Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy Duyên Bất Biến

07/07/201519:48(Xem: 9363)
Tùy Duyên Bất Biến


Buddha_20

TÙY DUYÊN BẤT BIẾN



Chùa Pháp Bảo là ngôi chùa tiêu biểu cho Phật Giáo Việt Nam ra đời đồng hành với những người Phật tử VN chính thức được định cư ở Úc châu hơn 30 năm qua. Nằm cắt ngang một trục lộ chính mặt tiền và cổng chùa nhìn về hướng Đông của thành phố Sydney, thế nên mỗi sáng những tia nắng ấm đánh thức ngôi chùa dậy thật sớm như để phù hợp với tinh thần tỉnh thức cao quý của đạo Phật. Nơi nầy tuần qua đã diễn ra một sự kiện không lạ đối với tín đồ Phật giáo đó là tổ chức khóa An Cư Kiết Đông lần thứ 16 của GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, quy tụ hàng trăm Tăng Ni và tín đồ Phật tử tu học trong 10 ngày.

Truyền thống An Cư Kiết Hạ nói cho đúng và đầy đủ là theo luật Phật hằng năm chư Tăng Ni phải chỉ định 1 trú xứ để dừng chân gọi là cấm túc trong 3 tháng của mùa Hạ ( thông thường là mùa mưa) và An cư là tịnh tu tập trau giồi giới đức đạo hạnh của hàng Tăng lữ xuất gia. Thế nhưng thay vì “Tam nguyệt an cư, cửu tuần kiết hạ” thì trường Hạ ở đây chỉ tổ chức có 10 ngày, và theo truyền thống thì chỉ có hàng xuất gia An Cư Kiết Hạ thì nơi đây lại có phân nửa là hàng Phật tử tại gia, đây là nét đặc thù của Giáo Hội PG Úc châu. Câu hỏi được đặt ra là có gì sai trong trường Hạ như vậy không? xin thưa rằng không, vì đây đã là Trường Hạ thứ 16 của Giáo Hội rồi và mọi pháp tác thành đều do Tăng già Yết ma theo Luật Phật chứ không ai được quyền thiết lập hay cải sửa.

Đặc thù thứ nhất của GHPGVN ở đất nước Phương Tây đa số mỗi chùa chỉ có 1 vị Thầy hay Sư cô, quý lắm thì cũng có vài tự viện được dăm vị phụ nhau hoằng pháp và tu hành. Nên không thể đóng cửa chùa suốt 3 tháng không ai trông nom và sinh hoạt địa phương bị đình trệ, nên tùy duyên mà rút lại còn 10 ngày. Giáo lý Đạo Phật tùy duyên bất biến và Giáo hội đã thể nhập vào đời với tinh thần bất biến nhưng tùy duyên. Và An Cư Kiết Hạ trở thành Kiết Đông tại Úc châu. Mùa Đông của Úc châu năm nay có vẻ lạnh hơn những năm qua nhưng cũng không ngăn cản được những tia nắng ấm xuyên qua từng bước chân của hành giả. Những hành giả Tăng tục nầy tùy theo duyên của cuộc đời mà đến cư trú ở quê hương lữ thứ Nam bán cầu, để rồi mùa Hạ nắng cháy ở các nơi trên thế giới lại là mùa Đông lạnh lẽo của Úc châu và mùa An Cư khoác lên chiếc áo Kiết Đông, nhưng cái lý bất biến vẫn được thực hiện như pháp với chương trình chuyên tu, học hỏi mỗi ngày và những giờ công phu thiền tọa từ sớm tinh mơ đến chiều tối đều được thực hiện nghiêm mật. Lợi ích thiết thật nhân thiên như Cúng Quá đường, thuyết pháp, hồi hướng công đức đều ấp ủ trọn vẹn trong khóa Kiết Đông.

Điểm đặc thù thứ 2 của Giáo Hội Phật giáo VN hải ngoại là các Phật tử tại gia cũng được phép tùng Hạ tu học suốt 10 ngày cùng chư Tăng Ni. Hầu hết những người Việt định cư ở một đất nước Phương tây thì đều hiểu rõ sự phát triển tột bực trong nền văn minh và hiện đại của khoa học công nghiệp, chính những cơn lốc tiêu dụng và vật chất nầy lôi cuốn cả hội nhân sinh vào dòng chảy mãnh liệt của nó. May thay Giáo hội Phật giáo đã tùy duyên mà tạo ra những bến bờ trú ẩn tâm linh cho hàng tại gia Phật tử, mỗi năm các Phật tử có cơ hội gần gũi hơn với Tam bảo để tự mình dấn thân trải nghiệm nếp sống của Thiền môn. Cái thời gian 10 ngày ở xứ sở công nghiệp nầy để các Phật tử tại gia dừng lại lắng nghe cái “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến nầy” đây không phải là điểm đặc thù của các trường Hạ kiết Đông của PGVN ở Hải ngoại hay sao..? Có ai đó cho rằng tu học cả đời và tu trong muôn ngàn kiếp còn chưa biết được gì, huống gì an cư chỉ có 10 ngày mà không phải là 3 tháng thì có phải là vọng tưởng hư ảo chăng?  Xin thưa cái vốn đã là tùy duyên mà cái thể bất biến đó của giáo lý đạo Phật thật nhiệm màu, ngay mỗi bước chân của hành giả với ý niệm bước đi và tiến tới đã có sự thành tựu. Công phu tu sửa cả đời chưa thấy gì nhưng hội đủ duyên lành thì cũng ngộ trong giây phút. Chúng ta đã dừng niệm ác trong vài phút giây rồi sẽ đến lúc dừng lại cả ngày tháng và cả cuộc đời, dừng lại ở bến giác 10 hôm cũng đủ thời gian để chúng ta lấy lại năng lượng và đi tiếp cuộc hành hương bất tận phía trước. Nhìn những tia nắng xuyên qua cành lá rồi vào tận hiên nhà, ai có biết những tia nắng nhỏ nhoi mong manh và ngắn ngủi ấy đã sưởi ấm biết bao tâm hồn cô độc của đêm Đông hay sự tỉnh thức trong bóng tối vô minh, tội lỗi..Ôi huyền diệu thay! Bài thánh ca Bát nhã vẫn vang vọng mỗi sáng chiều muôn đời bất biến rồi tùy duyên và tùy duyên mà lại bất biến nên trường Hạ Kiết Đông Pháp Bảo lại sắp trôi qua rồi...Năm sau trường Hạ của Giáo Hội sẽ đi về đâu ...hà thời, hà xứ..? Ai hay theo dòng thời gian không gian vô tận mà lòng hành giả trở thành vô quái ngại, Tát bà ha… bất biến tự bao giờ…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/11/2015(Xem: 6960)
Khóa tu 8 này từ 22. đến 29.11.15 dưới sự hướng dẫn của hòa thượng Thích Như Điển cùng chư Tăng Ni chùa Viên Giác và chùa Bảo Quang. Đã có 150 vị tham dự suốt khóa tu, trong đó có 119 vị thường trú tại Chùa. Cuối khóa tu vào ngày chủ nhật có lễ hiệp kỵ chư hương Linh do Thượng Tọa Thích Tâm Huệ (Thụy Điển) làm chủ sám.
15/11/2015(Xem: 5161)
Lễ Thọ Bát Quan Trai tại Chùa Vạn Hạnh, Nantes, Pháp Quốc
03/11/2015(Xem: 4141)
Khóa Tu Bát Quan Trai tại Reutlingen-Đức Quốc ngày 31.10 và 1.11 năm 2015
01/11/2015(Xem: 5168)
Vào sáng ngày 31 tháng 10 năm 2015, tại hội trường 3200 Senter Road, thành phố San Jose, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến hướng dẫn Pháp hội Tam thời niệm Phật trong hai ngày 31 tháng 10 và 01 tháng 11 do Đạo tràng An Hạnh tổ chức. Phá Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ với những bài pháp dễ hiểu, lối giảng sinh động khiến người nghe được nhiếp tâm thanh tịnh, tinh tấn hành trì niệm Phật đúng phương pháp để ngay đời này đắc nguyện như ý muốn cầu giải thoát. Trong hai ngày pháp hội, mỗi ngày từ 8g00 đến 18g30, Phật tử vân tập, tụng kinh A Di Đà, kinh hành niệm Phật và nghe Hòa thượng thuyết pháp (do TT Thích Tịnh Giác phiên dịch sang tiếng Việt). 16g30 ngày 01 tháng 11 có lễ cúng Chẩn thí Thập loại cô hồn. Buổi lễ khai mạc diễn ra thật trang nghiêm. Đông đảo Phật tử ở San Jose và các thành phố lân cận đã tham dự
17/10/2015(Xem: 7916)
Các buổi giảng pháp của Thầy Minh Định tại Úc
04/10/2015(Xem: 5043)
Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, nhờ sự phát tâm thanh tịnh cúng dường của quý Phật tử gần xa, công trình xây dựng Quán Âm Thiền Đường đã hoàn thành viên mãn. Trong tinh thần hoằng dương Phật pháp làm lợi lạc cho số đông Phật tử tham gia tu học, chùa Tam Bảo tổ chức Khóa Tu Báo Ân và Lễ Khánh Thành Quán Âm Thiền Đường vào dịp kỷ niệm ngày Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11, 2015. Trong khóa tu này có chư tôn đức Tăng Ni trong ban giáo thọ về hướng dẫn Phật tử tu học và có chương trình dạy riêng Phật pháp cho các em thanh thiếu niên bằng Tiếng Anh. Kính mong quý Phật tử ghi danh tu học và khích lệ con em đến chùa học Phật pháp. Kính thưa quý vị, đây là khóa tu MIỄN PHÍ dành cho quý Phật tử xa gần tham gia tu học. Chùa sẽ gửi thư mời và phiếu đăng ký tham dự khóa tu, quý Phật tử điền tên, pháp danh và ngày tháng năm sinh để ban tổ chức có đủ thông tin cấp chứng chỉ tu học. Q
26/09/2015(Xem: 13546)
Đoàn Hoằng Pháp sẽ có 4 Tuần ở Âu Châu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015 1. Tuần 1: từ ngày 24 đến 27/9 ở Aschaffenburg 2. Tuần 2: từ ngày 01 đến 04/10 ở Koblenz 3. Tuần 3: từ ngày 09 đến 11/10 ở Thụy Điển 4. Tuần 4: từ ngày 15 đến 18/10 ở Đan Mạch Xin Chư Tôn Đức mua vé máy bay: đến phi trường Frankfurt và về từ phi trường Copenhagen.
01/09/2015(Xem: 3443)
Xin thưa, có nhiều điều lạ lắm chứ ! Điều lạ trước nhất tưởng là ít học viên tham dự, vậy mà vẫn hơn 700 người; đến từ 17 Quốc gia. Hai năm trời vắng bóng Sư Ông nhưng lòng thương nhớ Sư Ông vẫn ngút ngàn, vẫn thắm thiết qua không gian và thời gian. Tình yêu thương Sư Ông không những chỉ bộc lộ qua lời nói mà còn biểu hiện qua hành động mới thật là quý giá vô vàn! Tôi thường đi tham dự những khóa Tu học hằng năm đến mòn cả gót chân, nhưng ký ức kỷ niệm mỗi lần đi lại bồi thêm như lớp lớp phù sa. Lần nào cũng chỉ một thân một mình, book vé là kéo valise đi. Lần này gặp ai cũng rủ, nhưng ai cũng lắc đầu từ chối; phần lớn để dành cho chuyến đi dự Đại lễ ở chùa Khánh Anh- Paris sắp đến. Vậy mà không ngờ khóa Tu học vẫn tấp nập người lên, kẻ xuống; vẫn những khuôn mặt rạng rỡ, những nụ cười nhẹ nhàng, những bước chân khoan thai đầy an
10/08/2015(Xem: 12208)
Thừa hành quyết định của Đại Tăng vào ngày 31 tháng 5 năm 2014 tại San Diego về việc tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ V - 2015, Ban Điều Hành đã bắt đầu làm việc trong ba tháng qua để chuẩn bị cho Khóa Tu Học. Đây là con đường hiệp lực của Chư Tăng Ni và Thiện nam Tín nữ để duy trì, phát triển và truyền bá giáo pháp Như-Lai trên vùng đất Bắc Mỹ. Sự hội tụ của một hội chúng lớn trong tu học là nguồn năng lực và phước đức vô biên cho chính chúng ta và cộng đồng Phật giáo ở quê hương này. Ban Điều Hành xin trân trọng gửi đến chư quý liệt vị một số tin tức quan trọng sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]