Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôn ngữ Phật Học

06/05/201103:35(Xem: 10273)
Ngôn ngữ Phật Học

buddha_lotus01
NGÔN NGỮ PHẬT HỌC
Brookzyporyn (Northwestern University)
Thích Nhuận Châu dịch


Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.

Có đúng các lời dạy từ chính kim khẩu của Đức Phật được ghi chép lại chăng? Đó là vấn đề đang còn tranh cãi. Thượng tọa bộ (Sthavira) cho rằng tiếng Pāli, tiếng nói của người dân vùng Trung Ấn mà bộ phái ấy đang sử dụng cho kinh luận của họ, chính là ngôn ngữ của Đức Phật. Tuy nhiên, giới nghiên cứu ngày nay lại chỉ ra một cách đầy thuyết phục rằng, Pāli là phương ngữ của dân tộc phía Tây, đúng hơn là Trung tây của Trung Ấn. Trong khi chính Đức Phật lẽ ra phải dùng một phương ngữ của miền Đông, có thể là ngôn ngữ cổ Ma-kiệt-đà (Magadha), tiếng nói địa phương của vùng mà ngài đã đi qua, hoặc có thể một dạng nào đó từ “tiếng Côi-nê 1 của các cư dân vùng sông Hằng.” Không chỉ riêng lời nói của Đức Phật được ghi lại bằng ngôn ngữ ấy, mà những ngôn ngữ và hình thái nào đó trong kinh tạng Pāli đã tiết lộ dấu tích một sự phiên chuyển từ phương ngữ miền Đông sang phương ngữ miền Tây. Do vậy, rất an tâm để thừa nhận rằng trong giai đoạn đầu của sự phiên chuyển ngôn ngữ ấy, tiếng nói Đức Phật dùng đã được chuyển thành phương ngữ của những vùng bất cứ nơi đâu mà tăng sĩ Phật giáo đi qua.

Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý. Theo một đoạn kinh văn khó hiểu được lưu trữ trong các tạng luật, có hai vị tăng, vốn trước khi xuất gia là dòng Bà-la-môn, đã thỉnh cầu Đức Phật cho phép được trình bày lại giáo lý theo hình thức tương đương như tiếng Sanskrit (trong kinh Phệ-đà) để tránh khỏi sự sai lạc. Tuy vậy, Đức Phật từ chối lời thỉnh cầu đó và liền chỉ dạy cho các thầy tỳ-kheo nên truyền dạy giáo lý theo ngôn ngữ nói của chính địa phương họ. Đoạn kinh văn này được hiểu tổng quát như là sự cho phép cách dùng các phương ngữ khác nhau trong việc truyền bá Phật pháp; điều ấy phù hợp với tính phổ biến của đạo Phật và ý định căn bản là khiến cho giáo pháp được phổ cập đến mọi tầng lớp, là sự phản ứng vi tế với quan niệm cấm chế về giáo lý của Bà-la-môn.

Ban đầu, sự duy trì giáo lý bằng ngôn ngữ bất biến được xem như là tiêu chuẩn thiết yếu của tính xác thực, và điều này góp phần lớn lao thúc đẩy sự phân kỳ về mặt ngôn ngữ và lan tỏa giáo lý khi đạo Phật rời khỏi quê hương là bình nguyên sông Hằng.

Các kinh văn được truyền miệng cho đến nay đều được ít nhiều phiên chuyển thành các phương ngữ khắp vùng Trung Ấn để dễ hiểu và truyền bá rộng rãi hơn. Ngày nay chúng ta chỉ được biết có hai ngôn ngữ: Pāli và Gāndhārī. Pāli hiện là một phương ngữ của miền Tây Ấn Độ, trong khi Gāndhārī là phương ngữ được dùng rộng rãi ở vùng Tây Bắc của tiểu lục địa và, với sự lớn mạnh của vương triều Quý Sương (Kushan) ở vùng Bactria và Trung Á, Pāli trở thành ngôn ngữ kinh điển của Thượng tọa bộ, và Gāndhārī là ngôn ngữ chính của bộ phái Đàm-vô-đức.2 Các tư liệu đáng kể sau này đề cập một ngôn ngữ khác là Prākṛit 3 được nhiều bộ phái sử dụng, gọi là tiếng Paiśācī, Apabhraṃśa, và Maddhyoddeśika. Apabhraṃśa được quy cho Chính lượng bộ (Sammitīyas) hoặc Trưởng lão bộ (s: sthavira). Còn tiếng Maddhyoddeśika được quy cho Đại chúng bộ (Mahāsaṅghika).

Ban đầu, các trường phái phải truyền bá kinh điển của bộ phái mình bằng tiếng Prākṛit. Một số các bộ phái, như Thượng tọa bộ, vẫn giữ lại ngôn ngữ Trung Ấn của họ, trong khi một số bộ phái khác bị lôi cuốn vào phong trào gọi là phục hưng tiếng Sanskrit và bắt đầu Sanskrit hóa nền văn học mà họ đã được thụ bẩm. Công việc Sanskrit hóa nhìn như là một tiến trình tiệm tiến thừa nhận cho các bộ phái được truyền bá rộng rãi sang các vùng rộng lớn trải qua sự phát triển khác nhau của các địa phương. Văn hệ của phái Căn bản Nhất thiết hữu bộ (Mūla-sarvāstivāda) chỉ được lưu giữ trong kinh điển Phật học bằng tiếng Sanskrit, nhưng lớp địa tầng cổ tiết lộ cho biết nhiều dấu tích cơ bản của nó là tiếng Prākṛit.

Những bản thảo dở dang còn lưu lại cho biết rằng trường phái Đàm-vô-đức (Dharmaguptaka) cũng tham dự trong tiến trình Sanskrit hóa, ít nhất là trong vùng Trung Á. Nhiều bản thảo phát hiện thêm được ở Afghanistan từ năm 1994 hỗ trợ cho quan điểm cho rằng Đại chúng bộ (Mahāsaṅghika), và đặc biệt là Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravāda), đã dùng một hỗn hợp đặc biệt của tiếng Prākṛit và Sanskrit để có thể được gọi là ngôn ngữ lai tạp Sanskrit của Phật giáo (Buddhist Hybrid Sanskrit) trong ý nghĩa chính xác nhất, và đó có thể là điều liên quan đến như ‘maddhyoddeśika; e: intermediate recitation), một thuật ngữ vẫn chưa được hiểu một cách toàn triệt.

BẢO LƯU HAY PHIÊN DỊCH

Khi Phật giáo bắt đầu lan tỏa vượt ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ, những người truyền bá và các môn đệ ở bản địa phải đối diện với vấn đề là làm sao để truyền đạt giáo lý, nghi thức, và kinh văn trong một môi trường hoàn toàn khác biệt về ngôn ngữ. Cơ bản, có hai khả năng chính họ gặp phải: bảo trì ngôn ngữ Ấn Độ như vẫn thường dùng, hoặc là phiên dịch sang ngôn ngữ địa phương. Lưu giữ bản nguyên Ấn Độ vốn đã giúp cho giới thực hành có được một vài lợi lạc, trong số đó là ý nghĩa linh thiêng của lời kinh truyền khẩu và kinh văn được ghi chép ra từ cách dùng của ngôn ngữ linh thiêng được cho là phát xuất từ quê hương của Đức Phật hoặc là ngay chính từ lời của Đức Phật; được tiếp tục tiếp cận vào các nguồn khác của Ấn Độ, và một cách quan trọng, không mơ hồ trong vấn đề thuật ngữ.

Điều ấy cũng cung cấp một sự lưu thông hữu ích chung trong lĩnh vực đa chủng (multiethnic) và đa ngôn ngữ (multilingual), không còn là chuyện nhỏ khi một trào lưu truyền bá Phật giáo trở nên được tán trợ bởi các thế lực thống trị vì tiềm lực thống nhất của họ. Mặt khác, ngôn ngữ Ấn Độ có lẽ khó hiểu đối với phần lớn các môn đệ bên ngoài Ấn Độ và có sự trở ngại cho vấn đề truyền đạo, đặc biệt là trong những vùng sử dụng ngôn ngữ phi Ấn-Âu. Điều khó hiểu này sẽ khiến tạo thuận lợi để sẵn sàng thay đổi nguồn gốc Ấn Độ bằng một ngôn ngữ bản địa, cho dù nhu cầu tất yếu của vấn đề nghiêm trọng là tìm một sự tương ưng tối thiểu trong ngôn ngữ thay thế cho khó khăn của thuật ngữ Phật học Ấn Độ.

Những thảo luận còn được được lưu giữ trong các luận giải tiếng Hán và Tây Tạng đã chỉ ra rõ ràng rằng có một số dịch giả rất am tường về các vấn đề thuộc phương pháp luận (methodological), ngữ văn (philological) và văn hóa liên quan đến công việc dịch thuật. Những phản ánh của họ trong lĩnh vực này đã tạo nên kết quả là một nỗ lực thiết định một phương thức để nối liền hai sự phân cách về văn hóa và ngôn ngữ.

Trong tiến trình lịch sử cả hai khả năng này – lưu giữ lại nguồn gốc Ấn Độ và phiên dịch thành ngôn ngữ địa phương – được vận dụng, có khi cùng lúc cả hai. Có đôi lúc ngôn ngữ địa phương được chọn để phiên dịch chính nó lại trở nên ngôn ngữ vượt giới hạn ngôn ngữ mang tính tín ngưỡng (có nghĩa là cách diễn đạt được dùng trong kinh điển và trong nghi lễ) trong khi các hình thái đặc biệt của Phật giáo vượt xa hơn các ranh giới ngôn ngữ, như trường hợp Trung Hoa và Tây Tạng. Mặc dù không có một truyền thống Phật giáo nào đưa ra những mệnh lệnh để quy định hoặc chống lại cách sử dụng một ngôn ngữ chuyên biệt, nhưng trong nhiều trường hợp, họ thấy có một khuynh hướng tiệm tiến nhưng đều đặn khi nhìn về phía ngôn ngữ viết của kinh điển là linh thiêng, và điều này đã giảm trừ phần lớn nguồn gốc công khai đến sự thay đổi đặc tính ngôn ngữ trong thời kỳ đầu của việc truyền bá kinh điển ở Ấn Độ qua lời nói.

Bất kì nơi đâu mà ngôn ngữ của kinh điển chưa được đồng nhất với tiếng nói địa phương, thì sớm hay muộn, ngôn ngữ địa phương cũng trở thành quen thuộc với sự phát sinh một thể loại rất phong phú nhưng không nằm trong hệ kinh điển Phật giáo như luận giải, truyện ký, sách giáo khoa, thi ca, kinh nhật tụng, và những thứ khác. Có khi những điều này đã dẫn đến sự phát triển một ngôn ngữ văn học mới theo cách riêng của nó. Ví dụ như cách các dùng các ngôn ngữ Newari, Tamil, và Cổ Java bên cạnh tiếng Sanskrit; và dùng ngôn ngữ Thái, Nhật Bản, Mông Cổ bên cạnh tiếng Pāli; dùng chữ Hán bên cạnh tiếng Tây Tạng.

TRUNG Á

Một trường hợp thú vị nhất minh họa cho những khả tính đa dạng là vùng Trung Á, nơi mà nhiều hình thái của Phật giáo cùng tồn tại trong hậu bán thiên niên kỷ thứ nhất. Trước hết, có một số nhóm dân tộc, đáng kể nhất là nhóm người sử dụng hai phương ngữ Tocharian (dạng ngôn ngữ Ấn-Âu miền Cận Đông), nhóm người sử dụng hai phương ngữ Saka, Tumshuq và Khotanese (Trung Iranian), và nhóm người sử dụng phương ngữ Uigur (một dạng ngôn ngữ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ Sanskrit như là ngôn ngữ ‘chính thống’ nhưng cũng phiên dịch kinh điển thành ngôn ngữ địa phương của mình và kết tập các kinh điển Phật giáo riêng của mình. Những nhóm dân tộc này đã phiên dịch kinh điển từ tiếng Sanskrit, được chứng tỏ bởi sự tồn tại của một số đáng kể các bản thảo song ngữ và Kinh văn, các thủ bản mà vẻ hào nhoáng của một trong các phương ngữ đã được thêm vào các bản kinh tiếng Sanskrit ở giữa dòng, cũng như trong các bản kinh, ít nhất là trong trường hợp Tocharian và Uigur, nơi các bản dịch tiếng Sanskrit và phương ngữ được trình bày xen kẽ nhau từng chữ hoặc từng dòng trong cùng một hàng.

Thứ hai là trường hợp Trung Hoa và Tây Tạng, cả hai đều phiên dịch kinh điển Phật giáo sang ngôn ngữ riêng của mình từ khởi nguyên của việc truyền bá đạo Phật trên các đất nước này.
Cuối cùng là trường hợp đặc biệt của nước Sogdian, 7 những người sử dụng ngôn ngữ khác của Trung Iran, ngôn ngữ của những thương nhân đã có công trong việc truyền bá Phật giáo và văn hóa Ấn Độ từ vương triều đế chế Quý Sương sang Trung Hoa. Họ đã bắt đầu công cuộc phiên dịch kinh điển Phật giáo sang tiếng Sogdian từ hậu bán thế kỷ thứ nhất, họ cũng đã làm như vậy khi dịch kinh điển từ gốc Ấn Độ sang tiếng Hán. Tất cả những việc này đều được kết tập từ những thủ bản tìm thấy được ở vùng Trung Á, và đặc biệt là từ các bản kinh khắc trên đá trong động Đôn Hoàng, nơi kinh điển gồm nhiều ngôn ngữ cùng được tìm thấy.

Theo Jan Nattier, không có bản kinh Phật giáo Ấn Độ nào được dịch sang ngôn ngữ địa phương được tìm thấy ở Kashgar, tỉnh lỵ miền Viễn Tây của thung lũng Tarim. Đến nay, những thủ bản tìm thấy được ở Afghanistan xác minh cho quan điểm này, vì hầu như các bản kinh ấy đều viết bằng các ngôn ngữ Ấn Độ, nhưng lúc đó không rõ là bản kinh dịch hay nghi thức trì tụng được viết bằng tiếng địa phương vì một mục đích đặc biệt.

TRUNG HOA VÀ Á CHÂU

Ngay khi Phật giáo truyền đến Trung Hoa, thực tế đã chứng tỏ rằng nhất thiết cần phải phiên dịch các kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán. Lý do của việc này có lẽ là sự khác biệt rõ nét về ngữ pháp và phát âm giữa ngôn ngữ Ấn Độ và Trung Hoa. Một lý do khác là sự chuyển hướng truyền bá Phật giáo sang Trung Hoa, nơi lý học tư biện được đề cao và nền văn học rất tinh tế, được đánh giá rất cao, khu biệt với những hệ thống giá trị và quan niệm thẩm mỹ khác.

Kỹ thuật phiên dịch đã trải qua nhiều dạng thức và nhiều thời kỳ khác nhau, bắt đầu từ An Thế Cao, tăng sĩ dịch kinh vào thế kỷ thứ 2, người đã khuếch trương cách dùng ngữ vựng và các khía cạnh khác của ngôn ngữ nói. Khuynh hướng này kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của ngôn ngữ bản địa theo hàng thế kỷ, được tiêu biểu bằng nỗ lực áp dụng từ ngữ của Đạo giáo để diễn đạt ý tưởng và thuật ngữ Phật học, và được viết ra theo phong cách rất có tính văn học.

Một tiêu chuẩn mới được đặt ra vào thếkỷ thứ 5 khi nhà phiên dịch nổi tiếng Cưu-ma-la-thập (350-409/413) mở đầu ban phiên dịch, một đội ngũ những chuyên gia người nước ngoài và trong nước, thường được sự bảo trợ của triều đình, cùng nhau coi sóc từng bước liên quan trong tiến trình phiên dịch. Sự thành lập tương tự như vậy được diễn ra vài lần trong lịch sử Phật giáo vùng Trung Á và Đông Á. Chẳng hạn như ở Tây Tạng trong thời kỳ còn chủ quyền, và sau đó là ở Trung Á và Trung Hoa đối với những bản dịch Tam tạng kinh điển của Tangul, Mông Cổ và Mãn Châu.

Khi văn hóa Trung Hoa trở thành mô hình trải khắp vùng Đông Á, Phật giáo cùng phát triển theo đó. Với hình thái ngôn ngữ tiếng Hán, Phật giáo được truyền bá sang Cao Ly, Nhật Bản, và Việt Nam. Ngôn ngữ văn học Trung Hoa trở thành ngôn ngữ trong văn học kinh điển Phật giáo khắp vùng Đông Á. Ở Trung Á như đã được đề cập trên, kinh dịch sang tiếng Hán được dùng như là bản gốc cho việc phiên dịch sang tiếng Sogdian, và cũng dùng để dịch sang tiếng Uigur và một số sang tiếng Tây Tạng. Giữa thế kỷ thứ 11 và 13, một số bản dịch đáng kể – trước hết là bản dịch kinh từ tiếng Hán, rồi cả bản tiếng Tây Tạng được dịch sang tiếng Tangut và Xixia, một ngôn ngữ khác là Hán- Tạng (Sino-Tibetan) được dùng trong vương triều Tangut ở vùng tây bắc Trung Hoa trước khi nơi này bị thôn tính bởi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).

TÂY TẠNG VÀ MÔNG CỔ

Phật giáo đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Hiển nhiên là kinh điển Phật giáo được dịch sang bản ngữ rất sớm, nhưng không hòa nhập được vào dòng văn học mang tính di sản đang có như ở Trung Hoa, đúng như nguồn tư liệu truyền thống cho chúng ta biết rằng chữ viết Tây Tạng được tạo ra đặc biệt là để phiên dịch kinh điển Phật giáo. Một số bản dịch cổ xưa còn được lưu giữ. Ngữ pháp Tây Tạng thường là rất khó, nếu không nói là ngược với cách dùng của người Tây Tạng, vì nỗ lực của họ là mô phỏng cấu trúc từ ngữ từ gốc tiếng Ấn Độ, và khác với chữ viết Tây Tạng vốn dùng để diễn tả cùng một thuật ngữ Phật học.

Một đặc biệt điểm khác là bối cảnh Trung Hoa liên quan đến vai trò của Phật giáo ở Tây Tạng. Dường như từ buổi đầu, Phật giáo đã đóng vai trò chủ yếu trong thể chế chính trị quốc nội và nhận được sự ủng hộ đáng kể từ triều đình. Mối quan hệ mật thiết của triều đình vào đầu thế kỷ thứ 9 đã dẫn đến một sự kiện nổi bật trong lịch sử phiên dịch kinh điển Phật giáo. Với quan điểm thiết định một tiêu chuẩn chung cho phương pháp phiên dịch và đưa ra một cách giải thích dễ hiểu cho mọi người, nhà vua đã ban hành một sắc lệnh phổ cập cho các nhà phiên dịch. Để thực thi sắc lệnh, bộ phận đặc trách phiên dịch triều đình đã ấn hành một danh mục gồm 9.500 thuật ngữ Sanskrit chuyên môn và chuẩn mực tương đương trong ngôn ngữ Tây Tạng, cùng một chuyên luận giải thích việc phiên dịch với chừng 400 thuật ngữ Phật học.

Sau đó, các bản dịch mới được ra đời và các bản dịch cũ được tu chính lại theo theo những nguyên tắc mới này và vẫn tiếp tục được tuân thủ cho đến sau khi triều đại này suy tàn vào giữa thế kỷ thứ 9, mãi cho đến giai đoạn chấm dứt thời kỳ phiên dịch kinh điển vào thế kỷ thứ 15. Việc này đã dẫn đến một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Phật giáo thế giới: ngôn ngữ của hầu hết các bản dịch tiếng Tây Tạng rất chuẩn mực và thường là không can thiệp vào quy luật ngữ pháp của tiếng Tây Tạng, trung thành với nguồn gốc tiếng Sanskrit đến mức độ không bao giờ tiếp cận với một ngôn ngữ nào khác nữa để phiên dịch kinh điển Phật giáo.

Cũng như Phật giáo Trung Hoa đối với các nước Đông Á, ngôn ngữ cổ Tây Tạng trở thành ngôn ngữ kinh điển chính thức cho nhiều quốc gia ở vùng Trung Á. Trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ dịch thuật, người Uigur đã dịch được vài tác phẩm kinh điển từ tiếng Tây Tạng. Sau khi người Mông Cổ đến định cư trong những miền thuộc Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ 16, kinh điển Tây Tạng lại tiếp tục được dịch sang tiếng Mông Cổ. Vào thế kỷ 18, triều đình Trung Hoa còn hỗ trợ cho đến khi hoàn thành hai công trình phiên dịch tạng kinh tiếng Mông Cổ là Cam Châu Nhĩ (Bka’gyur; Kanjur) và Đan Châu Nhĩ (Bstan ‘gyur; Tanjur), hai tạng kinh này đều được dịch từ tiếng Tây Tạng.

Các vị Lạt-ma Mông Cổ viết các luận giải bằng tiếng Mông Cổ, nhưng tiếng Mông Cổ không bao giờ thành công trong việc thay thế tiếng Tây Tạng như là ngôn ngữ chính trong nghi lễ và kinh điển. Từ vùng Nội Mông phía đông cho đến vùng thảo nguyên Buryatia và Kalmyk ở phía Tây, người Mông Cổ tiếp tục nghiên cứu Phật giáo bằng tiếng Tây Tạng. Tương tự như trường hợp Mông Cổ, triều đại Hoàng đế Càn Long ở Trung Hoa, vốn xuất thân từ Mãn Châu, đã bảo hộ công trình phiên dịch kinh điển Phật giáo sang tiếng Mãn Châu (Manchu). Dù những kinh này được dịch từ bản tiếng Hán đã được hiệu chỉnh, nhưng tạng kinh ấy lại theo kiểu mẫu của tạng Cam Châu Nhĩ (Bka’gyur ; Kanjur) của Tây Tạng. Tuy nhiên, nỗ lực lớn lao này chủ yếu là thiện ý chính trị và, không như trường hợp của Mông Cổ, không dẫn đến một tác dụng như một nền văn học Phật giáo cho Mãn Châu.

MIỀN NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÂU

Khi đạo Phật truyền bá đến bất kỳ nơi nào ở Miền Nam và Đông Nam Á châu, kinh điển Phật giáo lại không được phiên chuyển qua ngôn ngữ bản xứ, mà vẫn giữ nguyên dạng Ấn Độ. Nhờ vào nền tảng của các Tăng sĩ Ấn Độ đang hoằng truyền Phật pháp mà kinh điển đã được tiếp tục truyền bá bằng tiếng Pāli hoặc Sanskrit. Dù kinh điển của phái Thượng tọa bộ được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Sinhalese, Burmese, Thái và Khmer, nhưng mãi cho đến thời cận đại, ngôn ngữ trong kinh vẫn luôn luôn là tiếng Pāli, và tiếng Pāli vẫn giữ vai trò trung gian trong các nghi lễ và nghiên cứu Phật học ở Sri Lanka và các quốc gia Phật giáo Thượng tọa bộ ở vùng Đông Nam Á như Burmese, Thái và Khmer.

Tuy nhiên, riêng từng bộ kinh, lại được dịch sang nhiều thứ tiếng địa phương như Burmese, Khmer, Lanna Thai và Mon, Thái từ thế kỷ thứ 11 trở đi, và trong số này, một vài thứ tiếng địa phương khác như Arakanese, Lao, Shan, Tai Khun, Tai Lue, văn học Phật giáo bản địa được phát huy phong phú. Tiếng Sanskrit được dùng trong trong những truyền thống Phật giáo khác, phần lớn là Phật giáo Đại thừa hoặc cả Tan-tra thừa, ở Miến Điện, Lào và Kam-pu-chia trước khi Phật giáo Thượng tọa bộ du nhập vào đó, và ở Java và Bali.

CÁC PHƯƠNG NGỮ HIỆN ĐẠI

Tất cả những ngôn ngữ này đều thay đổi rất nhiều trong khoảng 50 năm gần đây. Ở phương Tây, các học giả bắt đầu nghiên cứu Phật học từ giữa thế kỷ 19, khi tạng kinh Phật đầu tiên được dịch sang ngôn ngữ Tây phương. Sau đó không lâu, học giả khắp các nước Á châu bắt đầu một cách có hệ thống để phiên dịch kinh điển Phật giáo từ ngôn ngữ kinh điển chính thống sang ngôn ngữ hiện đại của địa phương mình, đặc biệt là khi sự kiện này đã dẫn đến một bước ngoặt giữa hai ngôn ngữ khác nhau có cùng một gốc. Kết quả là, người ta khó tìm thấy một ngôn ngữ văn học (literary language) nào trong thế giới ngày nay, ngoại trừ châu Phi, mà không được dùng để phiên dịch kinh điển Phật giáo. Và cũng hợp lý khi nói rằng ngày nay, tiếng Anh đã thay thế cho tiếng Hán như là phương tiện thông dụng nhất được dùng cho việc truyền bá tư tưởng và văn học Phật giáo.
1 Gangetic koine: tiếng Côi-nê (ngôn ngữ Hy Lạp được dùng ở những nước miền Đông Địa Trung Hải)
2 Dharmaguptaka, Đàm-vô-đức 曇無德,Hán dịch Pháp Chính 法正, Pháp Tạng 法藏, Pháp Hộ 法護, Pháp Mật 法密.
3 Prākṛit : Khởi đầu của giai đoạn Trung kỳ ngôn ngữ Indo-Aryan là do Pāṇini tiên phong, vì ngôn ngữ của giới bình dân vốn phát triển nhanh hơn ngôn ngữ của tầng lớp trí thức. Từ Saṃskṛta có nghĩa là ‘trau chuốt, bóng bẩy, chính xác (đúng văn phạm)’, ngược hẳn với từ Prākṛta có nghĩa là ‘(lời nói) của giới bình dân’. Cũng như tiếng Sanskrit được giải thích trong ý nghĩa rất rộng, có thể đại biểu thích hợp cho ngôn ngữ Indo-Aryan cổ; tiếng Prākṛit cũng vậy, cũng được giải thích với ý nghĩa rất rộng, có thể đại biểu thích hợp cho giai đoạn trung kỳ ngôn ngữ Indo-Aryan.
4 Apabhraṃśa: dạng từ ngữ không chuẩn mực, được dùng để đối lại các quy tắc văn phạm hoặc được dùng với ý nghĩa không chặt chẽ trong tiếng Sanskrit. Là một hình thức thấp nhất của phương ngữ Prākṛit được giới bình dân sử dụng.
5 Nguyên văn Anh ngữ: church. Có khi được dùng trong bài này với
ý nghĩa ngôn ngữ chính gốc, nơi mà kinh điển Phật giáo phát xuất
là Ấn Độ. Ở những ngữ cảnh này, chúng tôi tạm dịch là ngôn ngữ chính thống.
6 Phiên âm là Hồi-hột, hoặc Hồi-hồi. Nơi phát sinh đạo Islam. Mà ngày nay quen gọi là Hồi giáo.
7 康 居 國 Nước ở vùng Tây Vực thời cổ. Đời Đường gọi là Khang quốc.
安世 高; C: ān shìgāo, tk. 2; Cao tăng xứ An Tức, đến Trung Quốc năm 148 và là người đầu tiên dịch Kinh sách Phật giáo ra tiếng Hán, nhất là kinh sách về các phép tu thiền, như An-ban thủ ý (s: ā- nāpānasati). Vì vậy Sư được xem là người lập ra Thiền tông trong thời Phật pháp được truyền qua Trung Quốc lần đầu.

An Thế Cao là hoàng tử nước An Tức (e: parthie) nhưng xuất gia đi tu và sang Trung Quốc, sống trên 20 năm ở đây. Sư là danh nhân đầu tiên được ghi rõ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, là người đã thúc đẩy các công việc dịch kinh điển có hệ thống. Để đạt được như vậy, Sư thành lập những văn phòng chuyên dịch kinh sách. Số lượng những bản dịch của Sư được ghi chép lại từ năm 34 đến 176. Những bản dịch này được chia làm hai loại: 1. Những tác phẩm chuyên về Thiền (s: dhyāna) với những kĩ thuật như An-ban thủ ý, quán Biến xứ (p: kasiṇa), quán thân (p: kāyagāta-sati)…. 2. Kinh sách với những nội dung xếp đặt theo hệ số – ví dụ như Ngũ uẩn (s: pañcaskandha), Lục xứ. Sư thường sử dụng từ ngữ đạo Lão (Lão Tử) để dịch kinh sách sang Hán văn.
Nguồn: Encyclopedia of Buddhism. Mac Millan Refference. USA. 2003.
Do R.E. Buswell chủ biên.
08-29-2008 11:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2017(Xem: 7238)
Hình ảnh Ngày Tu Bát Quan Trai 6-8-2017 tại TV Quảng Đức
28/07/2017(Xem: 20781)
THƯ CUNG THỈNH An Cư Kiết Hạ kỳ 18 Kính gởi: Kính gởi chư Tôn Hòa Thượng, chưa Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni. Năm nay Chùa Pháp Hoa - Nam Úc được Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL-TTL giao phó tổ chức khóa An cư kỳ 18 của Giáo Hội. Thời gian: từ ngày 10 đến 20/7/2017. Tại: Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave Pennington SA 5013 Thay mặt Bổn tự Pháp Hoa, chúng con thành kính đê đầu đảnh lễ cung thỉnh chư Tôn Đức, Tăng, Ni quang lâm Đạo Tràng tham dự An Cư như thời gian đã nêu trên. Để việc tổ chức được tốt đẹp, xin Chư Tôn Đức điền đạo hiệu vào mẫu ghi danh và gởi về địa chỉ chùa Pháp Hoa, 20 Butler Avenue Pennington SA 5013 hoặc gởi qua Email: [email protected], Ph: 0435373800 càng sớm càng tốt. Bổn tự chúng con rất mong được sự hứa khả quang lâm của chư Tôn Đức. Kính nguyện Quý Ngài tứ đại điều hòa, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát, tác đại chứng minh Kính khể thủ Trụ trì Tỳ kheo Thích Viên Trí
20/07/2017(Xem: 8144)
Chia sẻ lịch Pháp thoại và khóa tu của Thích Tánh Tuệ tại Hoa Kỳ tháng 7,8 & 9-2017
20/07/2017(Xem: 13622)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni Kính thưa Quý Thiện Nam Tín Nữ Phật Tử Vâng theo lời dạy của Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tại buổi họp ngày 23 tháng 7 năm 2016, Chư Ni chúng con sẽ đứng ra đảm nhiệm việc tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 7. Nay chúng con đã chọn được địa điểm và thời gian cho khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần này như sau: - Địa điểm: Holiday Inn Chicago North Shore Skokie Banquet & Conference Center 5300 W. Touhy Avenue, Skokie, IL 60077 - Thời gian: Từ Thứ Năm đến Chủ Nhật, 20-23 tháng 7 năm 2017 Chúng con kính trình lên chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni để chứng minh và cầu thỉnh quý Ngài gia tâm cầu nguyện cho Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 7 này được thành tựu viên mãn. Đồng thời, kính thông báo đến Quý Phật tử để biết cũng như sắp xếp thời gian tham dự và yểm trợ.
20/07/2017(Xem: 11597)
Còn đúng 6 tháng nữa, thì Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 29 – 2017 lại trở về với người con Phật Việt Âu Châu. Nhưng năm nay không giống như mọi năm, là quý Ngài không phải bôn ba đi tìm kiếm hoặc xem xét cơ sở cho Đạo Tràng Khóa Tu Học. Để thực hiện nguyện ước của Cố Hòa Thượng Chủ Tịch kiêm Khai Sơn Viện Chủ chùa Khánh Anh, cho nên đạo tràng năm nay sẽ tổ chức tại địa điểm chùa Khánh Anh Evry – thủ đô Paris nước Pháp. Thời gian từ ngày 20. 07. 2017 đến 29.07.2017. Thứ Năm, ngày 20.07.2017 (27.05 Đinh Dậu) : Vân Tập. Thứ Sáu, ngày 21.07.2017 (28.05 Đinh Dậu) : Khai Giảng. Thứ Sáu, ngày 28.07.2017 (06.06 Đinh Dậu) : Bế Giảng. Thứ Bảy, ngày 29.07.2017 (07.06 Đinh Dậu) : Về lại bổn xứ.
26/06/2017(Xem: 5846)
Vào lúc 19h ngày 24 tháng 6 năm 2017, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (Việt Nam) đã đến giảng bài pháp:“Buông bỏ lo lắng để sống hạnh phúc” tại chùa Duyên Giác, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
12/06/2017(Xem: 4455)
Thông thường Phật tử về chùa trước tiên vào chánh điện đảnh lễ Phật, thăm hỏi sức khỏe sư trụ trì, chư tôn đức cùng bạn bè đạo nếu có nhân duyên quen biết. Tôi cũng vậy, không ngoại lệ, tuy nhiên riêng tôi, tôi thường hỏi thăm thêm: “Chùa này có Gia Đình Phật Tử (GĐPT) không?„ để mừng chùa đó có một lực lượng trẻ mà tôi hằng quan tâm và ngưỡng mộ về tấm lòng xả thân không ngại gian lao khó nhọc công sức tiền bạc nhất là thời gian để hộ đạo, đóng góp tích cực về mọi phương diện để duy trì và phát triển Phật giáo. Đã có nhiều tăng ni xuất thân từ GĐPT. Hễ chùa nào có GĐPT sinh hoạt, chùa đó khởi sắc hẳn lên bởi sức trẻ, tấm lòng và tài năng của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]