Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa tu tuổi trẻ đón mừng năm mới 2020 tại chùa Huệ Viễn – Đồng Nai

03/01/202019:46(Xem: 3595)
Khóa tu tuổi trẻ đón mừng năm mới 2020 tại chùa Huệ Viễn – Đồng Nai

Khóa tu tuổi trẻ
đón mừng năm mới 2020
tại chùa Huệ Viễn, Đồng Nai

 

Từ ngày 29/12/2019 đến ngày 01/01/2020, chùa Vạn Đức kết hợp với chùa Huệ Viễn tổ chức khóa tu “An nhiên từng phút giây” lần thứ 19 đón mừng năm mới 2020 tại chùa Huệ Viễn (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) với sự tham gia của hơn 100 bạn trẻ dưới sự hướng dẫn của ĐĐ Thích Pháp Đăng – Trưởng BTC, Trụ trì chùa Huệ Viễn và 10 quý Thầy Giáo thọ.

Xuất phát vào tối thứ bảy ngày 28/12/2019, các bạn trẻ đã cùng nhau di chuyển từ chùa Vạn Đức đến chùa Huệ Viễn đón tiết trời se lạnh và ánh bình minh tại nơi đây, khép lại những lo toan, tất bật về học hành thi cử của một năm cũ, khởi đầu một năm mới 2020 với những niềm vui mới, hạnh phúc và bình an mới.

 

Buổi lễ khai mạc diễn ra trang nghiêm dưới sự chứng minh của ĐĐ Thích Pháp Đăng – Trưởng BTS GHPGVN huyện Thống Nhất, Trụ trì chùa Huệ Viễn, Trưởng BTC Khóa tu; ĐĐ. Thích Hoằng Thạch – Phó Ban Văn hóa Thông tin chùa Vạn Đức, Phó BTC Khóa tu cùng chư Tôn đức Tăng trong Ban Giáo thọ. Cũng tại buổi lễ, các bạn thành viên BVHTTchùa Vạn Đức đã khai mạc tiết mục văn nghệ “An yên vẫy gọi” tạo nên không khí vui tươi, ấm áp và tràn đầy năng lượng cho cả hội chúng.

 

Sau buổi lễ khai mạc, các bạn trẻ được quý Thầy hướng dẫn những oai nghi cần thiết của người Phật tử. Sau đó, các bạn được Ban Tổ chức chia thành 4 gia đình: Dưa hấu, Bánh tét, Mứt gừng, Mai vàng tương ứng với những biểu trưng của ngày tết cổ truyền.Mỗi gia đình có sự hướng dẫn của hai vị Giáo thọ để cùng nhau tu học và sinh hoạt, gắn kết tình thân.

 

Hoạt động của buổi tối ngày đầu tiên tại khóa tu là chương trình Gắn kết yêu thương. Các gia đình được tham gia các trò chơi tập thể như: truyền bột, nhảy bao bố, xây tháp bằng ly, v.v… tái hiện lại sự giản dị, yên ả của ngày ấu thơ – một thời không có công nghệ, chẳng có những thứ hiện đại xa hoa. Những nụ cười và tiếng hò reo âm vang khắp chùa Huệ Viễn là tình đoàn kết giữa các khóa sinh đã phá tan đi cái se lạnh của cuối năm.

 

Không thể thiếu trong Khóa tu, là những bài pháp thoại quý báu và những lời chia sẻ ý nghĩa từ ĐĐ Thích Pháp Đăng với đề tài “Đi tìm hạnh phúc”; ĐĐ. Thích Quảng An với đề tài “Thanh xuân như một…” và diễn giả Văn hóa Hồ Nhựt Quang với bài diễn thuyết “Lễ giáo văn hóa Nam Bộ”. Ngoài ra, các Khóa sinh còn được tham gia buổi pháp đàm do Ban Giáo Thọ hướng dẫn. Tại đây, các Khóa sinh được giao lưu, học hỏi, được chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của mình. Thông qua các bài giảng, các buổi chia sẻ, khóa sinh có cái nhìn mới về cuộc đời, về quan niệm hạnh phúc và đặc biệt là vinh danh văn hóa cổ truyền của dân tộc. Những chia sẻ chân thành, bình dị, đồng điệu cùng các khóa sinh, giúp các bạn nhận thức rõ về giá trị của của cuộc đời.

 

Mỗi ngày, các bạn trẻ được quý Thầy hướng dẫn thực tập ăn cơm chánh niệm vào mỗi bữa ăn. Tại mỗi bữa trưa, các bạn được hướng dẫn tỏ lòng niệm ân Tam Bảo và tín thí đàn na.  Đây là điều thiết thực nhắc nhở các bạn trong việc tri ân và báo ân ngay trong bữa ăn của mình. Trước khi ăn phải niệm Phật, phải tưởng niệm và sau đó thực tập niệm ân sau khi ăn. Mỗi buổi chiều, các bạn được quý Thầy Giáo thọ hướng dẫn ăn cơm chánh niệm theo từng gia đình tràn ngập niềm ấm áp yêu thương.

 

Một trong những hoạt động nổi bật nhất tại Khóa tu là đêm hội hoa đăng “Phật ơi…”tràn đầy cảm xúc, trang nghiêm và thiêng liêng niềm tôn kính Đức Thế Tôn nhân kỷ niệm ngày Thành Đạo... Với sự chuẩn bị chu đáo và công phu, BTC đã mang lại một chương trình đầy ý nghĩa và xúc động. Không chỉ là ngồi trước ngọn nến và tỏ bày niềm tôn kính đối với Đức Thế Tôn, các bạn còn được dâng hoa cúng dường Ngài, được lắng nghe công hạnh, sự vĩ đại về Ngài. Tại buổi lễ, ĐĐ Thích Pháp Đăng đã tuyên đọc lại lời dạy của HT Thích Thanh Từ về ý nghĩa ngày Phật Thành đạo; từ đó giúp các bạn tăng trưởng niềm tin và tinh tấn trên con đường tu nhân học Phật.


Để giúp các bạn tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật qua khóa I của Phật học Phổ thông, BTC đã xây dựng chương trình “Phiên chợ đồng quê” là một cuộc thi giáo lý kết hợp nấu ăn. Các gia đình phải thi giáo lý để có được tiền phí đi chợ mua nguyên liệu nấu ăn. Đây cũng là một trong những hoạt động tập thể sôi nổi tạo cho các bạn niềm phấn khích, một môi trường vui chơi an toàn thiết thực trong chốn thiền môn.

 

Đón giao thừa tết dương lịch, đêm ngày 31/12/2019 bằng sức trẻ, tinh thần vui tươi và trẻ trung, các gia đình đã mang tới đêm văn nghệ cây nhà lá vườn với chủ đề “Tết sum vầy” với những tiết mục văn nghệ sôi động, giản dị mà ấm cúng. Kết quả, gia đình Mai Vàng đã đạt giải nhất, đồng giải nhì thuộc về gia đình Dưa Hấu và Mứt Gừng, giải ba thuộc về gia đình Bánh Tét.

 

Ngoài ra, các bạn trẻ được trải nghiệm thực tập tụng kinh, tịnh tọa, sám hối, niệm Phật… giúp các bạn nuôi dưỡng hạt giống an tịnh và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất trong suốt những ngày tu học. Những buổi sinh hoạt gia đình, các bạn đã được quý Thầy Giáo thọ chia sẻ, tâm sự và tháo gỡ những ưu tư phiền muộn trong cuộc sống. Qua lời dạy của quý Thầy các bạn có thêm niềm tin, nghị lực, vững chãi trước mọi thử thách của cuộc đời.

 

          Kết thúc khóa tu là lễ bế mạc dâng trào cảm xúc. Tại đây, các bạn đã khóc thật nhiều, những giọt nước mắt của sự yêu thương, giọt nước mắt của tình thân để rồi khép lại chuỗi ngày tu học ý nghĩa; quý Thầy cùng các bạn trẻ đã in dấu vân tay lên bức tranh cội cây bồ đề, bức tranh như một minh chứng cho sự hòa hợp, đơm hoa và lưu dấu những kỷ niệm tươi đẹp của thanh xuân, góp phần tô điểm cho hành trình An nhiên từng phút giây lần thứ 19 được thành công viên mãn.

 

 

Tin, ảnh: BVHTT Chùa Vạn Đức'

Và hình ảnh ghi nhận tại khóa tu thiếu nhi ở Chùa Huệ Viễn


khoa tu thieu nhi-chua hue vien (1)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (2)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (3)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (4)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (5)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (6)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (7)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (8)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (9)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (10)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (11)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (12)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (13)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (14)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (15)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (16)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (17)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (18)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (19)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (20)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (21)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (22)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (23)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (24)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (25)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (26)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (27)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (28)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (29)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (30)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (31)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (32)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (33)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (34)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (35)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (36)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (37)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (38)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (39)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (40)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (41)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (42)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (43)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (44)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (45)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (46)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (47)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (48)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (49)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (50)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (51)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (52)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (53)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (54)khoa tu thieu nhi-chua hue vien (55)


  

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 6640)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5170)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4187)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 8682)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 4629)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4058)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 7990)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3417)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 9119)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3605)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567