Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

08/07/201406:22(Xem: 44795)
- Sự lợi ích của việc Tụng Kinh, Niệm Phật và Hành Thiền

Nói đến Đạo Phật là đề cập đến tư tưởng triết lý, hàm chứa trong tam tạng kinh điển, một hệ thống giáo lý khế hợp, khế cơ với những điều kiện tâm lý xã hội của con người, kinh qua các thời kỳ phát triển của lịch sử truyền đạo của các bậc tổ sư, bằng những chứng sống, để cho các hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia chiêm nghiệm và hành trì. Là người Phật tử phải có một cái nhìn như thị, xem tất cả các pháp môn hành trì như những phương tiện, để nhận dạng sự dung hòa của nó, thì mục đích đối tượng là giải thoát giác ngộ đều do các phương tiện dẫn dắt là điều không thể thiếu được.

Thưa quý vị trong vấn đề tu tập, tại sao ta phải tụng kinh, niệm phật và hành thiền, nó có lợi ích gì cho sự tu tập giải thoát và giác ngộ. Là người Phật tử nếu chỉ thờ, lạy, cúng Phật thì chưa đủ gọi là rốt ráo thuần thiện, mà người Phật tử cần phải tụng kinh, niệm Phật và hành thiền v.v.. thì mới viên dung cả Sự và Lý, vì đây là những điểm căn bản không thể bỏ qua được.

Tại sao ta phải tụng kinh và có lợi ích gì?

Đạo Phật xuất hiện ở thế gian vì sứ mệnh làm nhẹ bớt những thương đau, và hướng dẫn con người trong việc kiến tạo một đời sống an lạc. Căn cứ trên nền tảng từ bi và trí tuệ. Vì vậy trong tam tạng giáo điển hay nói một cách khác, là cả một hệ thống giáo lý bao gồm mọi lãnh vực triết học, y học, dược học, văn học, tâm lý học v.v … và có vô số pháp môn để chúng ta thực hành và đạt đến quả vị giác ngộ. Kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ cho nên tụng kinh rất lợi ích:

  1. Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn và làm cho ba nghiệp được thuần tịnh, không có cơ hội tạo các nghiệp bất thiện.
  2. Đạo tràng nhờ đó mà được thanh tịnh trang nghiêm.
  3. Gia đình nhờ thế mà được an lạc và hòa thuận.
  4. Tĩnh thức người chung quanh bằng lời kinh tiếng mõ.
  5. Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chánh pháp.

Ví dụ: hai thời công phu sớm tối, nói lên chí nguyện thượng cầu hạ hóa của người xuất gia, để cho chúng ta thấy rằng tinh thần nhân bản của đạo Phật không những biểu lộ ở giáo lý mà còn ở thái độ và hành động của người Phật tử đối với vấn đề tự giác và giác tha. Người Phật tử xây dựng bản thân về ba mặt: trí tuệ, tình thương và ý trí; luôn sống trong ý thức, biết mình đang làm gì, nghĩ gì để soi sáng tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Vì vậy thời công phu sáng là ôn lại chí nguyện của người xuất trần và trì ngũ bộ chú để bạt những chướng ngại trong khi thực hành đại nguyện:

- “Nguyện kim đắc quả thành bão vương

- Hoằng độ như thị hằng xa chúng

- Tương thử thâm tâm phụng trần sát

- Thị tắc danh vi báo Phật ân v.v …”

Đúng là ý nguyện xuất trần, nguyện thành Phật độ chúng sanh, nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật thì không bao giờ bỏ qua. Chí nguyện này là tâm Bồ Đề, là căn bản của người tu tập, phải phát liên tục.

Công phu chiều: mục đích là hồi hướng chí nguyện nói trên để cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, nơi thuận tiện cho bất thoái Bồ Đề, hay nói một cách khác là để hoàn thành cho chí nguyện mà buổi sáng đã phát ra.

Vậy hai thời công phu để cho chúng ta thấy cả một quá trình tu tập (trên cầu Phật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh). Chí nguyện muốn thành Phật nếu ở mãi trong ngũ trược ác thế thì nội chướng (dục vọng) và ngoại chướng (nghịch cảnh) dễ làm cho thối tâm, khó có ngày viên mãn để thành quả vị Phật, do đó phải cầu sanh Tây Phương là vậy.

Tóm lại tụng kinh rất ích lợi cho sự tu tập của mình, vì tất cả tam tạng kinh điển, duy chỉ một mục đích là đưa hành giả đến giác ngộ giải thoát. Kinh nào cũng có công năng phá trừ mê mờ và khai mở trí tuệ cho ta, do vậy tụng kinh rất thiết thật và hữu ích.

Tại sao ta phải niệm Phật và sự lợi ích của nó.

Thưa ai cũng biết, cuộc đời là bể khổ như sống trong nhà lửa, ấy thế mà chúng ta vẫn thích sống, tham sống và không biết đâu để thoát ra, và cũng không đủ nghị lực vượt thoát. Đạo Phật đã tìm ra lối thoát và chỉ dẫn chúng ta những phương pháp để thoát ly cảnh giới khổ đau. Đức Phật Thích Ca giới thiệu cảnh giới Cực Lạc để chúng sanh cầu sanh về.

Phật dạy: “Niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc, vì thế giới ấy không có mọi thứ phiền não, sanh về đó sẽ được bất thoái chuyển.” nhưng làm thế nào để cầu sanh? Phật nói: “nếu ai nghe ta nói đến Đức Phật A Di Đà, và chấp trì danh hiệu Ngài, từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm không loạn, thì người ấy khi gần lâm chung, Đức A Di Đà cùng Thánh Chúng Cực Lạc cùng đến tiếp dẫn, làm tâm người ấy không điên đảo, tức khắc vãng sanh về thế giới A Di Đà”. Chúng ta phải hiểu là Ta Bà và Cực Lạc đều là đối tướng của tâm, nếu tâm bất tịnh thì quả báo Ta Bà sanh, nếu tâm thanh tịnh thì cảnh giới Cực Lạc hiện tiền, như câu “tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ”.

Ngoài ra phương pháp niệm Phật có công năng phá trừ tất cả những vọng niệm bất thiện và làm cho tâm trở nên sáng suốt, như phèn gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong. Trong kinh thường nói: tâm ta như con vượn chuyền cành, như ngựa chạy rong không ngừng. Muốn hàng phục vọng tâm chỉ còn một cách là cột tâm lại bằng câu niệm Phật, lâu dần những ma chướng trong tâm không còn nữa, mà chỉ thuần câu niệm Phật. Vì ích lợi như thế nên Đức Thích Ca khuyên chúng ta nên trì niệm danh hiệu A Di Đà. Tuy nhiên người niệm Phật phải đủ những yếu tố mới được vãng sanh.

  1. Tín: niềm tin vững chắc. Niềm tin có 3:

- Tin Phật: tin Đức Thích Ca vì thương xót chúng sanh mà giới thiệu cảnh giới Cực Lạc và pháp môn niệm Phật để sanh về, tin lời Phật nói không dối.

- Tin Pháp: tin pháp môn Tịnh Độ là phương pháp dễ tu dễ chứng, tin 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà có đầy đủ diệu dụng để độ sanh, nếu hành giả niệm đến chỗ nhất niệm.

- Tin mình: tin mình có tự tánh thanh tịnh A Di Đà, tin mình có khả năng vãng sanh nếu mình thực hành đúng lời dạy của Đức Phật trong kinh A Di Đà

  1. Nguyện: là ước nguyện, là mong muốn được vãng sanh, làm động lực thúc đẩy mau đến mục đích.
  2. Hạnh: sau khi chuẩn bị đầy đủ tín, nguyện rồi thì gia công niệm Phật không gián đoạn. Nếu tín mà không nguyện thì tin vô bổ. Nếu ao ước cầu sanh mà không chuyên nhất thì không đi đến kết quả. Cho nên Tín, Nguyện, Hạnh không thể thiếu đối với người cầu sanh.

Tại Sao nên thực hành thiền quán:

Ngoài việc tụng kinh niệm Phật ra người Phật tử cũng phải thực tập thiền quán, vì chủ trương thiền là phá tan vô minh tỏ ngộ nguồn tâm. Thưa quý vị, trong sự tu tập, hành giả muốn minh tâm kiến tánh, thì phải phá trừ vô minh, muốn phá vô minh phiền não thì phải có trí tuệ, muốn có trí tuệ thì hành giả phải thiền định; có nghĩa là khi trí tuệ phát sanh thì mới diệt được vô minh, mới minh tâm kiến tánh thành Phật được. Như Đức Bổn Sư thiền định 49 ngày chứng đạo.Các bậc Tổ Sư đốn ngộ tự tâm cũng từ đây. Cho nên thiền định cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tu tập, như nhựa sống phải nuôi cây. Nếu thiếu thiền định thì giáo lý của Phật thành sơ cứng, bởi vì kinh giáo chỉ còn là lý thuyết, chỉ giúp người mở rộng kiến thức, mà rất ít quan hệ đến mục đích giải thoát.

Đối với người Phật tử đang đi trên đường tu học Phật pháp, thì không chỉ tìm hiểu nghiên cứu nghĩa lý, mà còn phải thực hành trong đời sống hằng ngày, thì mới mong giải thoát hệ lụy khổ đau, đạt đến hạnh phúc an lạc. Cho đến nay có một số vẫn ngộ nhận, cho thiền là một thứ gì đó thiêng liêng thần thánh.

Ví dụ: Tu tập thiền định để đắc thần thông, Thiền dành cho bậc thượng căn, dễ tẩu hỏa nhập ma. Trong khi tu tập cho là chứng đắc mà không biết đó là do phản ảnh của tâm. Sở dĩ có những ngộ nhận này là do không tìm hiểu và nắm chắc phương pháp thiền. Thưa quý vị: cái giá trị của thiền, huấn luyện thân và tâm chúng ta từ động trở về tĩnh, giúp cho chúng ta biết sống với hiện tại, không tiếc nuối quá khứ, không mơ ước viễn vông, vì quá khứ đã qua, mà tương lai thì chưa đến, trong kinh Anan Nhất Dạ Hiền ở Trung Bộ Kinh tập III có dạy: “Quá khứ không suy tầm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đoạn tận, tương lai lại chưa đến, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây” (Kinh Nhất Dạ Hiền)

Không than việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, do vậy sắc thù diệu, do mong việc sắp tới, do than việc đã qua, nên kẻ ngu héo mòn, như Cây Lau lìa cành. (Kinh Cây Lau Tương Ưng I)

Vậy cho ta thấy trong 37 Phẩm Trợ Đạo, trong Bát Chánh Đạo có chánh định

- 7 Giác chi: có niệm giác chi, định giác chi

- Ngũ căn ngũ lực: có định căn, định lực

- Tứ như ý túc: có dục định, tinh tấn định v .v…

Trì chú giúp gì cho sự tu:

Như trì chú cũng giúp cho 3 nghiệp và 6 cănđược thanh tịnh. Chư Phật và chúng sanh chỉ khác nhau ở chỗ giải thoát hay ràng buộc, chỗ ngộ và mê, chổ tịnh và nhiễm mà thôi. Cho nên khi trì chú, thân bắt ấn nên thân không tạo ác, miệng đọc thần chú nên miệng không nói vọng ngữ, tâm quán tưởng tượng Phật, nên tâm không nghỉ ác , nhờ thế mà 3 nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh, nhờ trì chú mà dẹp trừ được oan gia, nhổ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướng và làm cho trí tuệ ngày càng tăng trưởng, do vậy trì chú có rất nhiều sự lợi ích.

Nói tóm lại trong tứ oai nghi, đi đứng ngồi nằm, nếu chúng ta biết an trụ vào mọi phương pháp như tụng kinh, hành thiền, niệm Phật hay trì chú v.v… bằng chánh niệm, tĩnh giác thì bất cứ ở đâu và bất cứ trong trường hợp nào, chúng ta cũng làm chủ được hành động và tư tưởng của mình, vì chánh niệm sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho cuộc sống con người giúp cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn, tích cực hơn và đáng sống hơn.

Chùa Liên Hoa, Sydney, tháng 7-2014

Thích Nữ Tâm Lạc

su loi ich-1su loi ich-2su loi ich-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2017(Xem: 10273)
Theo truyền thống sinh hoạt Tăng Già thời Đức Phật, vào 3 tháng mùa mưa tại Ấn Độ, Chư Tăng không đi khất thực vì tránh việc giẫm đạp thương tổn côn trùng trên đường đi mà an cư tại chỗ, cùng tu học với nhau. Nay vì điều kiện hành Đạo tại các trú xứ, tự viện Hoa Kỳ, hầu hết là nhất Tăng nhất Tự, chư Tăng phải lo nhiều công việc tại trú xứ : chủ Lễ, cúng đám, hướng dẫn tu học cho cộng đồng Phật tử vùng đó, nên không thể vắng chùa lâu ngày. Cho dù chư Tăng Hải Ngoại không thể an cư cấm túc tại một dechỗ nào đó suốt 3 tháng, thế nhưng 52 hành giả đến từ nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ và nhiều tỉnh thành của Việt Nam, cùng vân tập an cư tu học trong suốt 10 ngày 23/05/2017 cho đến 02/06/2017 tại Chùa Quang Minh, Chicago, Hoa Kỳ có những ý nghĩa và lợi ích lớn lao.
28/05/2017(Xem: 8459)
Khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ lần thứ 7 được GHPGVNTN Hoa Kỳ và GHPGVNTH Canada tổ chức tại Chicago từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 7 năm 2017. Để ủng hộ một phần tịnh tài cho Ban Tổ chức Khóa tu học, Tu viện Huyền Không đã tổ chức buổi văn nghệ gây quỹ vào ngày chủ nhật 28 tháng 5 năm 2017 tại thành phố San Jose.
24/05/2017(Xem: 10091)
Thông Báo Khóa Tu Mùa Hè 2017 do Chùa Thiên Trúc Cali tổ chức
08/01/2017(Xem: 5037)
Ngày 7/1/2017 (10/12 Bính Thân), tại đạo tràng niệm Phật chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) Thượng tọa Thích Minh Tâm, Tăng chúng và Ban Hộ tự đã tổ chức khóa tu niệm Phật lần thứ 12. Sau hơn 2 năm thi công xây dựng, Đại hùng bửu điện cơ bản đã gần hoàn thành nên Phật tử đã vân tập về Chánh điện mới để niệm Phật, kinh hành và tổ chức lễ phóng sanh. Nhận lời mời của BTC, Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Tâm, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử tỉnh Lâm Đồng, Giáo thọ sư Học viện PGVN tại Huế, trú xứ chùa Linh Sơn, thành phố Đà Lạt đã quang lâm thuyết giảng đề tài: “Nhất dạ hiền giả” (Trích Kinh Trung bộ). Qua việc phân tích 4 câu kệ: “Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng Chỉ có phút hiện tại Tuệ quán chính ở đây”
08/01/2017(Xem: 5906)
Nhận lời mời của Hòa thượng Thích Thái Siêu và Ni sư Thích Đàm Nhật, Hòa thượng Thích Quảng Tâm cùng Tăng đoàn Đài Loan đã đến giảng pháp tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2017; và giảng pháp tại Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont, tiểu bang California vào lúc 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2017. Hòa thượng Thích Quảng Tâm là Viện chủ chùa Trấn Quốc, Hội trưởng Hội Phật giáo Đồng Tu tại Đài Loan. Ngài truyền bá pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, với cách diễn đạt sinh động, dễ hiểu. Bài giảng của Ngài được Thượng tọa Thích Tịnh Giác phiên dịch ra tiếng Việt. Dù ban đêm trời mưa lạnh, nhưng đông đảo Tăng, Ni và Phật tử hai chùa đã đến nghe pháp, cùng Hòa thượng giảng sư nhiếp tâm thanh tịnh, niệm hồng danh đức Phật A Di Đà. Các buổi giảng pháp được tổ chức trang nghiêm, tràn đầy hỷ lạc.
08/12/2016(Xem: 8808)
Trong Kinh Du Hành thuộc Kinh Bộ Trường A Hàm, thuật lại cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và ngài A Nan về sự chinh phạt nước Bạt Kỳ của vua A Xà Thế. Nhân sự kiện muốn chinh phạt này, Đức Thế Tôn đã giáo huấn Bảy Pháp Bất thối cho hàng đệ tử xuất gia như sau : “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy bảy pháp bất thối. Các thầy hãy lắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ.”
06/11/2016(Xem: 11697)
TT Thích Tâm Thành giảng tại TV Quảng Đức, Chủ Nhật 6-11-2016
07/10/2016(Xem: 4592)
Chùa Bảo Quang Hamburg đã tổ chức Khóa Huân Tu Phật Thất từ 25.09 đến 02.10.2016. Chư Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ), Đại Đức Thích Hạnh Giới và chư Ni tại Bảo Quang đã hướng dẫn cho hơn 200 Phật tử huân tu suốt 7 ngày đêm. Tòa báo Bild Zeitung cũng đã cử phóng viên đến ghi tài liệu, hình ảnh cho loạt bài về phát triển tôn giáo tại nước Đức và đã cùng đại chúng kinh hành niệm Phật.
27/08/2016(Xem: 4111)
Sáu chữ Hồng Danh Nam mô A Di Đà Phật ! đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi đối với những người con Phật. Pháp trì danh niệm Phật này trong Tịnh Độ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất, thích hợp với tất cả mọi tầng lớp không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển. Niệm Phật là pháp hữu vi tác nghiệp gieo nhân lành gồm cả ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý. Khi niệm Phật, chúng ta đứng hay ngồi ngay ngắn, thái độ trang nghiêm, mắt nhìn thẳng vào hình tượng Phật : Đó là Thân nghiệp. Niệm ở miệng thành lời : Đó làKhẩu nghiệp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]