Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 5 – Bước Đầu tiên là Bước Cuối cùng

15/07/201114:24(Xem: 3736)
Đối thoại 5 – Bước Đầu tiên là Bước Cuối cùng

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 5

BƯỚC ĐẦU TIÊN

LÀ BƯỚC CUỐI CÙNG

New Delhi, ngày 19 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Ngày hôm qua, khi chúng ta đang dạo bộ, anh đã nói bước đầu tiên là bước cuối cùng. Muốn hiểu rõ câu nói đó, tôi nghĩ chúng ta nên thâm nhập vấn đề của thời gian và liệu có một sự việc như là trạng thái cuối cùng của sự khai sáng. Sự hoang mang nảy sinh bởi vì những cái trí của chúng ta bị quy định để suy nghĩ về sự khai sáng như một trạng thái cuối cùng. Liệu hiểu rõ hay khai sáng là một trạng thái cuối cùng?

Krishnamurti: Bạn biết, khi chúng ta đã nói bước đầu tiên là bước cuối cùng; liệu chúng ta không đang nghĩ về thời gian như một chuyển động ngang hay một chuyển động dọc? Liệu chúng ta không đang suy nghĩ về chuyển động trên một mặt phẳng? Ngày hôm qua chúng ta đang nói, khi chúng ta đang dạo bộ, liệu chúng ta có thể xóa sạch hoàn toàn chiều cao, chuyển động ngang và chuyển động dọc, và quan sát sự kiện này, rằng dù chúng ta ở bất kỳ nơi đâu, tại bất kỳ mức độ nào của tình trạng bị quy định, của hiện diện, sự nhận biết của sự thật, của sự kiện, tại ngay khoảnh khắc đó là bước cuối cùng.

Tôi là một người thư ký trong một văn phòng nhỏ, cùng những đau khổ dính dáng trong nó; người thư ký lắng nghe và nhận biết. Người đó lắng nghe và tại khoảnh khắc đó thực sự ‘thấy’. Thấy đó và nhận biết đó là bước đầu tiên và bước cuối cùng. Bởi vì, tại khoảnh khắc đó anh ấy đã hiệp thông cùng sự thật và anh ấy thấy cái gì đó rất rõ ràng.

Nhưng điều gì xảy ra sau đó là, anh ấy muốn nuôi dưỡng trạng thái đó. Sự nhận biết, sự giải thoát và chính sự nhận biết sáng tạo sự giải thoát; anh ấy muốn tiếp tục, biến nó thành một qui trình. Và thế là anh ấy bị trói buộc và mất đi toàn bộ chất lượng của sự nhận biết.

Vì vậy điều gì chúng ta đang nói là, bất kỳ qui trình nào đều hàm ý sự kết thúc. Nó là một chuyển động từ chuyển động ngang đến chuyển động dọc; chuyển động dọc dẫn đến một kết thúc. Và thế là, chúng ta nghĩ rằng sự nhận biết, sự giải thoát là một kết thúc; một vị trí mà không có chuyển động. Rốt cuộc, những phương pháp, những luyện tập, những hệ thống hàm ý một qui trình hướng về một kết thúc.

Nếu không có ý tưởng thuộc khái niệm của sự kết thúc, sẽ không có qui trình.

P:Toàn cấu trúc của suy nghĩ được thiết lập trên một chuyển động ngang và vì vậy bất kỳ nguyên lý nào của vĩnh cửu đều phải ở trên mặt phẳng ngang.

Krishnamurti: Chúng ta quen thuộc với việc đọc một quyển sách theo hàng ngang. Mọi thứ đều hàng ngang – tất cả những quyển sách của chúng ta.

P: Mọi thứ đều có một khởi đầu và một kết thúc.

Krishnamurti: Và chúng ta nghĩ chương sách đầu tiên chắc chắn phải dẫn đến chương sách cuối cùng. Chúng ta cảm thấy tất cả những luyện tập đều dẫn đến một kết thúc; đến một giải thoát. Tất cả nó đều là đọc hàng ngang. Những cái trí, những hai mắt và những thái độ của chúng ta đều bị quy định để vận hành trên mặt phẳng ngang và tại khúc cuối, có một kết thúc. Quyển sách đọc xong. Bạn hỏi liệu sự thật hay sự khai sáng là một thành tựu cuối cùng; một điểm kết thúc vượt khỏi mà không có gì cả?

P: Từ đó không thể có rơi lại. Có lẽ vì một nhận biết tích tắc, và chất lượng của cái đó, tôi hiểu rõ. Một chốc lát sau, suy nghĩ nảy ra lại. Tôi tự nhủ với mình ‘Tôi quay lại trạng thái cũ’. Tôi nghi ngờ liệu ‘tiếp xúc’ đó có bất kỳ giá trị nào không. Tôi đặt ra một khoảng cách, một ngăn cản giữa tôi và trạng thái đó – tôi nói, nếu cái đó là đúng thực, suy nghĩ sẽ không nảy ra.

Krishnamurti:Tôi thấy; tôi nhận biết cái gì đó lạ thường; cái gì đó đúng thực. Tôi muốn tiếp tục sự nhận biết đó; cho nó một tiếp tục để cho sự nhận biết – hành động tiếp tục qua sống hàng ngày của tôi. Tôi nghĩ đó là nơi sự sai lầm bắt đầu. Cái trí đã thấy cái gì đó đúng thực. Từng đó đủ rồi. Cái trí đó là một cái trí hồn nhiên, rõ ràng, không bị tổn thương. Cái trí đó muốn tiếp tục nhận biết đó qua những hoạt động hàng ngày. Cái trí đã thấy cái gì đó rất rõ ràng. Hãy thả nó ở lại đó. Bước kế tiếp là bước kết thúc. Thả nó ở lại đó là bước kết thúc kế tiếp. Bởi vì cái trí của tôi sẵn sàng trong sáng rồi để thâu nhận bước kết thúc kế tiếp. Trong chuyển động hàng ngày của sự sống, nó không mang qua. Sự nhận biết đã không trở thành hiểu biết.

P: Cái tôi như người làm liên quan đến suy nghĩ hay thấy phải kết thúc.

Krishnamurti: Chết đi cái sự việc mà là đúng thực. Ngược lại, nó trở thành ký ức, mà tiếp theo trở thành suy nghĩ, và suy nghĩ nói làm thế nào tôi sẽ tiếp tục trạng thái đó. Nếu cái trí thấy rõ ràng, và nó chỉ có thể thấy rõ ràng khi thấy là kết thúc của nó, vậy thì cái trí có thể bắt đầu một chuyển động nơi bước đầu tiên là bước cuối cùng. Trong việc này không có dính dáng qui trình nào cả. Không có yếu tố của thời gian. Thời gian len lỏi vào khi, bởi vì đã thấy nó rõ ràng, đã nhận biết được nó, có một mang qua và vận dụng nó cho biến cố kế tiếp.

P: Mang qua đó là không thấy hay không nhận biết.

Krishnamurti: Vì vậy, tất cả những tiếp cận thuộc truyền thống mà đưa ra một qui trình phải có một vị trí, một kết luận, một kết thúc và bất kỳ cái gì mà có một kết thúc, một vị trí cố định, không là sự việc đang sống gì cả.

Giống như nói rằng có nhiều con đường dẫn đến nhà ga. Nhà ga bị cố định.

Liệu sự thật là một kết thúc mà một lần bạn đã đạt được nó, mọi thứ đều chấm dứt – những lo âu của bạn, những sợ hãi của bạn và vân vân? Hay liệu nó làm việc một cách hoàn toàn khác hẳn? Liệu nó có nghĩa rằng ngay khi tôi ở trên xe lửa, không gì có thể xảy đến cho tôi? Liệu nó có nghĩa rằng tôi chờ đợi chiếc xe lửa sẽ mang tôi đến điểm đến của tôi? Tất cả những việc này là những chuyển động ngang.

Vì vậy một qui trình hàm ý một điểm cố định. Những hệ thống, những phương pháp, những luyện tập, tất cả đều cống hiến một vị trí cố định và hứa hẹn với con người rằng khi anh ấy thành tựu nó, tất cả những phiền muộn đều chấm dứt. Liệu có cái gì đó mà thực sự không thời gian? Một vị trí cố định là trong thời gian. Nó ở trong thời gian bởi vì bạn đã công nhận nó. Bởi vì đã có suy nghĩ liên tục về vị trí kết thúc, và suy nghĩ về nó là thời gian. Liệu người ta có thể bắt gặp cái này mà phải không-thời gian, không-qui trình, không-hệ thống, không-phương pháp, không-phương cách?

Liệu cái trí này mà quá bị quy định theo chiều ngang có thể, liệu cái trí này, khi biết rằng nó sống theo chiều ngang, có thể nhận biết ‘cái đó’ mà cũng không thuộc chiều ngang lẫn không thuộc chiều dọc? Liệu nó có thể nhận biết trong một tích tắc? Liệu nó có thể nhận biết rằng ‘thấy’ đã xóa sạch và kết thúc nó? Trong việc này là bước đầu tiên và bước cuối cùng bởi vì nó đã thấy mới mẻ lại.

Câu hỏi của bạn là, liệu một cái trí như thế có khi nào được tự do khỏi phiền muộn? Tôi nghĩ đó là một câu hỏi sai lầm. Bạn vẫn còn đang suy nghĩ dựa vào sự kết thúc, khi bạn đặt ra câu hỏi đó. Bạn đã đi đến một kết luận rồi, và thế là quay lại vào qui trình ngang.

P: Sự tinh tế của nó là rằng cái trí phải đặt ra những nghi vấn cơ bản nhưng không bao giờ ‘làm thế nào’.

Krishnamurti: Tuyệt đối. Tôi thấy rất rõ ràng; tôi nhận biết. Sự nhận biết là ánh sáng. Tôi muốn mang nó qua như ký ức, như suy nghĩ, và áp dụng nó vào sống hàng ngày và thế là tôi giới thiệu sự phân hai, xung đột, mâu thuẫn.

Vì vậy tôi nói làm thế nào tôi sẽ vượt khỏi nó? Tất cả những hệ thống đều cống hiến một qui trình, một vị trí cố định và sự kết thúc tất cả phiền muộn.

Nhận biết là ánh sáng cho cái trí này. Nó không còn quan tâm đến sự nhận biết nữa bởi vì nếu nó quan tâm, nó trở thành ký ức. Liệu cái trí, khi thấy cái gì đó rất rõ ràng, có thể kết thúc sự nhận biết đó? Vậy là, ở đây chính bước đầu tiên là bước cuối cùng. Cái trí trong sáng để nhìn ngắm. Đối với một cái trí như thế, liệu có thể có kết thúc cho tất cả những phiền muộn? Nó không đặt ra một câu hỏi như thế. Khi nó xảy ra, nó sẽ thấy. Thấy điều gì xảy ra. Khi tôi đặt ra câu hỏi ‘Liệu cái này sẽ kết thúc tất cả phiền muộn?’ Tôi đang suy nghĩ về tương lai rồi và thế là tôi bị trói buộc trong thời gian.

Nhưng tôi không quan tâm. Tôi nhận biết. Nó chấm dứt. Tôi thấy cái gì đó rất rõ ràng – sự rõ ràng của nhận biết. Sự nhận biết là ánh sáng. Nó chấm dứt. Thế là cái trí không bao giờ bị trói buộc trong thời gian. Bởi vì, mỗi lần tôi đã sử dụng bước đầu tiên, tôi cũng đã sử dụng bước cuối cùng.

Vì vậy chúng ta thấy rằng tất cả những qui trình, tất cả những hệ thống, phải hoàn toàn bị khước từ bởi vì chúng làm tiếp tục thời gian. Qua thời gian bạn hy vọng đến được cái không-thời gian.

P: Tôi thấy rằng những dụng cụ được sử dụng trong điều gì anh đang nói là sự kiện của thấy và lắng nghe. Đây là những chuyển động thuộc giác quan. Do bởi qua những chuyển động thuộc giác quan mà tình trạng bị quy định cũng hiện diện. Cái gì mà khiến cho một chuyển động làm tan biến hoàn toàn tình trạng bị quy định và một chuyển động khác lại củng cố nó?

Krishnamurti: Tôi lắng nghe câu hỏi đó như thế nào. Trước hết, tôi không biết. Tôi sắp sửa học hành. Nếu tôi học hành với mục đích thâu lượm hiểu biết, mà từ đó tôi sẽ hành động, hành động đó trở thành máy móc. Nhưng khi tôi học hành mà không tích lũy – mà có nghĩa nhận biết, nghe, mà không thâu lượm – cái trí luôn luôn trống không. Vậy thì câu hỏi là gì?

Liệu cái trí trống không có khi nào bị quy định và tại sao nó phải bị quy định. Một cái trí thực sự đang lắng nghe, liệu nó có thể bị quy định? Nó luôn luôn đang học hành, nó luôn luôn trong chuyển động. Nó không là một chuyển động từ cái gì đó hướng về cái gì đó. Một chuyển động không thể có một khởi đầu và một kết thúc. Nó là cái gì đó sinh động, không bao giờ bị quy định. Một cái trí mà thâu lượm hiểu biết để vận hành bị quy định bởi hiểu biết riêng của nó.

P: Liệu nó là cùng một dụng cụ đang vận hành trong cả hai?

Krishnamurti: Tôi không biết. Tôi thực sự không biết. Cái trí chất đầy hiểu biết thấy tùy theo hiểu biết đó, tùy theo tình trạng bị quy định đó.

P:Thưa anh, thấy giống như bật đèn. Nó không có quy định trong chính nó.

Krishnamurti: Cái trí chất đầy những hình ảnh, những từ ngữ, những biểu tượng. Qua đó, nó suy nghĩ, nó thấy.

P: Nó thấy à?

Krishnamurti: Không. Tôi có một hình ảnh về bạn và tôi thấy qua hình ảnh đó. Đó là sự biến dạng. Hình ảnh là tình trạng bị quy định của tôi. Nó vẫn còn ở trong cùng thùng chứa với tất cả những vật trong nó, và nó là cùng thùng chứa mà không có vật gì trong nó.

Những vật của thùng chứa là thùng chứa. Khi không có những vật, thùng chứa không còn hình thể.

P: Vì vậy nó có thể thâu nhận ‘cái gì là’.

Krishnamurti: Sự nhận biết chỉ có thể xảy ra được khi không có hình ảnh. Điều đó rất đơn giản. Để giải thích lại, bạn thấy, sự nhận biết chỉ có thể xảy ra được khi không có hình ảnh – không-biểu tượng, không-ý tưởng, không-từ ngữ, không-hình thức, mà tất cả đều là hình ảnh. Vậy thì, sự nhận biết là ánh sáng. Không phải rằng tôi thấy ánh sáng. Có ánh sáng. Sự nhận biết là ánh sáng. Vì vậy, sự nhận biết là hành động. Và một cái trí chất đầy những hình ảnh không thể nhận biết. Nó thấy qua hình ảnh và thế là bị biến dạng.

Điều gì chúng ta đã nói là đúng thực. Nó rất chính đáng. Tôi đã lắng nghe điều này. Trong nhân tố của lắng nghe không có ‘cái tôi’. Trong nhân tố của mang nó qua có ‘cái tôi’. ‘Cái tôi’ là thời gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2012(Xem: 2891)
Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể thấu hiểu. Thế nên, ta sẽ tiếp tục im lặng và ngơi nghỉ trong rừng".
14/06/2012(Xem: 5041)
Một số gọi tôi là Phật Sống, có khi gọi là Thánh Vương[1], Bắc Kinh gọi tôi là ác quỷ, kể cả một số người gọi tôi là quốc xã - Nazi. Tôi nghĩ không ai tin thế. Tôi tự diễn tả tôi là một "thầy tu giản dị'', hầu như không bao giờ trong giấc mơ tôi nghĩ tôi là Đạt Lai Lạt Ma, tôi luôn luôn cảm nhận tôi là một thầy tu. Tất cả chúng ta giống nhau, có cùng điều kiện vật lý, cùng thân thể như nhau, cùng cảm xúc: giận hờn, yêu thương, thù ghét,...
26/05/2012(Xem: 6168)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
16/04/2012(Xem: 5813)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
31/03/2012(Xem: 9237)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/01/2012(Xem: 6302)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
15/09/2011(Xem: 3535)
Một lần, hành giả Tịnh độ đến hỏi Sư : - Đại sư Vĩnh Minh nói : "Có Thiền không Tịnh độ, mười hết chín lạc đường, không Thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn chứng", hình như Vĩnh Minh chủ trương Tịnh độ, ít đề cập đến các tông khác, e rằng có quá đề cao Tịnh độ, xem nhẹ Thiền tông chăng ?
15/08/2011(Xem: 2497)
Dưới đây là bài phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về cuộc khủng hoảng kinh tế và tình hình thế giới hiện nay. Tiếp xúc với một hiền giả lúc nào cũng vui tính và với đôi mắt hóm hỉnh.
01/08/2011(Xem: 4481)
Tại Rimini, vào buổi sáng thứ hai của những lễ lạc và hội họp trong khu nghĩ mát sang trọng của bờ biển Adriatic[1], Đức Đạt Lai Lạt Ma, lưu vong từ Tây Tạng, đã có một cuộc gặp gở mà trong thời điểm này dường như là một điềm lành. Trên một lời mời từ Hội Hữu Nghị Ý-Tạng trong một phố thị trung cổ Pennabilli, Tenzin Gyatso, một thầy tu và khôi nguyên Nobel Hòa Bình, đã ôm chầm lấy vị giáo sĩ Hồi Giáo của Rimini trước vị giám mục Thiên Chúa Giáo địa phương và đám đông quần chúng.
18/07/2011(Xem: 5684)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567