Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 6 – Năng lượng và Sự Đột biến

15/07/201114:24(Xem: 4935)
Đối thoại 6 – Năng lượng và Sự Đột biến

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 6

NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỘT BIẾN

New Delhi, ngày 21 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Cả khoa học và yoga đều khẳng định rằng khi một sinh vật đang sống được phơi bày đến năng lượng mãnh liệt có một đột biến. Điều này xảy ra khi có sự phơi bày quá mức đối với sự bức xạ – nó có lẽ dẫn đến một đột biến trong những gene. Theo yoga nó cũng xảy ra, khi suy nghĩ được đặt trong ý thức trước ngọn lửa của năng lượng. Anh nghĩ điều này có ý nghĩa dựa vào điều gì anh đang giảng thuyết?

B:Sự bức xạ mang lại sự biến dạng. Có thể có sự đột biến hủy diệt. Tia laser xuyên thủng sắt thép và da thịt. Nó có khả năng hủy diệt cũng như chữa trị.

Krishnamurti: Liệu điều gì bạn muốn nói đến là năng lượng con người? Năng lượng trong những con người là gì? Chúng ta hãy trình bày nó rất đơn giản.

P: Năng lượng là cái gì đó mà làm cho sự chuyển động có thể xảy ra được.

B:Năng lượng hiện diện tại những mức độ khác nhau. Có năng lượng tại mức độ vật lý. Tiếp theo chính bộ não là một nguồn của năng lượng; nó tạo ra những xung điện.

Krishnamurti: Tất cả chuyển động, sự bức xạ, bất kỳ chuyển động nào của suy nghĩ, bất kỳ hành động nào đều là năng lượng. Khi nào nó trở thành mãnh liệt? Khi nào nó có thể làm những việc phi thường nhất? Khi nào nó có thể được hướng dẫn để thực hiện những việc không thể tưởng tượng được?

P:Khi nó không bị hao tán. Khi nó được tập trung.

Krishnamurti: Khi nào điều đó xảy ra? Nó xảy ra trong tức giận, hận thù, bạo lực? Nó xảy ra khi có tham vọng, khi có ham muốn cực kỳ? Hay nó xảy ra khi một thi sĩ có sự thôi thúc, sinh lực, năng lượng để sáng tác?

P: Năng lượng như thế kết tinh và trở thành cố định?

Krishnamurti: Chúng ta biết dạng năng lượng này. Nhưng năng lượng chúng ta biết không tạo được một đột biến trong cái trí con người. Tại sao? Năng lượng này trở thành mãnh liệt khi có sự thành tựu trong hành động. Khi nào nó chuyển động đến một kích thước khác hẳn? Một họa sĩ hay một người khoa học, sử dụng tài năng của anh ấy, tăng cường năng lượng và cho sự diễn tả đến nó. Nhưng chất lượng của cái trí anh ấy, của thân tâm anh ấy, không được thay đổi bởi năng lượng này.

Pupul Jayakar: Chúng ta đang bỏ sót cái gì đó trong tất cả điều này.

Krishnamurti: Bạn đang hỏi liệu có một chất lượng của năng lượng mà thay đổi cái trí con người? Đó là câu hỏi của bạn. Lúc này, tại sao nó không xảy ra trong người họa sĩ, trong người nhạc sĩ, trong người viết văn?

P: Tôi nghĩ do bởi năng lượng của họ là thuộc một kích thước.

Krishnamurti:Người họa sĩ vẫn còn tham vọng, tham lam, một người trưởng giả.

S:Tại sao anh nói rằng sự tham lam sẽ hiện diện trong cách của năng lượng đang vận hành? Con người có lẽ có tham vọng nhưng anh ấy cũng tốt lành. Đây là những yếu tố tạo thành cái ngã của anh ấy.

Krishnamurti: Chúng ta đang hỏi tại sao, khi con người có năng lượng đó, năng lượng đó không tạo ra một thay đổi cơ bản?

P: Con người có năng lượng để vận hành trong môi trường sống của anh ấy. Nhưng có một lãnh vực rộng lớn của thân tâm anh ấy nơi không có chuyển động của năng lượng.

Krishnamurti: Con người sử dụng năng lượng, vận hành trọn vẹn trong một phương hướng, và trong những phương hướng còn lại anh ấy im lìm. Năng lượng im lìm trong một phần thuộc sự tồn tại của anh ấy, và trong phần khác nó lại năng động.

P: Thậm chí những dụng cụ giác quan của con người cũng được sử dụng từng phần.

Krishnamurti: Anh ấy là một con người phân chia. Tại sao sự phân chia này xảy ra? Một mảnh đang năng động cực kỳ, mảnh kia không vận hành gì cả. Một mảnh thì tầm thường, trưởng giả, nhỏ nhen. Khi nào hai mảnh này kết hợp để trở thành năng lượng hòa hợp? Một năng lượng không-phân chia? Một năng lượng không vận hành trọn vẹn tại một mức độ trong khi tại mức độ khác điện áp lại yếu?

P: Khi những dụng cụ giác quan vận hành trọn vẹn.

Krishnamurti:Khi nào điều này xảy ra? Chúng vận hành trọn vẹn khi có một khủng hoảng nghiêm trọng?

P: Không luôn luôn, thưa anh. Hành động của khủng hoảng cũng có thể là từng phần; anh có thể nhảy tránh khi thấy một con rắn nhưng anh có thể nhảy vào một bụi gai.

Krishnamurti:Khi nào mảnh không còn là một mảnh. Chúng ta không đang suy nghĩ dựa vào chuyển động, dựa vào hành động, dựa vào thay đổi, hay sao? Chúng ta đã chấp nhận chuyển động để tồn tại, chuyển động của trở thành. Chúng ta đã chấp nhận sự phân chia. Chuyển động của trở thành luôn luôn là một chuyển động trong những mảnh. Liệu có một chuyển động mà không phụ thuộc vào những bảng phân loại này? Hãy thấy điều gì xảy ra nếu không có chuyển động gì cả.

P: Tôi đã luôn luôn thấy rằng hiểu rõ những câu hỏi này của anh là điều rất khó khăn. Bản chất của chính câu hỏi gợi ý một điều khác, điều đối nghịch.

S: Người ta thực sự không biết chuyển động im lìm.

Krishnamurti: Thoạt đầu chúng ta đã nói có sự phân chia. Một mảnh rất sinh động và mảnh còn lại không sinh động.

B: Năng lượng của người họa sĩ, toàn thân tâm của anh ấy, vận hành theo một kích thước. Không có sự nhận biết.

Krishnamurti:Tôi không chắc lắm. Một mảnh là sinh động. Bạn đang nói mảnh còn lại không nhận biết được chính nó.

P:Người họa sĩ vẽ, anh ấy cũng có một tình yêu với một người phụ nữ. Anh ấy không thấy những hành động này như những mảnh.

Krishnamurti: Chúng ta đã vượt quá điều đó. Chúng ta thấy anh ấy bị phân chia. Anh ấy vận hành trong những mảnh – một mảnh thì sinh động và mảnh kia lại im lìm. Trong sự im lìm đó có hành động đang xảy ra. Một mảnh thì rất năng động và mảnh kia trong một âm điệu thấp. Chúng ta thấy điều này. Lúc này câu hỏi là, liệu năng lượng này có thể tăng thêm để tạo ra một thay đổi trong những tế bào não?

P: Liệu nó có thể đem theo cái mảnh lờ đờ và thay đổi chính cấu trúc của nó để cho có một thay đổi trong cả hai.

Krishnamurti:Tôi có lẽ là một người điêu khắc vĩ đại. Một mảnh của tôi lại im lìm. Bạn hỏi, liệu có thể có một thay đổi không những trong cái mảnh im lìm nhưng còn cả trong năng lượng đó mà đi vào sự sáng tác của người điêu khắc.

Câu hỏi là, liệu tôi có sẵn lòng chấp nhận rằng tôi có lẽ không còn là một người điêu khắc? Bởi vì điều đó có lẽ xảy ra. Khi tôi thâm nhập vấn đề của một thay đổi này trong chính những tế bào não, nó có thể xảy ra rằng tôi có lẽ không bao giờ là một người điêu khắc. Nhưng là một người điêu khắc lại rất quan trọng đối với tôi. Tôi không muốn buông bỏ việc nó.

P:Chúng ta hãy bỏ qua người điêu khắc. Ở đây chúng tôi đang ở trước mặt anh và anh nói, hãy nhìn, thay đổi này trong cấu trúc của những tế bào não có lẽ là sự kết thúc của tất cả tài năng, của tất cả hành động quan trọng. Chúng tôi chấp nhận điều gì anh nói.

Krishnamurti: Điều đó đúng. Nếu bạn sẵn sàng buông bỏ, vậy thì điều gì xảy ra? Mà có nghĩa mất đi khả năng, sự thành tựu, sự tiếp tục của ‘cái tôi’. Lúc này, khi nào qua năng lượng sự đột biến này trong những tế bào não xảy ra?

Bạn thấy nơi nào năng lượng đang bị hao tán qua tài năng và qua những khe rãnh, năng lượng không được tập hợp hoàn toàn. Khi năng lượng này không chuyển động gì cả, vậy thì tôi nghĩ cái gì đó xảy ra, vậy thì nó phải nổ tung.

Tôi nghĩ, lúc đó chất lượng của chính tế bào não thay đổi. Đó là lý do tại sao tôi đã hỏi, tại sao chúng ta luôn luôn đang suy nghĩ dựa vào sự chuyển động?

Khi không có chuyển động phía bên trong hay phía bên ngoài, khi không có nhu cầu trải nghiệm, không thức dậy, không tìm kiếm, không chuyển động thuộc bất kỳ loại nào, lúc đó năng lượng ở tại mức độ tột đỉnh của nó. Mà có nghĩa, người ta phải phủ nhận tất cả chuyển động. Khi điều đó xảy ra, năng lượng hoàn toàn bất động, mà là yên lặng.

Như chúng ta đã nói ngày hôm trước, khi có yên lặng, vậy là cái trí đang tự thay đổi chính nó. Vậy là nó hoàn toàn im lìm, khi không ai đang canh tác nó, vậy thì nó yên lặng giống như cái tử cung.

Cái trí mà là thùng chứa của chuyển động, khi chuyển động đó không có hình dáng, không ‘cái tôi’, không tầm nhìn, không hình ảnh, nó hoàn toàn yên lặng.

Trong nó không có ký ức. Vậy thì những tế bào não trải qua một thay đổi.

Những tế bào não quen thuộc với chuyển động trong thời gian. Chúng là cặn bã của thời gian và thời gian là chuyển động; một chuyển động bên trong không gian mà nó tạo ra khi nó chuyển động. Khi cái trí thấy được điều này, khi nó thấy sự vô lý của tất cả chuyển động trong ý nghĩa của thời gian, vậy thì tất cả chuyển động đều kết thúc.

Vì vậy, khi cái trí phủ nhận hoàn toàn tất cả chuyển động, thế là tất cả thời gian, tất cả suy nghĩ, tất cả ký ức, có sự yên lặng tuyệt đối, không phải sự yên lặng tương đối.

Vì vậy, vấn đề là không phải làm thế nào tạo ra sự thay đổi, nhưng thâm nhập vào cấu trúc của những tế bào não. Sự nhận ra rằng bất kỳ chuyển động nào từ những tế bào não đều cho sự tiếp tục đến chính thời gian, kết thúc tất cả những chuyển động. Chuyển động luôn luôn ở trong quá khứ hay trong tương lai – chuyển động từ quá khứ sang hiện tại đến tương lai. Đó là tất cả mà chúng ta biết và chúng ta muốn sự thay đổi trong chuyển động này. Chúng ta muốn chuyển động, và tuy nhiên chúng ta muốn sự thay đổi trong chuyển động này, và thế là những tế bào não tiếp tục. (Ngừng)

Đơn giản lạ thường. Tôi không biết liệu bạn thấy điều này. Tất cả chúng ta đều muốn làm phức tạp nó. Bất kỳ nỗ lực nào để chặn đứng sự chuyển động đều là sự mâu thuẫn và vì vậy, thời gian, và thế là không thay đổi gì cả. Tất cả những người tìm kiếm đều đã nói về một chuyển động cao hơn, chuyển động thuộc thứ bậc. Câu hỏi là, liệu chính cái trí có thể tự-phủ nhận tất cả chuyển động?

Bạn thấy, khi bạn nhìn ngắm bộ não của bạn, có trung tâm hoàn toàn yên lặng và tuy nhiên đang lắng nghe mọi thứ đang xảy ra – chiếc xe buýt, những con chim. Chúng ta muốn chặn đứng sự ồn ào phía bên ngoài nhưng lại muốn tiếp tục sự huyên thuyên phía bên trong. Chúng ta muốn chặn đứng chuyển động phía bên ngoài nhưng tiếp tục với chuyển động phía bên trong.

Khi không có chuyển động, có sự tập trung lạ thường của năng lượng.

Vì vậy, đột biến là sự hiểu rõ về chuyển động và kết thúc chuyển động trong chính những tế bào não.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 6263)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 4248)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2660)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 6185)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3484)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 8399)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3616)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4760)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 8601)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
05/05/2010(Xem: 13529)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]