Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ

03/08/201821:00(Xem: 3216)
Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ








Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ
Soạn giả: Trần Thị Nhật Hưng


 

Một màn.

Khung cảnh: phòng khách một ngôi chùa.

Diễn viên: Ni cô, 3 Phật tử.

 

Lời giới thiệu

Kính thưa Quí vị,

Thi sĩ Đoàn Như Khuê đã từng thốt lên:


“ Biển khổ mênh mông sóng ngập trời.

Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi,

Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,

Chung cuộc rồi trong bể khổ thôi.”


Đúng như vậy. " ĐỜI LÀ BỂ KHỔ". Khổ đến từ tham, sân, si. Từ tình, tiền và nhiều thứ khác nữa mà Đức Từ Phụ đã luôn răn dạy chúng ta nhưng mấy ai nghe lời, do vậy, hôm nay trên sân khấu này, Quí vị sẽ chứng kiến một vài cảnh khổ trên thế gian thể hiện qua hài kịch "ĐỜI LÀ BỂ KHỔ" do …trình bày.

Đây, hài kịch " ĐỜI LÀ BỂ KHỔ" xin bắt đầu.

                                   ***

Ni cô (bước ra sân khấu): Thiệt tình. Đức Phật đã nói rồi: “Đời Là Bể Khổ„ sao đúng quá đi mất. Người tu như tôi đã dứt ái từ thân, vào cửa chùa ngày đêm chỉ biết kinh kệ để cầu giải thoát vậy mà cũng không thoát khổ. Tôi có hiểu gì về chuyện đời, yêu đương trai gái, hẹn hò tình tự nam nữ gì đâu mà mỗi lần Phật tử tới chùa, đôi khi còn nửa đêm, nửa hôm, điện thoại tới chùa dựng đầu tôi dậy kể lể khóc lóc, tâm sự đủ thứ rồi nhờ tôi …gỡ rối tơ lòng! Trời, tôi biết gì mà gỡ chứ?! Thôi, chúng sinh mà. Chúng sanh vô biên thề nguyện độ, tôi cũng phải hằng thuận thôi, bỏ chút thì giờ mà giải quyết. Giải quyết theo cái sự hỏng biết của mình, mà trong kiếp hiệp họ nói không chiêu thắng hữu chiêu đó. Đứng bên ngoài tình ái, mình mới tỉnh táo nhìn rõ vấn đề. Lắng nghe họ than, họ nói, để cho họ nguôi ngoai, vơi bớt khổ đau cũng là điều tốt, coi như mình thực hiện hạnh bố thí, bố thí…thời gian đó. Thiệt tình!

 

*(Một nữ Phật tử bước ra)

 

Phật tử nữ: A Di Đà Phật. Con chào ni cô. Ni cô khoẻ không?

Ni cô: A Di Đà Phật. Chào chị Yến. Tôi cũng thường thôi. Cám ơn chị.

Phật tử nữ: Cô, hôm nay con sắm ít hoa quả đến chùa lễ Phật rồi thăm cô luôn. Nhân tiện con kể chuyện này cho cô nghe.

Ni cô: Chuyện gì nữa đây?

Pt nữ: Cũng cái ông chồng dở hơi đó cô.

Ni cô: Lại nữa. Không quên ổng được sao? Hãy buông đi cho bớt khổ.

PT nữ: Bao năm con buông rồi. Để cho ổng tự do tha hồ về Việt Nam nhởn nhơ với mấy con gà móng đỏ, mấy con nhền nhện, mấy con ma nữ đáng tuổi con cháu mình. Nhưng bây giờ,...bây giờ  …họ thấy con…hiền, họ làm tới, khổ cho con không chứ.

Ni cô: Khổ làm sao?

PT nữ: Con nhỏ đó có bầu. Phải làm sao bây giờ hả cô?

Ni cô: Có bầu rồi thì... đẻ chứ sao.

PT nữ: Nếu đẻ ra phải liệu sao hở cô?

Ni cô: Đẻ ra thì nuôi chứ sao.

PT nữ: Ai nuôi mới được chứ?

Ni cô: Thì bố mẹ nó nuôi.

PT nữ: Cô nói chuyện huề vốn không hà.

Ni cô: Chứ làm sao bây giờ.

PT nữ: Không những nó đẻ, nuôi mà còn đòi đem sang đây nữa nè. Con rối trí quá không biết liệu sao.

Ni cô : Thì cứ cho qua.

PT nữ : Đem sang đây chướng mắt con làm sao con chịu đựng được. (cơn ghen nổi lên nghiến răng nghiến lợi nói) : Chúng nó mà sang đây lạng chạng con xé xác nó ra trăm mảnh…làm gỏi. Con băm vằm nó thành tương để…chấm rau muống. Con giã nó ra thành…chả lụa. Con…con…con…

Ni cô: Mô Phật, mô Phật. Tôi tính đúng 3 món rồi đó nha. (hạ giọng) : Chị Yến này, chị là Phật tử, không nên nói những lời ác khẩu như thế sẽ vướng khẩu nghiệp đó.

PT nữ (nguôi ngoai): Dạ, con cũng biết. Mấy năm nay được sư cô giảng dạy, con nghe con cũng hiểu. Hằng ngày con cũng tụng kinh bái sám hồi hướng cho tất cả chúng sinh, chỉ trừ…cái con nhỏ vợ bé của ổng thôi hà.

Ni cô (lắc đầu): Tôi cũng chịu thua thôi đó.

PT nữ: Sư cô ơi, nói thì nghe dễ lắm, chứ thực sự con khổ lắm, sư cô à. Tối nằm nghĩ tới hoàn cảnh của con, con tủi thân làm sao chịu đựng nổi.....hu..hu..hu. Con như vầy mà phải phòng không gối chiếc, nằm có một mình hà. Hu..hu..hu..Bây giờ con phải làm sao hở cô.

 

 

*(Vừa lúc đó một anh say rượu loạng choạng bước ra sân khấu)

 

Anh say (lè nhè): Đây là đâu? Đây là đâu? Cửa chùa hả? Sao tôi lại lạc lối đến nơi này? Phật ơi,…Phật ơi,...Bớ Phật. Phật ngủ rồi. Phật ơi, làm sao giết được người trong mộng? (hét): Làm sao…làm sao…(hạ giọng hát):

 

Làm sao giết được người trong mộng để trả thù duyên kiếp phũ phàng. Giết người đi, giết người đi, giết người trong mộng đã bội thề. Giết người đi, giết người đi, giết người quên tình nghĩa phu thê. Giết người đi, giết người đi, giết người trong mộng…mơ!

 

 (hát xong quay sang Phật tử nữ) hét: Mày. Mày. Tao đưa mày sang đây. Có bao nhiêu tiền tao dành dụm, tao đưa hết cho mày. Mày gởi về Việt Nam cho gia đình mày mua đất xây nhà. Giờ tao thất nghiệp, trắng tay, mày bỏ tao theo thằng khác. Đời tao khốn nạn, khốn nạn quá mà! (nói xong lăn đùng nằm xuống sàn)

PT nữ: Trời, khổ thiệt. Anh Quang này hàng xóm với con đó cô. Không hiểu sao hôm nay ảnh say xỉn dữ vậy nè. Ảnh vốn tốt bụng hiền lành lắm sư cô à. Thôi, không sao đâu. Để ảnh nghỉ, lát nữa con gọi taxi chở ảnh về…nhà con, ý quên, về…nhà ảnh, nhà ảnh.

Ni cô: Trong cơn say mà anh lạc lối đến chùa và còn kêu Phật tức là tâm anh đã có Phật rồi. Anh có duyên với Phật đó. Thôi, cứ để anh ngủ, lát dậy mình nói chuyện.

 

*(Giữa lúc đó một ông lão chống gậy run rẩy bước ra)

 

Ông lão: A Di Đà Phật. Chào ni cô. Hôm nay rằm tôi đến chùa lễ Phật rồi xin cô bát cơm chay đây. Ở nhà ngồi ăn một mình, buồn quá !

Ni cô: Chào cụ. Cụ mạnh khỏe chứ ạ? Con cháu cụ đâu mà để cụ ăn một mình?

Ông lão (thở ra): Cô cũng biết đó. Con cái ở đây trưởng thành chúng dọn ra ở riêng hết. Mỗi lần nhắc đến là buồn…thúi cả ruột đây cô.

Ni cô: Tôi xin lỗi cụ, vô tình chạm nỗi buồn của cụ. Nhưng cụ ơi. Cụ trọng tuổi rồi, cụ cố giữ gìn sức khỏe đi chùa lễ Phật, buông bỏ hết chuyện phiền não của thế gian, chuẩn bị đời sau cho mình là vừa.

Ông lão: Cô nghĩ coi. Tôi dù trọng tuổi, mới có ..28, à quên 82, nhưng tôi đâu có…già đâu, mạnh như vầy nè, bắp thịt như trai tráng vậy đó. Tâm hồn trẻ trung, yêu thơ, yêu nhạc. Tình yêu lai láng. Mùa hè vừa rồi, tôi về Việt Nam, tôi…rinh được một con bé 25 tuổi mang sang đây để vui hưởng tuổi già. Vậy mà, vậy mà…thằng cháu nội của tôi nó cuỗm mất. (nhấn mạnh): Thằng cháu nội nghe cô chứ không là thằng con trai tôi đâu nghen cô. Nghĩ mà tức lộn ruột lộn gan vậy hà.

Phật tử nữ: Thì cũng người nhà của ông chứ ai vô. Đúng là « Trâu già thích gặm cỏ non ! ».

Ông lão (xít xoa) : Chứ sao. Chà, chà, nhắc đến cỏ non, sao mà tui thấy nó…mềm, nó…ngon, nó..ngọt, nó..thơm làm sao đâu. Nhắc đến còn chảy nước miếng. Chứ cỏ già, nhai…dai nhách, nuốt sao vô?!

Phật tử nữ: Dạ đúng rồi. Nhất là với hàm răng…giả, phải không cụ ?

Ông lão: Chứ sao !

Ni cô: Cụ ơi. Cụ đã trọng tuổi rồi mà cụ còn lưu luyến chữ « ái » như vậy, thì cháu nội cụ còn trai trẻ làm sao thoát được lửa tình. Tôi khuyên cụ.  Trong đạo Phật, chữ ái  là gốc rễ của khổ đau. Cụ nên dứt ái, thì sẽ dứt khổ đó cụ.

Ông lão: Dạ, tôi cũng biết. Nhưng mà đâu có dễ đâu sư cô. Cũng từ từ đã cô. Cũng phải đợi thời gian. Chứ niềm đau trong tim còn nóng hổi, chắc một năm, hai năm mới nguôi được.

Ni cô: Dạ vâng. Tôi cầu nguyện cho cụ vượt qua được oan gia trái chủ.

( Vừa lúc đó, anh say tỉnh dậy)

Anh say (nhìn quanh quất): Ủa, đây là đâu vậy? Sao tôi lại nằm ở đây. Cửa chùa hả? Có ni cô nữa kìa.

Ni cô: Tôi là ni trưởng rồi, chứ không phải ni cô. Tôi mới được thăng chức tuần qua đó.

Anh say: Dạ, con xin lỗi. Con là phàm phu làm sao hiểu được. Vừa rồi con say quá. Nếu có lời nào xúc phạm, xin mọi người tha lỗi cho nha.

Ni cô: Anh à. Không ai chấp nhất gì đến người say đâu. Trong cơn say mà anh còn biết tới chùa tức là anh có duyên với Phật, điều đó quí hóa vô cùng. Vẫn hơn nhiều người tỉnh mà có chịu đến chùa đâu, đôi khi tâm cũng không có Phật nữa.Từ nay mời anh đến chùa thường nha.

Anh say: Dạ.

Ni cô (ni cô nhìn hết mọi người, nói): Thưa các đạo hữu. Các đạo hữu cũng thấy đó. Đời là bể khổ. Mỗi người đều có một nỗi khổ khác nhau. Nếu chúng ta không giải quyết được, tốt hơn hết nên chấp nhận, rồi với thời gian, cái gì cũng sẽ qua. Nhất là, nếu các đạo hữu biết tu tập, sẽ chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở để đón những kẻ trầm luân muốn tìm về bến giác. Đạo Phật là đạo từ bi, luôn ban vui cứu khổ mà. Với lại, các đạo hữu đến chùa, sau khi tụng kinh, niệm Phật, chúng ta quây quần dùng bát cơm chay có phải hạnh phúc lắm không. Cho nên, trong những ngày tới, mời các đạo hữu luôn tới chùa nha.

Bây giờ đã đến giờ hành lễ, xin mời tất cả vào chánh điện để chúng ta bắt đầu tụng kinh. Xin mời.

                                     

Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Thụy Sĩ nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu năm 2018

Trần thị Nhật Hưng

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2021(Xem: 2870)
Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương". Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
16/02/2021(Xem: 3690)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
01/01/2021(Xem: 2489)
Nhiệt độ : - 6 C = 22 F Trời Montreal bên ngoài đầy tuyết . Thị trưởng Montreal có thông báo , ngày Noel và Tết tây , xin ở nhà , vì Covid với con vi trùng mới hoành hành nặng nề ở Montreal . Nếu tựu tập trong nhà mà Police thấy hay hàng xóm nghe ồn ào phone , Police tới là sẻ phạt 1 người là 6.000 đô la Canada 3 con nuôi của TQĐ ráng về nhà để ăn Tết tây với vợ chồng TQĐ , 2 thằng con trai lái xe nói , Police đầy đường phố , xe cộ vắng tanh . Chính ngày đầu năm này , mới chính là nhớ rất nhiều về nhạc sĩ Lam Phương , dân miền Tây và lên Saigon từ khi 10 tuổi . Bài post tối nay là Một Nén Hương đầu năm 2021 để Vinh Danh ns Lam Phương , một ns miền Nam - Saigon - Đã qua đời ngày 22 tháng 12 năm 2020 ở tuổi 83 .
10/12/2020(Xem: 3314)
Người Đi Để Lại..! Người đi để lại nụ cười, Tặng đời chút mật, tặng người bài ca. Sáu mươi năm lẻ bước qua, Chí Tài Nghệ sỹ, dung hoà thiên thu.
19/11/2020(Xem: 3934)
Những sự việc xảy ra gần đây đối với Phật giáo, dường như dưới nhãn quan một số kẻ xấu, Phật giáo là một bức tường rêu phong cổ kính và bị vây quanh bít lối, để cho các loài dây dại mặc sức leo, bám vô lối như kiểu “ dậu đổ bìm leo” như ông bà ta xưa từng ví von ? Khi viết những dòng này thì trên mạng bán lẻ online đã thông báo “Ngưng Bán “ khi gõ thử để mua quyển truyện tranh “ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1). Với chúng tôi việc này không quan trọng lắm vì những gì muốn nói đều đã được nhiều vị cao kiến trình bày đầy đủ, bên cạnh đó tài liệu về câu chuyện này với chúng tôi không khó để tìm cũng như đã sở hữu từ lâu. Có chăng là qua đó, muốn thấy thiện chí cầu thị, biết lắng nghe của nhà xuất bản, các vị Biên Tập, họa sĩ liên quan đang ở cấp độ nào trước những phản ứng của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử cả nước. Cụ thể đó là Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật, các họa sĩ và tác giả Minh Châu, Đặng Hồng Quân và Hoàng Khắc Nguyên. Về mặt luật pháp cũng như các quy định xuất b
23/08/2020(Xem: 4015)
Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim. Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.
12/08/2020(Xem: 5099)
Bộ phim truyền hình Hungry Ghosts sắp sửa công chiếu trên SBS
01/11/2019(Xem: 6541)
Phim Trường tại Tu Viện Quảng Đức: Trong hai ngày 09 và 10/05/2019, Đoàn làm phim “Hungry Ghost” của SBS Tivi đã đến quay phim tại Tu Viện Quảng Đức. Đội ngũ làm phim với 3 xe truck chở linh kiện, 1 xe truck nhà bếp lưu động, 50 người nhân viên trợ lý, 10 diễn viên… đoàn làm phim xin phép Tu Viện sử dụng sân trước và chánh điện làm “phim trường” để quay phim, họ cũng thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ, Thượng Tọa Trụ Trì và Đại Đức Đăng Từ “đóng phim” trong một phân cảnh đặc biệt tụng một thời kinh siêu độ cho vong linh chết bất đắc kỳ tử…. Được biết bộ phim “Hungry Ghost” (Ma Đói) là dự án phim mới nhất do SBS Tivi do Chính phủ Úc tài trợ kinh phí. Bộ phim kể về một câu chuyện ma rùng rợn, xoay quanh một gia đình người Úc gốc Việt gồm ba thế hệ (Bà Ngoại, Mẹ và con gái) bị ám ảnh bởi những cái chết tang thương trong chiến tranh. Theo Đạo diễn Shawn Seet, phim này rất hấp dẫn, sẽ đưa người xem bước vào thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, một câu chuyện phim chưa từng thấy
05/07/2019(Xem: 2736)
Trên con đường từ chùa dẫn về nhà, chú Nhị Bảo băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo và gió nhẹ. Con đường không xa lắm nhưng chú phải mất hơn một tiếng đồng hồ đi bộ mới đến nơi. Mặt trời ló dạng, mỗi lúc dần lên cao, toả ánh nắng ửng hồng và sức nóng xuống vạn vật. Mồ hôi chú Nhị Bảo bắt đầu vã ra. Chú dừng chân nghỉ xả hơi dưới cây bàng ở đầu xóm Thượng.
13/01/2019(Xem: 9616)
Hôm nay, Chủ Nhật, 13 tháng 1 năm 2019, ca sĩ Gia Huy và các cộng sự thuộc Trung tâm Gia Huy Music vừa tổ chức thành công chương trình nhạc Phật giáo Mừng ngày Thành Đạo (mồng 8 tháng 12 âm lịch) với hai suất diễn (từ 13 giờ 30 và từ 19 giờ) tại Hí viện Saigon Performing Arts Center (16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA 92708). Với sự góp mặt của rất nhiều danh ca như Thanh Tuyền, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Diễm Liên, Thanh Trúc, Y Phương... Đặc biệt hơn nữa, chương trình quy tụ rất nhiều ca sĩ trẻ với số lượng khoảng 40 giọng ca và sự góp mặt duyên dáng của Vũ đoàn Việt Cầm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567