Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3- Nói chuyện lần thứ ba

18/07/201100:49(Xem: 3696)
Chương 3- Nói chuyện lần thứ ba

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 2
NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG
TẠI SAANEN 1970

Chương 3

NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG
LẦN THỨ BA

Saanen ngày 4 tháng 8 năm 1970

Krishnamurti: Hôm qua chúng ta đang nói về sự lệ thuộc, những quyến luyến và sợ hãi của nó. Tôi nghĩ đây có lẽ là một vấn đề quan trọng trong sống của chúng ta, vì vậy chúng ta nên thâm nhập nó sâu thẳm thêm nữa. Rốt cuộc, người ta thấy rằng tự do không thể tồn tại khi có bất kỳ hình thức nào của lệ thuộc. Có sự lệ thuộc thân thể và tâm lý, sự lệ thuộc sinh học vào lương thực, quần áo và chỗ ở, mà là sự lệ thuộc tự nhiên. Nhưng có một quyến luyến mà nảy sinh qua sự cần thiết sinh học, giống như có một ngôi nhà mà qua đó người ta bị quyến luyến phần tâm lý; hay người ta bị quyến luyến đến những hình thức nào đó của lương thực, hay bị quyến luyến đến sự ăn uống bắt buộc, bởi vì những nhân tố khác của sợ hãi mà đã chưa được phát giác và vân vân.

Có những lệ thuộc vật chất mà người ta dễ dàng nhận biết được, giống như lệ thuộc vào thuốc lá, vào thuốc kích thích, vào nhậu nhẹt, vào vô số hình thức khác nhau của những kích thích vật chất mà qua đó người ta bị lệ thuộc phần tâm lý. Sau đó còn có những lệ thuộc tâm lý. Người ta phải theo dõi điều này rất cẩn thận, bởi vì chúng hòa chung lẫn nhau, chúng trôi chảy cùng nhau. Có sự lệ thuộc vào một người, hay vào một niềm tin, hay vào một quan hệ đã thiết lập, hay vào một thói quen tâm lý của tư tưởng. Tôi nghĩ người ta có thể nhận biết được tất cả điều này khá dễ dàng. Và bởi vì có sự lệ thuộc và quyến luyến, cả vật chất lẫn tâm lý, sợ hãi mất mát mọi thứ mà người ta quyến luyến tạo ra sợ hãi.

Người ta có lẽ lệ thuộc vào một niềm tin, hay vào một trải nghiệm, hay vào một kết luận liên quan đến một thành kiến đặc biệt; sự quyến luyến này bám sâu đến chừng nào? Tôi không hiểu liệu bạn đã quan sát nó trong chính bạn. Chúng ta đang quan sát nó suốt ngày, để tìm ra liệu có bất kỳ hình thức của quyến luyến nào đang đến đây đều đặn, đang sống trong một chalet đặc biệt, đi từ quốc gia này sang quốc gia khác, giảng thuyết, nói chuyện với mọi người, được kính trọng, bị phê bình, bị phơi bày. Nếu người ta đã quan sát suốt ban ngày, tự nhiên người ta phát giác rằng người ta bị quyến luyến đến cái gì đó, hay đến người nào đó, hay không gì cả sâu đậm đến chừng nào. Nếu có bất kỳ hình thức nào của quyến luyến – không đặt thành vấn đề loại quyến luyến gì – đến một quyển sách, đến một ăn uống đặc biệt, đến một khuôn mẫu đặc biệt của tư tưởng, đến một trách nhiệm xã hội nào đó – chắc chắn quyến luyến như thế nuôi dưỡng sợ hãi. Và một cái trí bị sợ hãi, mặc dù nó có lẽ không biết sợ hãi đó được sinh ra bởi quyến luyến, chắc chắn không được tự do và vì vậy phải sống trong một trạng thái xung đột liên tục

Người ta có lẽ có một tài năng đặc biệt, giống như một nhạc sĩ, mà quyến luyến vô cùng đến nhạc cụ của anh ấy hay đến sự tu dưỡng giọng hát của anh ấy. Và khi nhạc cụ hay giọng hát bị xuống dốc, anh ấy hoàn toàn lạc lõng, những ngày của anh ấy bị chấm dứt. Anh ấy có lẽ bảo hiểm đôi tay của anh ấy hay cây vĩ cầm của anh ấy, anh ấy có thể trở thành người nhạc trưởng; nhưng anh ấy biết qua quyến luyến, sự tối tăm không tránh khỏi của sợ hãi đang đợi chờ.

Tôi không hiểu liệu mỗi người chúng ta – nếu chúng ta dư thừa sự nghiêm túc – đã tìm hiểu câu hỏi này, bởi vì tự do có nghĩa tự do khỏi tất cả quyến luyến và vì vậy khỏi tất cả lệ thuộc. Một cái trí bị quyến luyến không khách quan, không rõ ràng, không thể suy nghĩ thông minh và quan sát trực tiếp.

Có những quyến luyến thuộc tâm lý hời hợt và có những tầng ý thức sâu thẳm mà trong đó có lẽ có hình thức nào đó của quyến luyến. Làm thế nào bạn lật tung những tầng đó? Làm thế nào cái trí, mà có lẽ quan sát được nhiều quyến luyến của nó và nhận ra bản chất của những quyến luyến đó, thấy sự thật và những hàm ý của sự thật đó? Nó có lẽ có những hình thức khác của những quyến luyến bị che giấu. Làm thế nào bạn sẽ lật tung những quyến luyến bí mật, bị che giấu đó? Một cái trí bị quyến luyến trải qua sự xung đột của nhận ra nó phải bị tách rời, nếu ngược lại nó chịu đựng đau khổ và sau đó bị quyến luyến đến cái gì khác và vân vân. Đây là sống của người ta. Tôi phát giác rằng tôi bị quyến luyến đến người vợ của tôi và tôi có lẽ thấy tất cả những hậu quả của nó. Bị quyến luyến đến cô ấy, tôi nhận ra chắc chắn phải có sợ hãi được bao hàm trong nó. Vì vậy có xung đột của tách rời và sự thử thách của liên hệ, xung đột trong liên hệ. Người ta khá dễ dàng khi quan sát và phơi bày nó.

Câu hỏi của chúng ta là: người ta bị quyến luyến đến hình thức nào đó của truyền thống trong những ngõ ngách che giấu của cái trí người ta, dù là bất kỳ quyến luyến gì, ở mức độ sâu thẳm đến chừng nào? Làm ơn hãy theo sát, bởi vì bạn sẽ thấy tự do hàm ý sự tự do hoàn toàn khỏi tất cả điều này, ngược lại phải có sợ hãi. Và một cái trí bị chất đầy sợ hãi không thể hiểu rõ, không thể thấy những sự việc sự vật như chúng là và vượt khỏi chúng.

Làm thế nào người ta quan sát những quyến luyến bị che giấu? Tôi có lẽ ương ngạnh, nghĩ rằng tôi không bị quyến luyến; tôi có lẽ đã kết luận rằng tôi không bị lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì. Kết luận đó tạo ra trạng thái ương ngạnh. Nhưng nếu người ta đang học hành, đang tìm kiếm, đang nhìn ngắm, vậy thì trong hành động đang học hành đó không có kết luận. Hầu hết chúng ta đều bị quyến luyến đến hình thức nào đó của kết luận và tùy theo kết luận đó chúng ta vận hành. Liệu cái trí có thể được tự do khỏi hình thành những kết luận? – luôn luôn, không phải thỉnh thoảng.

‘Tôi thích mái tóc dài, tôi không thích mái tóc dài’, ‘Tôi thích cái này, tôi không thích cái kia’. Theo trí năng, hay qua trải nghiệm nào đó, bạn đã có được một cách suy nghĩ, bất kỳ cách gì. Liệu cái trí có thể hành động mà không có kết luận? Đó là một câu hỏi. Thứ hai, liệu cái trí có thể tự-phát hiện cho chính nó những quyến luyến, những khuôn mẫu, và những lệ thuộc bị che giấu? Và thứ ba, vì thấy bản chất và cấu trúc của quyến luyến, liệu cái trí có thể chuyển động trong một cách sống không đang tách rời nhưng năng động cao độ và tuy nhiên lại không cố định tại bất kỳ điểm nào. Chúng ta sẽ thâm nhập nó.

Trước hết, chúng ta có nhận biết được rằng thuộc vật chất, sinh lý, tâm lý chúng ta bị quyến luyến. Bạn có nhận biết được rằng thuộc vật chất bạn bị quyến luyến đến mọi thứ? Và bạn cũng nhận biết được những hàm ý của những quyến luyến đó? Nếu bạn bị quyến luyến đến hút thuốc lá, hãy thấy khó khăn làm sao khi từ bỏ nó. Đối với những người hút thuốc – đối với những người mà nó đã trở thành thói quen, từ bỏ nó khó khăn vô cùng; nó không chỉ tác động như một kích thích, một thói quen xã hội, nhưng còn có sự quyến luyến đến nó. Người ta nhận biết được sự quyến luyến đến nhậu nhẹt, đến thuốc men, đến vô vàn hình thức của kích thích? Nếu bạn nhận biết được, liệu bạn có thể buông bỏ nó ngay tức khắc? Giả sử tôi bị quyến luyến đến rượu whiskey và tôi nhận biết được nó. Nó đã trở thành một thói quen khó bỏ, thân thể đòi hỏi nó, thân thể đã quen thuộc với nó, thân thể không thể làm gì nếu không có nó. Và bạn đã đến được kết luận rằng bạn không được uống rượu, nó không tốt cho bạn, bác sĩ đã yêu cầu bạn giảm bớt. Nhưng thân thể và cái trí đã rơi vào thói quen của nó. Khi nhìn ngắm thói quen này, liệu cái trí có thể buông bỏ nó hoàn toàn, tức khắc? Hãy thấy điều gì được bao hàm trong nó. Thân thể đòi hỏi nó bởi vì nó đã lún sâu vào thói quen, và cái trí đã nói, ‘Tôi phải từ bỏ nó’. Thế là có một trận chiến giữa những đòi hỏi của thân thể và quyết định của cái trí. Bạn sẽ làm gì? Thay vì rượu whiskey, hãy nghĩ về thói quen riêng của bạn; có lẽ bạn không uống whiskey, nhưng bạn có những thói quen khác thuộc hệ thần kinh cơ thể, như nhăn mặt, nhìn miệng há to, bẻ quặp những ngón tay. Làm ơn, thưa bạn, chúng ta hãy bàn luận điều này. Thân thể bị quyến luyến đến uống rượu và cái trí nói, ‘Tôi phải được tự do khỏi nó’; và cũng vậy bạn nhận ra rằng khi có xung đột giữa thân thể và cái trí, nó đã trở thành một vấn đề, một đấu tranh. Bạn sẽ làm gì? Làm ơn, thưa các bạn, hãy cố lên! Bạn phải được tự do tột đỉnh khỏi tất cả những thói quen, ngược lại bạn không thể bàn luận điều này!

Người hỏi: Hoặc ông bỏ nó hoặc ông tiếp tục uống rượu.

Krishnamurti: Thật ra bạn làm gì? Làm ơn đừng đùa giỡn với điều này, bởi vì nếu bạn hiểu rõ nó một lần, bạn sẽ thấy nó trở nên sinh động lạ thường, nó trở nên quan trọng vô cùng để hành động, để là mà không có bất kỳ nỗ lực nào, mà có nghĩa, không có bất kỳ biến dạng nào.

Người hỏi: Tôi nhận ra rằng tôi là thói quen của tôi.

Krishnamutri: Đúng. Sau đó bạn sẽ làm gì? Tôi nhận ra rằng tôi là thói quen của tôi, thói quen của tôi là tôi.

Người hỏi 1: Chúng ta không phải đến tận gốc rễ của những thói quen này hay sao?

Người hỏi 2: Chúng ta phải bắt đầu bằng cách ngừng kháng cự nó.

Krishnamurti: Thưa bạn, tôi xin phép nói điều này. Chúng ta đừng lý thuyết, chúng ta đừng phỏng đoán. Đừng bảo tôi phải làm gì, nhưng chúng ta hãy tìm ra, chúng ta hãy học hành không chỉ nhìn ngắm như thế nào, nhưng còn làm thế nào từ chính nhìn ngắm đó hành động xảy ra.

Tôi có một thói quen đặc biệt của gãi đầu của tôi, bẻ quặp những ngón tay của tôi, quan sát mọi thứ mà miệng há to, những sự việc rất thuộc thân thể. Bây giờ làm thế nào tôi kết thúc nó mà không cần chút nỗ lực nào? Chúng ta đang bàn luận về những thói quen mà chúng ta quyến luyến, nhận biết được hay không-nhận biết được. Tôi đang nói về những thói quen tầm thường nhất, giống như gãi đầu của tôi, hay bẹo tai của tôi, hay bẻ quặp những ngón tay của tôi. Làm thế nào cái trí chấm dứt nó mà không cần bất kỳ loại nỗ lực nào, vì biết rằng nỗ lực hàm ý sự phân hai, hàm ý sự kháng cự, sự chỉ trích, một ham muốn vượt khỏi nó – khi tôi hoặc đè nén hoặc tẩu thoát, bằng từ ngữ hay không từ ngữ. Vì vậy khi luôn luôn nhớ tất cả điều đó, hiểu rõ những sự thật đó, làm thế nào tôi chấm dứt một thói quen thân thể mà không cần một nỗ lực?

Người hỏi: Ông quan sát nó trong tổng thể của nó.

Krishnamurti: Hãy chờ đó, thưa bạn, câu phát biểu đó có lẽ trả lời tất cả những câu hỏi của chúng ta. Bạn quan sát nó trong tổng thể của nó. Điều đó có nghĩa gì? Không chỉ một thói quen, như gãi đầu, hay bẻ quặp những ngón tay của bạn, nhưng toàn bộ máy của những thói quen. Tổng thể của nó, không phải một mảnh của nó. Bay giờ, làm thế nào cái trí nhìn ngắm tổng thể của những thói quen mà trong đó nó sống?

Người hỏi: Bằng sự nhận biết thụ động hay sự quan sát thụ động.

Krishnamurti: Bạn đang trích dẫn người nói. Tôi e rằng điều đó sẽ chẳng giúp được gì. Đừng trích dẫn bất kỳ ai, thưa bạn!

Người hỏi: Có phải chính cái trí đang hình thành thói quen?

Krishnamurti: Hãy quan sát, thưa bạn; câu hỏi đó thực sự rất quan trọng, nếu bạn tìm hiểu nó. Liệu cái trí có thể nhìn ngắm, không chỉ một thói quen nhỏ nhoi đặc biệt, nhưng nhận biết được toàn bộ máy của hình thành những thói quen này. Làm ơn đừng nói có, đừng đạt đến bất kỳ kết luận nào. Hãy quan sát điều gì được hàm ý trong câu hỏi này. Không chỉ những thói quen nhỏ nhoi như bẻ quặp những ngón tay của người ta, mà còn cả những thói quen tình dục, những thói quen thuộc những khuôn mẫu của tư tưởng, những hoạt động khác nhau. Tôi suy nghĩ điều này, tôi kết luận điều này, và việc đó đã trở thành một thói quen. Tôi sống trong những thói quen, toàn sống của tôi là một cấu trúc của những thói quen. Làm thế nào cái trí sẽ nhận biết được toàn bộ máy của thói quen?

Người ta có một ngàn lẻ một thói quen, cách bạn đánh răng, chải tóc, cách bạn đọc, cách bạn đi. Một trong những thói quen là muốn nổi tiếng, muốn quan trọng. Làm thế nào cái trí nhận biết được tất cả những thói quen này? Nó phải nhận biết được một thói quen này tiếp theo một thói quen khác? Bạn biết sẽ phải mất bao nhiêu thời gian? Tôi có thể trải qua suốt ngày để quan sát mỗi thói quen và vẫn vậy không giải quyết được nó. Tôi sẽ học hành về nó, tôi sẽ tìm ra, tôi sẽ không từ bỏ nó. Tôi đang hỏi, liệu cái trí có thể thấy toàn mạng lưới của thói quen? Làm thế nào nó sẽ làm được việc đó? Đừng phỏng đoán, đừng đạt đến một kết luận, đừng đưa ra một giải thích – tôi không quan tâm, nó không có nghĩa gì cả khi nói, ‘Hãy đi và làm điều gì đó’. Tôi muốn học hành về nó ngay lúc này. Tôi phải làm gì?

Người hỏi: Liệu người ta có thể nhận biết được sự lãng phí của năng lượng trong theo đuổi một khuôn mẫu đặc biệt của thói quen – hay nhiều khuôn mẫu – và vì vậy tự-làm tự do chính người ta?

Krishnamurti: Tôi đến gặp tất cả các bạn và tôi nói: Làm ơn, hãy giúp tôi tìm ra điều này. Tôi đang đói, đừng đưa cho tôi thực đơn, nhưng đưa cho tôi thức ăn! Tôi đang hỏi: chúng ta sẽ làm gì?

Người hỏi: Hiểu rõ một thói quen, toàn bộ, sau đó người ta có thể loại bỏ tất cả những thói quen.

Krishnamurti: Làm thế nào tôi nhìn ngắm một thói quen, bẻ quặp những ngón tay của tôi, và thấy tất cả những thói quen khác. Liệu điều đó có thể được với chỉ một thói quen nhỏ nhoi? Tôi biết tôi làm nó bởi vì sự căng thẳng. Tôi không thể hòa thuận với người vợ của tôi, và vì vậy tôi phát triển thói quen đặc biệt này, hay tôi làm nó bởi vì tôi bị bồn chồn, nhút nhát, hay điều này điều kia. Nhưng tôi muốn học hành về toàn mạng lưới của những thói quen. Liệu tôi phải làm nó từng thói quen một, hay có một cách quan sát toàn mạng lưới này ngay tức khắc? Làm ơn hãy trả lời tôi?

Người hỏi: Cấu trúc của những thói quen gồm có hai phần.

Krishnamurti: Có hai phần, những thói quen, và người quan sát mà quan tâm đến những thói quen đó. Và người quan sát cũng là một thói quen. Vì vậy cả hai là những thói quen. Tôi bẻ quặp những ngón tay của tôi và sự quan sát đến từ một thực thể mà cũng là kết quả của những thói quen. Rõ ràng! Vì vậy tất cả là những thói quen. Làm ơn, thưa các bạn, làm thế nào bạn sẽ giúp tôi, dạy tôi học hành về nó?

Người hỏi: Toàn sống của chúng ta là thói quen, cái trí của tôi là một thói quen, chính là trạng thái của cái trí mà tôi phải thay đổi.

Krishnamurti: Ai là ‘cái tôi’ mà sẽ thay đổi nó? ‘Cái tôi’ cũng là một thói quen, ‘cái tôi’ là một chuỗi của những từ ngữ và những kỷ niệm và hiểu biết, mà là quá khứ, mà là một thói quen.

Người hỏi: Bởi vì tất cả chúng ta đều bị trói buộc bởi những thói quen, chắc chắn chúng ta không biết.

Krishnamurti: Thế là tại sao bạn không nói, ‘Tôi không biết’ thay vì tuôn ra những từ ngữ? Nếu bạn không biết, vậy thì chúng ta sẽ cùng nhau học hành. Nhưng trước hết hãy rõ ràng rằng bạn không biết; và đừng trích dẫn bất kỳ ai. Chúng ta đang ở trong vị trí mà nói, ‘Tôi thực sự không biết’?

Người hỏi: Nhưng tại sao chúng ta có những thói quen này?

Krishnmurti: Điều đó khá đơn giản. Nếu tôi có một tá thói quen, thức dậy mỗi buổi sáng lúc tám giờ, đi làm, trở về nhà lúc sáu giờ chiều, uống một cốc rượu, và vân vân; tôi không phải suy nghĩ nhiều lắm, từng đó đã sinh động lắm rồi. Cái trí thích vận hành trong những khe rãnh, trong những thói quen: nó bảo đảm, nó an toàn. Điều đó không cần nhiều giải thích. Bây giờ làm thế nào cái trí sẽ quan sát toàn mạng lưới của những thói quen?

Người hỏi: Có lẽ chúng ta có thể chú ý mỗi khoảnh khắc, cho đến mức năng lượng của chúng ta còn cho phép.

Krishnamurti: Bạn thấy, đó chỉ là một ý tưởng. Tôi không hứng thú. Thưa bạn, bạn đưa ra một câu phát biểu, đó là: liệu cái trí có thể thấy toàn cấu trúc và bản chất của bộ máy thói quen và khi nó thấy tổng thể, có lẽ có một hành động khác hẳn. Đó là điều gì chúng ta đang tìm hiểu – tôi được phép thâm nhập nó chứ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra.

Làm thế nào cái trí, gồm cả bộ não, thấy cái gì đó một cách tổng thể? Không phải thói quen, nhưng thấy bất kỳ cái gì đó một cách tổng thể. Chúng ta thấy những sự việc sự vật một cách phân chia, phải không? Kinh doanh, gia đình, cộng đồng, những cá nhân, quan điểm của tôi và quan điểm của bạn, Thượng đế của tôi, Thượng đế của bạn; chúng ta thấy mọi thứ trong phân chia, phải không? Đó không là sự thật? Bạn nhận biết được nó chứ? Nếu đang thấy là phân chia, vậy thì bạn không thể thấy tổng thể. Nếu tôi thấy sự sống trong những mảnh bởi vì cái trí của tôi bị quy định, vậy thì chắc chắn nó không thể thấy tổng thể của con người. Nếu tôi tự-tách rời chính tôi qua tham vọng của tôi, qua những thành kiến đặc biệt của tôi, tôi không thể thấy tổng thể. Liệu tôi nhận biết được rằng tôi đang nhìn vào sự sống một cách tách rời – ‘cái tôi’ và ‘cái không tôi’, ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’? Liệu tôi nhìn vào sự sống theo cách đó? Nếu tôi nhìn như thế, vậy thì rõ ràng tôi không thể thấy bất kỳ thứ gì một cách tổng thể. Vậy thì nảy sinh câu hỏi của tôi: làm thế nào cái trí, mà quá bị trói buộc trong thói quen của một tầm nhìn và hoạt động tách rời này, có thể thấy tổng thể? Chắc chắn nó không thể. Nếu tôi quan tâm đến thành tựu, tham vọng, ganh đua đặc biệt của tôi và ham muốn để đạt được của tôi, tôi không thể thấy tổng thể của nhân loại. Vì vậy tôi sẽ làm gì? Muốn thành tựu, muốn là người nào đó, muốn đạt được cái gì đó là một thói quen: một thói quen xã hội cũng như một thói quen mà cho chúng ta vui thú. Khi tôi đi ra đường phố, mọi người quan sát tôi và nói, ‘Ông ta đó kìa’. Điều đó cho tôi nhiều vui thú. Chừng nào cái trí còn vận hành trong lãnh vực của phân chia đó, chắc chắn nó không thể thấy tổng thể. Lúc này câu hỏi của tôi là: cái trí sẽ làm gì, đang vận hành trong những mảnh và đang nhận ra rằng nó không thể thấy tổng thể? Nó sẽ đập vỡ mỗi mảnh, hiểu rõ mỗi mảnh? Điều đó sẽ mất nhiều thời gian. Bạn đang chờ một câu trả lời từ người nói?

Người hỏi: Phải có sự yên lặng tổng thể.

Krishnamurti: Ồ, anh ấy đang trích dẫn người nào đó.

Người hỏi: Nếu tôi có thể thấy tất cả những thói quen ngay lúc này, như chúng thực sự đang xảy ra và thấy sự tiến hành mà đang ngăn cản chúng ta không thấy điều gì thực sự ngay lúc này . . .

Krishnamurti: Chúng ta đang làm điều đó, phải không? Bạn không thâm nhập sâu thẳm hơn chút nào cả, bạn luôn quay lại và quay lại. Lúc này tôi bị trói buộc trong một thói quen; tôi bẻ quặp những ngón tay của tôi, tôi lắng nghe điều gì đang được nói mà miệng há hốc và tôi thấy rằng nó là thói quen; câu hỏi của tôi là: liệu tôi có thể hiểu rõ toàn bộ máy của thói quen này ngay lúc này. Bạn không chú ý. Hãy theo dõi, thưa các bạn, một cái trí ở trong những mảnh không thể thấy tổng thể. Thế là tôi chọn lựa một thói quen và qua học hành về một thói quen đó, tôi thấy toàn hệ thống máy móc của tất cả những thói quen. Tôi sẽ chọn lựa thói quen nào?

Người hỏi: Hút thuốc lá . . .

Krishnamurti: Được rồi. Tôi không đang phân tích: bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa phân tích và quan sát? Phân tích hàm ý người phân tích và vật được phân tích. Vật được phân tích là hút thuốc lá và muốn phân tích điều đó, phải có một người phân tích. Sự khác biệt giữa phân tích và quan sát là thế này: quan sát là thấy một cách trực tiếp, mà không phân tích, đang thấy mà không có người quan sát, đang thấy cái áo màu đỏ, màu hồng hay màu xanh như nó là, mà không nói tôi không thích. Bạn theo kịp chứ? Trong đang thấy không có người quan sát. Tôi thấy màu đỏ và không có ưa thích hay không-ưa thích, có sự quan sát. Phân tích hàm ý, ‘Tôi không thích màu đỏ bởi vì mẹ tôi đã cãi cọ với cha tôi . . .’ làm tôi nhớ lại thời niên thiếu của tôi. Vì vậy phân tích hàm ý một người quan sát. Làm ơn hãy nhận ra rằng có một phân chia giữa người phân tích và vật được phân tích. Trong quan sát không có phân chia. Có sự quan sát mà không có người kiểm duyệt, mà không nói, ‘Tôi thích’, ‘Tôi không thích’, ‘Cái này đẹp’, ‘Cái này không đẹp’, ‘Cái này của tôi’, ‘Cái này không của tôi’. Bạn phải thực hiện điều này, không chỉ lý thuyết về nó, vậy thì bạn sẽ tìm ra.

Như tôi đã nói, chúng ta không đang phân tích, chúng ta chỉ đang quan sát thói quen của hút thuốc lá. Trong đang quan sát, điều gì được phơi bày? Không phải sự giải thích của bạn về nó phơi bày điều gì. Bạn thấy sự khác biệt? Không diễn giải, không giải thích, không bênh vực, không chỉ trích. Thói quen của hút thốc lá phơi bày điều gì?

Người hỏi: Nó phơi bày rằng bạn đang hút khói vào phổi của bạn.

Krishnamurti: Đó là một sự kiện. Thứ hai, nó bảo bạn điều gì? Nó sẽ bảo bạn lịch sử của hút thuốc lá, nếu bạn không diễn giải. Nếu bạn có thể lắng nghe, nếu bạn có thể nhìn ngắm hút thuốc lá, bức tranh sẽ kể cho bạn tất cả mọi việc nó muốn.

Bây giờ nó kể cho bạn điều gì? – rằng bạn đang hút nhiều khói vào phổi của bạn? Còn gì nữa?

Người hỏi: Rằng bạn bị lệ thuộc.

Krishnamurti: Nó chỉ cho bạn rằng bạn bị lệ thuộc vào một lá cỏ.

Người hỏi: Rằng phía bên trong bạn bị trống rỗng.

Krishnamurti: Đó là giải thích của bạn. Nó bảo bạn điều gì?

Người hỏi: Tôi thấy rằng nó chỉ là một việc máy móc; tôi không suy nghĩ nhiều về nó, tôi chỉ thực hiện nó.

Krishnamurti: Nó bảo cho bạn biết rằng bạn đang làm việc gì đó một cách máy móc. Nó bảo cho bạn rằng lần đầu tiên khi bạn hút thuốc nó làm cho bạn bị bệnh; nó không dễ chịu, nhưng vì nhiều người đã hút thuốc, vì vậy bạn hút thuốc. Bây giờ nó đã trở thành một thói quen.

Người hỏi: Nó không bảo cho ông biết rằng nó cũng làm êm dịu trên một mức độ nào đó?

Krishnamurti: Nó bảo cho bạn rằng nó dẫn bạn vào giấc ngủ, nó giúp bạn ngủ quên, nó làm êm ả những giây thần kinh của bạn, làm bạn ăn uống không ngon, để cho bạn không thừa mỡ.

Người hỏi: Nó bảo rằng bạn chán sống.

Krishnamurti: Nó bảo cho bạn rằng nó làm cho bạn thư giãn khi bạn gặp gỡ những người khác mà cảm thấy bị căng thẳng. Nó đã bảo cho bạn nhiều.

Người hỏi: Nó bảo cho tôi rằng tôi không chú ý.

Krishnamurti: Đó là sự giải thích của bạn – nó không đang bảo cho bạn rằng bạn không chú ý.

Người hỏi: Nó cho tôi một thỏa mãn nào đó, đặc biệt sau bữa ăn tối.

Krishnamurti: Vâng, nó giúp đỡ bạn, nó đang bảo cho bạn tất cả điều này. Và tại sao bạn đang làm nó? Chỉ lắng nghe, thưa bạn – làm ơn đừng trả lời tôi mau lẹ như thế. Tại sao bạn đang chấp nhận tất cả mọi điều nó đã phơi bày cho bạn? Truyền hình bảo bạn phải làm gì, mua loại xà phòng nào và mọi chuyện như thế. Tất cả các bạn đã xem những mục quảng cáo đó! Luôn luôn bạn đang được bảo – tại sao bạn chấp nhận nó? Những quyển sách thiêng liêng bảo bạn nên làm gì và bạn không nên làm gì. Tại sao bạn chấp nhận sự tuyên truyền của những nhà thờ và những người chính trị?

Người hỏi: Bởi vì tuân theo một hệ thống dễ dàng hơn.

Krishnamurti: Tại sao bạn tuân theo nó? Đó là bởi vì lợi ích của sự an toàn? Cảm thấy bầu bạn với những người khác? Giống như phần còn lại của con người? Mà có nghĩa, bạn bị sợ hãi khi không giống như những người khác. Bạn muốn giống như mọi người khác, bởi vì trong đó có sự an toàn tuyệt đối. Nếu bạn là một người không-Thiên chúa giáo trong một quốc gia Thiên chúa giáo, bạn thấy điều đó rất khó khăn. Nếu bạn ở trong một quốc gia Cộng sản và không tuân phục phương châm của đảng, bạn sẽ phát giác sống khó khăn vô cùng. Bây giờ hãy quan sát hình ảnh của thuốc lá đó đã phơi bày và tại sao tôi bị trói buộc trong thói quen. Nó là mối tương quan giữa thuốc lá và tôi. Đây là thói quen, đây là phương cách toàn cái trí của tôi đang làm việc: tôi làm điều gì đó bởi vì nó gây an toàn. Tôi bị trói buộc vào một thói quen – tầm thường hay quan trọng bởi vì tôi không phải suy nghĩ gì về nó cả. Vì vậy cái trí của tôi cảm thấy rằng nó an toàn khi vận hành trong những thói quen. Tôi thấy toàn hệ thống máy móc của sự hình thành thói quen này. Qua một thói quen của hút thuốc lá, tôi đã khám phá toàn khuôn mẫu; tôi đã khám phá bộ máy mà đang sản sinh những thói quen.

Người hỏi: Tôi hoàn toàn không hiểu rõ làm thế nào qua lắng nghe một thói quen, ông có thể thấy toàn hệ thống máy móc của thói quen.

Krishnamurti: Tôi đã giải thích nó cho bạn, thưa bạn. Thói quen hàm ý đang vận hành một cách máy móc và từ sự quan sát thói quen máy móc của hút thuốc lá. Tôi thấy cái trí vận hành trong những thói quen như thế nào.

Người hỏi: Nhưng tất cả những thói quen là máy móc hay sao.

Krishnamurti: Chúng chắc chắn là như thế – khoảnh khắc bạn sử dụng từ ngữ thói quen, nó chắc chắn là máy móc.

Người hỏi: Không có những lệ thuộc sâu thẳm hơn chỉ những thói quen máy móc hay sao?

Krishnamurti: Khoảnh khắc chúng ta sử dụng từ ngữ thói quen, nó hàm ý sự lặp lại máy móc – thiết lập một thói quen mà có nghĩa đang làm cùng một sự việc lặp đi và lặp lại. Vì vậy không có thói quen xấu hay tốt: chúng ta chỉ quan tâm đến thói quen.

Người hỏi: Nếu tôi có thói quen của quyền hành, hay thói quen của thanh thản, ví dụ như thế, hay thói quen của tài sản, đó không là cái gì đó sâu thẳm hơn chỉ một thói quen máy móc hay sao?

Krishnamurti: Thói quen của quyền hành, sự đòi hỏi quyền hành, vị trí, thống trị, hung hăng, bạo lực – tất cả điều đó được hàm ý trong sự ham muốn quyền hành. Làm điều gì người ta muốn, giống một em bé, giống một người lớn; điều đó đã trở thành một thói quen.

Người hỏi: Hay muốn sự an toàn . . .

Krishnamurti: Tôi đã nói nó cho bạn sự an toàn và vân vân. Trong tìm hiểu một thói quen đó tôi đã thấy rằng tất cả những thói quen khác đều được đặt nền tảng trên điều đó. Bởi vì những thói quen là máy móc, lặp lại, khi tôi nói, ‘Tôi muốn là một người vĩ đại’, vậy thì tôi trở nên bị trói buộc bởi vì trong thói quen đó tôi tìm thấy sự an toàn và tôi theo đuổi nó. Sâu thẳm bên trong – chúng ta không đang bàn luận thói quen xấu hay tốt, chỉ thói quen – tất cả những thói quen đều máy móc. Bất kỳ việc gì mà tôi làm một cách lặp lại, mà đang làm việc gì đó từ hôm qua sang hôm nay sang ngày mai, phải vận hành êm ả, nhưng nó vẫn còn là thói quen, vẫn còn lặp lại – điều đó rõ ràng.

Người hỏi: Ông sẽ nói rằng những nỗ lực sáng tạo nào đó vẫn còn là những thói quen?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó. Bạn muốn nói rằng trạng thái sáng tạo là thói quen?

Người hỏi: Tánh sáng tạo hàm ý sự mới mẻ. Người ta không thể thực hiện một nỗ lực để sáng tạo.

Krishnamurti: Bạn đang nói tất cả điều này bởi vì bạn sáng tạo hay bạn chỉ đang phỏng đoán nó? Người ta phải hỏi bạn có ý gì qua từ ngữ creativeness tánh sáng tạo. Đây là một câu hỏi quan trọng – và bạn gạt nó đi. Bạn vẽ một bức tranh; hoặc bạn vẽ nó bởi vì bạn thích vẽ tranh, hay bởi vì nó mang lại cho bạn tiền bạc, hay bạn muốn tìm ra một phương cách khởi nguồn của hội họa và vân vân. Sáng tạo có nghĩa gì? Một con người sáng tác một bài thơ bởi vì anh ấy không thể hòa thuận với người vợ hay với xã hội, anh ấy sáng tạo à? Con người quyến luyến đến cây vĩ cầm của anh ấy và kiếm được nhiều tiền bạc từ nó, anh ấy sáng tạo hay sao? Và con người bị căng thẳng trong chính anh ấy, và từ sự căng thẳng này sản sinh những vở kịch mà thế giới nói, ‘Quá hay!’ – bạn sẽ gọi nó là sáng tạo? Con người uống rượu và từ trạng thái say xỉn đó sáng tác những bài thơ đầy âm điệu – anh ấy sáng tạo?

Người hỏi: Làm thế nào ông có thể nhận xét?

Krishnamurti: Tôi không đang nhận xét.

Người hỏi: Nhưng đó là câu hỏi ông đưa ra. Nếu tôi nói người nào đó sáng tạo hay không sáng tạo, tôi đang nhận xét.

Krishnamurti: Tôi không đang nhận xét, thưa bạn, tôi đang hỏi, tôi đang học hành, tôi quan sát tất cả những người viết những quyển sách, những bài thơ hay những vở kịch, hay chơi vĩ cầm. Tôi thấy điều này trước mắt tôi, tôi không nói: điều này tốt, điều này xấu; tôi hỏi: tánh sáng tạo là gì? Khoảnh khắc tôi nói, ‘Điều này đúng’, tôi đã chấm dứt, vậy thì tôi không thể học hành. Và tôi muốn học hành, tôi muốn tìm ra sáng tạo có nghĩa gì.

Người hỏi: Có lẽ nó sẽ có một tánh chung của vạn vật . . .

Krishnamurti: Tôi không biết, có lẽ tôi muốn tìm ra, tôi muốn học hành.

Người hỏi: Nó là được sinh động.

Krishnamurti: Tôi đi đến bảo tàng và nhìn tất cả những bức tranh đó, khâm phục chúng, so sánh chúng rồi nói, ‘Họ quả là những con người sáng tạo’. Vì vậy tôi muốn tìm ra sáng tạo có nghĩa gì. Tôi phải viết một bài thơ, vẽ một bức tranh, viết một vở kịch, để sáng tạo à? Mà có nghĩa, trạng thái sáng tạo cần đến sự diễn tả? Làm ơn, lắng nghe cẩn thận. Người phụ nữ làm bánh mì trong một nhà bếp nóng hừng hực có sáng tạo?

Người hỏi: Chúng ta thông thường gọi những hoạt động này là sáng tạo.

Krishnamurti: Tôi đang tìm hiểu nó. Tôi không nói chúng không phải – tôi không biết. Tôi muốn học hành.

Người hỏi: Nếu tôi làm bánh mì và tôi chưa bao giờ làm nó trước kia – tôi có sáng tạo.

Krishnamurti: Tôi đang hỏi bạn, thưa bạn, sáng tạo là gì.

Người hỏi: Tại khoảnh khắc này chúng ta sáng tạo.

Krishnamurti: Không. Không. Khi quan sát tất cả mọi việc mà con người đã làm tôi tự hỏi chính tôi, sáng tạo là gì? Nó phải có một diễn tả? – giống như làm bánh mì, vẽ một bức tranh, viết một vở kịch, kiếm tiền. Nó cần đến sự diễn tả?

Người hỏi: Vâng, tôi nghĩ lúc này chúng ta đang sáng tạo.

Krishnamurti: Đó là mấu chốt của tôi. Mấu chốt của tôi là, liệu bạn sáng tạo hay chỉ đang lắng nghe người nào đó giải thích tất cả điều này.

Người hỏi: Tôi nghĩ ông sáng tạo khi ông nhìn ngắm không dựa trên sự phê bình.

Krishnamurti: Không ‘tôi nghĩ’. Bạn thấy, thưa bạn, đầy khẩn thiết tôi muốn tìm ra.

Người hỏi: Khoảnh khắc bạn thấy rằng bạn quyến luyến, trong ngay khoảnh khắc đó bạn thấy và hành động. Đó là khoảnh khắc của sáng tạo.

Krishnamurti: Vì vậy bạn đang nói, đang thấy là đang hành động và tại khoảnh khắc đó có sáng tạo. Đó là một định nghĩa.

Người hỏi: Sáng tạo không là sự hòa hợp với thiên nhiên của người ta hay sao?

Krishnamurti: Bạn hòa hợp với thiên nhiên? Bạn quên mấu chốt. Tôi muốn tìm ra, tôi đang bị đói, tôi đã quan sát tất cả những họa sĩ vĩ đại, tôi đã xem tất cả những vở kịch kiệt suất và vân vân. Tôi hỏi sáng tạo là gì? Có sáng tạo là gì? Đừng đưa ra một định nghĩa, tôi muốn học hành!

Người hỏi: Làm cái gì đó mới mẻ là sáng tạo.

Krishnamurti: Điều đó có nghĩa gì? Cái gì đó mới mẻ và hoàn toàn trong sáng, mà không có một quyết định? Điều đó có nghĩa quá khứ phải kết thúc. Nó đã kết thúc cùng bạn? Hay bạn chỉ đang nói về sáng tạo giống như bạn nói về một quyển sách. Nếu bạn như thế, bạn không là một bộ phận trong nó. Tôi muốn học hành, tôi đầy đam mê, tôi muốn đổ nước mắt vì nó! Người ta có thể sống một cách sáng tạo mà không cần làm bất kỳ việc gì trong những việc này, hoặc làm bánh mì, vẽ một bức tranh, hoặc viết một bài thơ. Bạn chỉ có thể làm điều đó khi cái trí không-phân chia, khi không có sợ hãi, khi cái trí được tự do khỏi tất cả những hàm ý của quá khứ, khi cái trí được tự do khỏi cái đã được biết.

Người hỏi: Đối với tôi, sáng tạo không là một sự việc, nó là một chuyển động.

Krishnamurti: Không phải đối với bạn, thưa bạn, cũng không phải đối với tôi – tất cả các bạn đang chuyển nó thành cá nhân. Nó không là một quan điểm. Tôi đang bị đói và bạn cho tôi ăn bằng một đống từ ngữ. Mà có nghĩa, bạn không đang bị đói. Ngày hôm qua, sau khi nói về sự quyến luyến, tôi đang nhìn ngắm nó; cái trí đã đang nhìn ngắm nó suốt ngày, liệu nó quyến luyến đến bất kỳ thứ gì đó, đến ngồi trên một bục giảng, nói chuyện, muốn chỉ bảo mọi người, viết cái gì đó, hay quyến luyến đến một con người, đến những ý tưởng, đến một cái ghế. Người ta phải tìm ra, và trong tìm ra người ta khám phá những sự việc lạ thường, vẻ đẹp của tự do và tình yêu mà đến từ tự do đó. Khi chúng ta đang nói về sáng tạo, nó có nghĩa một cái trí không-hung hăng.

Vậy là muốn tìm ra về bộ máy, mạng lưới của thói quen, người ta phải tỉnh táo, thâm nhập nó, cho phép nó trôi chảy qua người ta, giống như dòng sông đang chuyển động. Hãy để cho sự thâm nhập này mang bạn đi mọi ngày và bạn sẽ khám phá những sự việc lạ thường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7338)
Như đã sắp đặt trước cả năm, Khóa Tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 12 của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL được tổ chức tại Sydney Academy of Sport and Recreation
08/04/2013(Xem: 12471)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 3045)
Phật tử là người tu học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật. Nói cách khác, người Phật tử là người đi tìm sự thật nơi con người và vũ trụ theo kinh nghiệm ...
05/04/2013(Xem: 3550)
Phật tử nghiên cứu và học hỏi giáo lý của đức Phật là cốt tìm một phương pháp giải thoát và an lạc cho chính mình. Cũng như ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đến với Ngài là để cầu sự chỉ giáo của Ngài, hầu mong đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui.
03/01/2013(Xem: 3515)
Ngài Ajahn Chah ( 1918-1992) là một trong những vị thiền sư danh tiếng và được kính trọng bậc nhất ở Thái Lan. Ngài thọ giới Tỷ-kheo vào tuổi 20, theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm (Forest Sangha), thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy. Ngài tu tập dưới sự hướng dẫn của một số thiền sư danh tiếng đương thời, trong đó Ngài Ajahn Mun là vị thầy có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với ngài. Sau nhiều năm hành đạo trong các vùng rừng núi như một vị du tăng, cuối cùng Ajahn Chah dừng chân để thiết lập tu viện Wat Pah Pong tại một vùng quê thuộc miền Đông Bắc Thái Lan.
02/12/2012(Xem: 6278)
LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.
17/10/2012(Xem: 3085)
Danh từ Đạo Phật "Buddhism" là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ thường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạy của Đức Phật, Phật pháp hay Phật Giáo. Từ Buddha được phiên âm ra tiếng Việt là Bụt hay Phật, không phải là tên riêng. Đó là một quả vị, có nghĩa là người Giác ngộ, người Tỉnh thức, hoặc là người Biết như thật, là người đã hoàn toàn giải thoát, không còn bị sinh tử luân hồi.
17/09/2012(Xem: 2862)
Gần đây tôi nghe nhiều người tu niệm Phật nói về hai việc khiến tôi rất hoang mang. Một là, phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ. Hai là, thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và tụng kinh Vô Lượng Thọthôi, không nên tụng những kinh khác. Mong quý Báo giải thích hai vấn đề cho tôi được hiểu để an tâm trong việc tu tập theo pháp môn Tịnh độ truyền thống.
01/08/2012(Xem: 2884)
Theo kinh nghiệm của riêng tôi, chúng ta cảm thấy toại nguyện, tĩnh lặng và hạnh phúc. Hạnh phúc là hạnh phúc! Mọi người đang cố gắng để đạt được hạnh phúc. Cây cỏ có sự sống, nhưng tôi không chắc là chúng có cảm giác hay không. Chúng ta, trái lại, kinh nghiệm khổ đau và vui sướng. Khi chúng ta nói về chúng sinh, chúng ta liên hệ đến những tạo vật có sự sống cũng như những kinh nghiệm đớn đau và khoái lạc của chúng.
07/07/2012(Xem: 3128)
Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể thấu hiểu. Thế nên, ta sẽ tiếp tục im lặng và ngơi nghỉ trong rừng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]