Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Giáo Hội

23/02/201104:02(Xem: 4149)
IV. Giáo Hội

Phật tử
Những Câu Hỏi Thông Thường Về Đạo Phật
Hòa thượng Thích Thiện Châu
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, 1997

PHẦN B

[24.] Cho biết chữ Tăng già (sangha) là gì?
[25.] Những ai có thể trở thành Tỷ kheo, Tỷ kheo ni?
[26.] Tại sao có vị mặc áo nâu, có vị quấn cà sa vàng?
[27.] Nam Tông và Bắc Tông khác nhau như thế nào?
[28.] Đạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông?
[29.] Cho biết sơ tổ chức đạo Phật Việt Nam ngày nay?
[30.] Cho biết qua tình hình Phật giáo thế giới gần đây và hiện nay?

IV. Giáo Hội

24. Cho biết chữ Tăng già (sangha) là gì?

- Tăng già gọi tắt là Tăng, đoàn thể của tất cả những người chấp nhận đạo Phật làm lý tưởng. Nhưng chữ tăng già trong nghĩa hẹp thì chỉ cho đoàn thể Tỳ khưu, (bhikhu, bhikshu) và Tỳ khưu ni (bhikkhuni, bhikshuni), những người rời bỏ gia đình riêng tư, sống đời đạo hạnh lợi tha, chuyên lo tu học và hướng dẫn mọi người sống đạo.

[^]

25. Những ai có thể trở thành Tỷ kheo, Tỷ kheo ni?

- Tất cả, không phân biệt nòi giống, màu da, địa vị xã hội, với điều kiện là phải đủ nhân tướng, không có tật bệnh thân thể cũng như tinh thần, có ý chí hướng thượng và khả năng tu hành. Tu sĩ nam gọi là Tỷ kheo sống theo Tăng bộ. Tu sĩ nữ gọi là Tỷ kheo ni sống theo Ni bộ.

[^]

26. Tại sao có vị mặc áo nâu, có vị quấn cà sa vàng?

- Nâu hay vàng đều là màu "giải thoát". Tuy nhiên, tổng quát mà nói thì các vị quấn cà sa vàng thuộc Nam Tông. Các vị mặc áo nâu thuộc về Bắc Tông. Các vị thuộc hệ phái khất sĩ cũng quấn y vàng song phần đông tu học theo giáo lý Bắc Tông. Phật giáo ngày nay đang có một khuynh hướng tổng hợp Bắc và Nam Tông, nên có những vị xuất gia ở Bắc Tông cũng quấn cà sa vàng và những vị thuộc Nam Tông cũng mặc áo tràng nâu, nhất là khi phải sống ở các xứ lạnh hay ở Âu Mỹ.

[^]

27. Nam Tông và Bắc Tông khác nhau như thế nào?

- Sự thật thì chỉ có một đạo Phật. Tất cả Phật tử đều thờ kính Phật Gotama hay Thích Ca (Sâkyamuni), chấp nhận và tu học các đạo lý Duyên khởi, Vô ngã, Vô thường, Bốn Thánh đế vv... Sở dĩ có Nam Tông, Bắc Tông là vì có vài quan điểm khác nhau về giáo lý và phong tục địa phương. Đạo Phật ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào... chịu ảnh hưởng của Thượng tọa bộ (Theravâda) từ Ấn Độ truyền về phương nam (Tích Lan) nên được gọi là Nam Tông. Trong khi đó, đạo Phật ở các nước Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản... phần nhiều chịu ảnh hưởng của Đại thừa (Mahâyâna) trong đó có ảnh hưởng của Đại chúng bộ (Mahâsanghika), Nhất thế hữu bộ (Sarvâtivâda), Độc tử bộ (Vâtsiputriya)... từ Ấn Độ truyền về phương Bắc (Trung Á, Trung Hoa) nên được gọi là Bắc Tông. Theo ý kiến chung thì Nam Tông, nhờ bảo thủ mà còn giữ được nhiều tính chất nguyên thủy của đạo Phật. Còn Bắc Tông do phóng khoáng và canh tân nên đã hòa hợp với nếp sống địa phương hay quốc gia. Hiện nay đạo Phật, với các tổ chức quốc tế, đang cố gắng đi đến một nền Phật giáo tổng hợp, không phân biệt tông phái, địa phương. Hiện có nhiều tổ chức Phật giáo đề cao tinh thần "về nguồn" và ứng dụng đạo Phật một cách sáng tạo trong thời đại ngày nay.

[^]

28. Đạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông?

- Đạo Phật Việt Nam vào những thế kỷ đầu tiên (I-V) do các Phật tử Ấn Độ và gần Ấn Độ truyền vào. Song suốt dòng lịch sử đạo Phật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Bắc Tông Trung Hoa đến. Gần đây, trong thời kỳ Pháp thuộc, ở miền Nam có thêm ảnh hưởng của Nam Tông từ Campuchia sang. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của Bắc Tông Trung Hoa song nhờ phong trào chấn hưng và canh tân (từ 1930), đạo Phật Việt Nam có một bộ mặt sáng sủa, linh hoạt và gần đạo lý Nguyên Thủy.

Từ năm 1945, đạo Phật Việt Nam, tùy theo địa phương và hoàn cảnh, phát triển khác nhau do có nhiều sắc thái khác nhau. Nói chung, ở "miền Bắc", đạo Phật vẫn giữ nguyên truyền thống Bắc Tông, trong khi đó ở "miền Nam" có cả Bắc Tông, Nam Tông. Đạo Phật Việt Nam có chịu ảnh hưởng của các phong trào chấn hưng đạo Phật ở các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan, Ấn Độ.

[^]

29. Cho biết sơ tổ chức đạo Phật Việt Nam ngày nay?

- Đạo Phật vốn không có giáo quyền tập trung như Thiên chúa giáo. Vì hoàn cảnh đất nước trong quá khứ, đạo Phật Việt Nam, mãi đến năm 1981 mới có cơ quan chỉ đạo trung ương cho cả nước: Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm Hội đồng chứng minh và Hội đồng Trị sự. Dầu sao, Phật giáo liên tục có mặt ở Việt Nam trong suốt 2000 năm nay trong khi đó Phật giáo ở Ấn Độ và ở một vài nước vùng Đông Nam Á bị tiêu diệt mà nguyên nhân chủ yếu là nạn Hồi giáo.

[^]

30.Cho biết qua tình hình Phật giáo thế giới gần đây và hiện nay?

- Đạo Phật phát sinh từ Ấn độ và được truyền rộng ra các nước lân cận ngay sau khi Phật viên tịch độ ba trăm năm dưới triều đại Asoka. Đạo Phật tiếp tục phát triển ở Ấn độ cho đến thế kỷ thứ XIII thì bị tiêu diệt hoàn toàn do sự tàn phá của Hồi giáo. Tuy nhiên, đạo Phật ở các nước ngoài Ấn độ vẫn phát triển. Về sau, chính phong trào tìm thuộc địa của Tây phương đã làm cho đạo Phật ở Viễn Đông, Đông Nam Á bị đàn áp, lu mờ và bị bỏ quên.

Nhưng, trong những người đến với các nước Phật giáo có một số học giả làm quen rồi yêu chuộng nền văn hóa Đông phương nói chung và đạo Phật nói riêng như bác sĩ Peebles, đại tá Olcott, ông bà giáo sư Ryhs Davids, bà Blavatsky... Chính những học giả Âu Mỹ này đã làm cho nhiều người Đông phương, chú ý đến sự sáng đẹp của Đạo Phật. Về sau nhờ những Phật tử có lòng như đại đức Dharmpâla, đại sư Thái Hư... quyết tâm phục hưng đạo Phật. Chỉ trong thời gian độ 50 năm lại đây đạo Phật trở nên một đạo có uy tín; bên ngoài thì được các học giả Âu Á lưu tâm nghiên cứu và bên trong thì các Phật tử cố gắng tu học và phổ biến. Hiện nay số Phật tử khắp thế giới càng ngày càng tăng và các tổ chức Phật học càng ngày càng nhiều.

Hiện có nhiều cơ quan quốc tế của Phật giáo. Song những cơ quan nầy chỉ là những cơ quan chỉ đạo tối cao. - Âu Mỹ cũng có các hội Phật giáo. Tại các trường Đại học ở Londres, Paris, Louvain, Munchen v.v... đều có người nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Kinh sách đạo Phật cũng được dịch, viết ra bằng các sinh ngữ Pháp, Anh, Đức...

Nhiều học giả Âu Mỹ nghĩ rằng đạo Phật là một lẽ sống thích hợp với con người tiến bộ và hy vọng rằng đạo Phật sẽ giúp loài người giải thoát sự thác loạn do văn minh máy móc gây nên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2012(Xem: 2903)
Có một câu chuyện của đức Phật đã duy trì sự im lặng và không thuyết giáo trong bảy tuần. Đức Phật, theo kinh điển, đã nói rằng, "Ta đã tìm ra một giáo huấn, một con đường thậm thâm, hòa bình, và tự do khỏi mọi tạo tác, vô vi. Ta đã tìm thấy một giáo huấn như cam lồ. Nhưng nếu ta cố gắng để giải thích và giáo hóa người khác, không ai có thể thấu hiểu. Thế nên, ta sẽ tiếp tục im lặng và ngơi nghỉ trong rừng".
14/06/2012(Xem: 5056)
Một số gọi tôi là Phật Sống, có khi gọi là Thánh Vương[1], Bắc Kinh gọi tôi là ác quỷ, kể cả một số người gọi tôi là quốc xã - Nazi. Tôi nghĩ không ai tin thế. Tôi tự diễn tả tôi là một "thầy tu giản dị'', hầu như không bao giờ trong giấc mơ tôi nghĩ tôi là Đạt Lai Lạt Ma, tôi luôn luôn cảm nhận tôi là một thầy tu. Tất cả chúng ta giống nhau, có cùng điều kiện vật lý, cùng thân thể như nhau, cùng cảm xúc: giận hờn, yêu thương, thù ghét,...
26/05/2012(Xem: 6197)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
16/04/2012(Xem: 5825)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
31/03/2012(Xem: 9269)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/01/2012(Xem: 6321)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
15/09/2011(Xem: 3548)
Một lần, hành giả Tịnh độ đến hỏi Sư : - Đại sư Vĩnh Minh nói : "Có Thiền không Tịnh độ, mười hết chín lạc đường, không Thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn chứng", hình như Vĩnh Minh chủ trương Tịnh độ, ít đề cập đến các tông khác, e rằng có quá đề cao Tịnh độ, xem nhẹ Thiền tông chăng ?
15/08/2011(Xem: 2508)
Dưới đây là bài phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về cuộc khủng hoảng kinh tế và tình hình thế giới hiện nay. Tiếp xúc với một hiền giả lúc nào cũng vui tính và với đôi mắt hóm hỉnh.
01/08/2011(Xem: 4489)
Tại Rimini, vào buổi sáng thứ hai của những lễ lạc và hội họp trong khu nghĩ mát sang trọng của bờ biển Adriatic[1], Đức Đạt Lai Lạt Ma, lưu vong từ Tây Tạng, đã có một cuộc gặp gở mà trong thời điểm này dường như là một điềm lành. Trên một lời mời từ Hội Hữu Nghị Ý-Tạng trong một phố thị trung cổ Pennabilli, Tenzin Gyatso, một thầy tu và khôi nguyên Nobel Hòa Bình, đã ôm chầm lấy vị giáo sĩ Hồi Giáo của Rimini trước vị giám mục Thiên Chúa Giáo địa phương và đám đông quần chúng.
18/07/2011(Xem: 5719)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567