 đến 7 tháng 1 năm 2008 Trưởng ban tổ chức: TT Thích Tâm Phương
30/12/2001(Xem: 21787)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 1 (2001) tại Sydney (TBTC: TT Bảo Lạc) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Nhuận An) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 3 (2003) tại Sydney (TBTC: TT Thiện Hiền) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 4 (2004) tại Victoria (TBTC: TT Tâm Phương) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 5 (2005) tại Canberra (TBTC: TT Quảng Ba) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 6 (2006) tại Adelaide (TBTC: ĐĐ Viên Trí) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 (2007) tại Victoria (TBTC: TT Tâm Phương) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 8 (2008) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Hạnh Hiếu) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 9 (2009) tại Sydney (TBTC: TT Tâm Minh) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 10 (2010) tại Adelaide (TBTC: ĐĐ Viên Trí) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 11 (2011) tại Victoria (TBTC: TT Nguyên Tạng) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 (2012) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Phổ Huân) Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 13 (2013) tại Sydney (TBTC: ĐĐ Đạo Hiển) Khóa Tu Học P
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]