Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03.Nghệ thuật hạnh phúc

16/03/201506:49(Xem: 2816)
03.Nghệ thuật hạnh phúc

Khóa tu Thắp sáng đèn tâm

Nghệ thuật sống hạnh phúc

Bất luận già trẻ, trai gái, giàu nghèo, tây ta, xưa nay, …. Ai ai cũng cầu mong hạnh phúc. Từ bé ta đã biết kiếm tìm hạnh phúc. Lớn lên khát khao hạnh phúc còn lớn hơn nhiều. Tìm hoài mà có mấy người thấy được. Hạnh phúc thì chẳng thấy đâu mà có khi còn làm khổ những người xung quanh. Tất cả bởi đèn tâm chưa được thắp sáng.

Trong khóa tu “Thắp sáng đèn tâm” chúng tôi được gặp nghe nhiều quý sư thầy, sư cô nói pháp thoại. Khi thì ở thiền đường lớn, lúc thì ở gia đình pháp đàm nhỏ, có khi lại ở gia đình theo miền, rồi từng nhóm riêng theo yêu cầu. Mỗi bài pháp như những lời nhắc nhở, những luồng gió mát thấm sâu vào tâm can chúng tôi như những gáo nước được tưới cho cây giữa mùa hè, như những trận mưa thấm sâu vào đất. Nếu không tưới nước, không có mưa, sao hạt nẩy mầm được. Mà có nẩy lên mầm xanh cũng phải chết vì khô hạn.

Đến với khóa tu này, có cả những người bất hạnh, những người chưa tìm thấy hạnh phúc của riêng mình, của gia đình và cơ quan mình. Tôi rất thích cách phân tích của sư cô Hạnh Liên rằng hạnh phúc gồm 2 từ là hạnh và phúc. Hạnh tức là hành. Muốn có hạnh phúc phải hành động, phải tự tạo ra hạnh phúc cho chính mình. Phước là phúc mà trong phúc có điền, tức là đất. Mình phải biết gieo trồng trên đất tâm của mình. Nếu mỗi chúng ta biết gieo trồng, tưới tẩm mảnh đất tâm của mình mỗi ngày thì hạnh phúc khắc tự đến.
nghe thuat hanh phuc (5)nghe thuat hanh phuc (4)nghe thuat hanh phuc (3)nghe thuat hanh phuc (2)nghe thuat hanh phuc (1)

Nhưng nghệ thuật để có hạnh phúc là gì?

Bí quyết hạnh phúc đầu tiên là hơi thở. Chúng ta mải miết lao theo cuộc sống mà quên mất hơi thở. Hơi thở là bây giờ và ở đây. Chúng tôi bên nhau trong 5 ngày để cùng nhắc nhau thở, để thở cùng nhau. Trừ những thiền sinh mới, tất cả đều biết thở là quan trọng. Biết là thế nhưng bao người vẫn thở như cái máy, thở vô thức, thở mà không biết mình thở. Về đây, trong môi trường thiền tập, mỗi khi nghe tiếng chuông, mọi hành động của tất cả mọi người đều được dừng lại. Tất cả cùng quay về với hơi thở.  Thở nhẹ và êm.

Chúng tôi cùng thực tập theo những câu mà mình đã đọc đến cả trăm lần, thuộc lòng từ lâu rồi.  Nhưng thuộc như con vẹt. Thuộc mà không thực hành. Hoặc hành không nghiêm túc. “Hơi thở la Pháp”. Ấy vậy mà chúng ta cứ mong tìm Pháp ở đâu đâu. Pháp là hơi thở. Chỉ việc quay vào với hơi thở là thấy Pháp. Ấy vậy mà bao người biết mà như  chưa biết, biết mà không thực hành.

“Chánh niệm là Bụt”. Chúng ta mải đi tìm Phật ở tận trên trời, ở trong chùa hay nơi nào xa lắc. Chỉ cần sống trong chánh niệm là ta có Phật. Chúng tôi bên nhau thực tập để cho tâm mình trụ ở đây, ngay bây giờ. Chánh niệm nơi mỗi động tác, mỗi bước đi, từng cử chỉ. Thật gian đơn và màu nhiệm. Nhưng cần thực tập. Vậy thôi.

“Năm uẩn là Tăng”. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cấu tạo nên ta. Ta có biết chuyên này. Liệu ta có quan tâm đến 5 uẩn. Liệu bạn và tôi có “điều khiển” được 5 uẩn, có kết nối được chúng. Chúng tôi bên nhau để thực tập và nhắc mình làm chủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Làm chủ từng bước, từng chút một. Nhận diện ra và tập làm chủ là có ngay hạnh phúc.

Nghệ thuật hạnh phúc thứ hai là tình yêu thương. Có ai đó giật mình: ngoài kia, người ta đang lao vào giằng xé nhau để có bát cơm đầy, miếng thịt to. Ta đã từng lao tâm khổ tứ vì đồng tiền và vật chất. Ta quên đi mất tình yêu thương ngay cả đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và gia dình mình. Rồi tự đặt câu hỏi: Chúng ta có tâm bao dung hay chưa và tâm bao dung đó lớn đến chừng nào.

Trong không gian tĩnh mịch của núi rừng và môi trường của mấy trăm con người cùng hành thiền bên nhau, chúng tôi quan sát những suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình bao tháng năm qua. Chợt lại giật mình: tình thương đích thực là không có sự trao đổi, không mặc cả. Tình yêu thương là chỉ cho đi, không đòi hỏi. Khi yêu thương ai, làm gì đó cho ai mà còn mong chờ đền đáp thì đó chưa phải là tình thương đích thực. Sự đổi chác khó có thể mang lại hạnh phúc cho ta.

Muốn hạnh phúc chúng ta không thể không biết và ứng dụng tính tương tức. Trò và  thầy có cùng một lúc. Không có trò sao có thầy. Không thầy sao có trò. Tương tự như vậy đối với quan hệ giám đốc và nhân viên. 2 đối tương này nằm trong tương tức. Vậy nên cần thực tập tôn trọng lẫn nhau. Trong gia đình thì là cha – con, bà - cháu. Nếu cháu không sinh ra thì người phụ nữ kia chẳng ai gọi là bà. Nếu không có cậu bé, cô bé kia sinh ra thì ai gọi người đàn ông nọ là bố. Vậy mà bao năm qua ta cứ nghĩ ta là nhất, rằng ta là mẹ, là ông, là giám đốc, là thầy,… nên ta là nhất, ta có quyền, muốn làm gì thì làm.

Bao người giật mình: Tất cả chỉ bởi si mê, bởi ta mê muội, mê lầm. Giật mình nữa: Phải thay đổi ngay bây giờ, ngay từ nay. Ngộ ra rồi, ta giải thoát ngay khỏi ưu phiền. Từng bước. Và hạnh phúc xuất hiện tức thì.

Đã nhận ra những điều hay lẽ phải rồi nhưng ta cần thực tập. Mà thực tập chuyên cần. Chỉ có tinh tấn thực hành mỗi ngày ta mới có hạnh phúc đích thực. Người ta nói rằng bát canh kia rất ngon, quả bưởi kia rất ngọt, miếng mứt nọ rất thơm, nhưng nếu ta không ăn thì sao biết vị. Tất cả mãi chỉ là lý thuyết. Không những vậy, muốn có hạnh phúc ta cần tinh tấn thực hành thường xuyên, mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi phút giây.

Cuối cùng, chúng ta cần biết đúng sai, phải trái. Cái này trong đạo Phật gọi là trí tuệ. Con xin tiền, ta cho ngay. Đó là chưa có trí tuệ. Bởi chưa tìm hiểu tiền con cần để làm gì. Ngày kia phát hiện ra con dùng tiền để hút thuốc lá, uống bia rượu. Rồi nghiện ngập. Có khi muộn mất rồi.

Tôi nhớ lại câu chuyện một người cháu nọ đến xin tiền ông bác. Bác giàu có nhưng quyết định không cho. Người  cháu tức giận, cho rằng bác bủn xỉn, keo kiệt. Sau này, khi tự kiếm tiền cậu ta mới nhận ra giá trị của đồng tiền, trân trọng đồng tiền và biết ơn người bác. Rằng nếu ngày xưa, bác cứ thế cho tiền, cậu sẽ không tự thân vận động và mọi tài năng biến đi mất. Ngày nay cậu bé ấy đã thành một người thợ cắt may rất giỏi và thành đạt.

Khóa tu kết thúc, tôi quay lại công việc thường ngày. Mừng thay, những gì đã được thực tập trong 5 ngày ngấm sâu hơn vào tôi. Mỗi sáng ngủ dậy tôi luôn dành chút thời gian quý giá nhắc mình tự chế tác ra hạnh phúc cho chính mình. Tôi đã thấm rằng, hạnh phúc của mình chỉ do chính mình tạo ra. Khi mình hạnh phúc, mọi thứ quanh mình thật tuyệt và những người quanh mình tự khắc sẽ học theo, chuyển theo. Mình hạnh phúc, thế giới sẽ hạnh phúc.

Tự nhiên, tôi mở lại cuốn  sách “Hanh phúc thật giản đơn” và đọc lại. Hóa ra nghệ thuật hạnh phúc không phải là thứ cao siêu trên trời.

Bạn nghĩ sao? Bạn đã tự chế tác ra hạnh phúc cho mình chưa?   

 

Pack Chong – Sài Gòn – Hà Nội tháng giêng Ất Mùi 2015

TS Nguyễn Mạnh Hùng  - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

 

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

4, Hải đảo tự thân

5, Hóa ra bói kiều là mưa Pháp

6, Hội xuân

7, Thắp sáng đèn tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2013(Xem: 8171)
Lẽ ra lá thư nầy đã được gửi đến quý vị từ sau ngày 4 tháng 8 năm 2013 vừa qua nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu vừa mất đi một bậc Thầy lãnh đạo tài ba, đồng thời cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội nên mọi việc đều bị ngưng đọng để lo tang lễ cho Ngài. Hôm nay tuần chung thất cũng đã xong, chúng tôi viết lá thư nầy để tri ân chư Tôn Đức Tăng Già cũng như tất cả quý học viên Phật Tử đã tham dự hoặc trực tiếp hay gián tiếp trong khóa tu vừa qua. Kính mong Quý Ngài và Quý vị hoan hỷ cho sự chậm trể nầy.
15/10/2013(Xem: 14456)
Thông báo Khóa Thiền Vipassana 10 ngày ở Sydney, Úc Châu
23/08/2013(Xem: 10338)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
06/05/2013(Xem: 7753)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 3 được tổ chức tại San Diego, CA từ ngày 8 đến 12 tháng 8 năm 2013 - HT Thích Nguyên Siêu
09/04/2013(Xem: 7369)
Như đã sắp đặt trước cả năm, Khóa Tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL được tổ chức tại Sydney Academy of Sport and Recreation
08/04/2013(Xem: 4241)
Theo truyền thống Tăng Gìa, hằng năm chư Tăng Ni khắp nơi đều nhóm họp một nơi để kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh.
05/04/2013(Xem: 9019)
Trong phiên họp Hội đồng điều hành của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL-TTL nhân khóa tu học kỳ 10 tại Adelaide, Nam Úc vào ngày 2/1/2011, chúng con, chúng tôi được Giáo Hội giao phó trách nhiệm tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11, từ ngày 30-12-2011 đến ngày 03-01-2012. Sau mấy tuần tìm kiếm địa điểm tổ chức, đến nay Ban Tổ Chức đã chính thức chọn lại địa điểm cũ, nơi Giáo Hội đã tổ chức khóa tu kỳ 7 năm 2007, vì không thể tìm địa điểm nào có đủ tiện nghi như nơi này, đó là trung tâm sinh hoạt Campaspe Downs để tổ chức khóa tu kỳ 11 của Giáo Hội. Trung Tâm sinh hoạt Campaspe Downs tại vùng Kyneton (trên đường đi Bendigo, đây là địa điểm tổ chức khóa tu rất lý tưởng, cách phi trường quốc tế Melbourne 45 phút lái xe. Trung tâm sinh hoạt này tọa lạc tại khu rừng cây bạch đàn với phong cảnh hùng vĩ, thoáng mát, đẹp đẽ và nên thơ, có cây rừng, hồ nước, đường đi bách bộ, thiền hành, có sân chơi thể thao, điện thoại công cộng, đặc biệt có các phòng học rộng rãi, phòng ăn thoáng mát và nhiề
27/03/2013(Xem: 19047)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
21/02/2013(Xem: 7346)
Buông Bỏ Ngũ Dục (giảng năm 1997)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]