Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

26/09/201009:07(Xem: 3146)
Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)
Thích Tâm Mãn

Đăc Trưng Hình Thành Lịch Sử Văn Hóa Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trong Nền Kiến Trúc Tôn Giáo Trung Quốc.

(CMT) PhậtGiáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật Giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc Phật Giáo, Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng bái mẫu vật hình tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục đích. Phật Giáo lý tưởng hóa ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự, Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình của tôn giáo, cử hành cả những nghi thức tôn giáo.

Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư Tăng cũng như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi đại diện cho văn hóa Phật Giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của Phật Giáo. Phật tự có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng GiàLam, khi truyền đến Trung Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu, Tự, Am, Miếu…

Phật tự là danh xưng được bắt nguồn từ một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10đời nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc Pháp Lan và Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô Tự là cơ quan ngoại giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già lam làm cơ sở cho hai vị Cao Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là “Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa trắng có công chở tượng Phật, Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên có tên là Bạch Mã Tự và từ đó cơ sở Phật Giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.

Từ hình chế kiến trúc, bố cục của tự viện thể hiện lên văn hóa Phật Giáo và tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc được kết hợp trong nghệ thuật kiến trúc của Phật GiáoTrung Quốc. Bố cục chính của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ là “ Tứ Phương Cung Phật Tháp”, tháp là kiến trúc chính nơi thờ phụng Xá Lợi và di vật của Đức Phật làm trung tâm, bốn bên xây các phòng ốc làm nơi cư trú cho chư Tăng, hầu hết các kiến trúc tự viện Phật Giáo Ấn Độ đều dùng gạch đá làmvật liệu xây dựng chính. Khi kiến trúc phật Giáo được truyền đến Trung Quốc, do sự ảnh hưởng của phương thức xây dựng và các qui phạm của lễ chế, lối kiến trúc Tứ Phương Cung Phật Tháp bị dần dần thay thế bằng lốikiến trúc Lầu Các.

Phật tháp là kiến trúc trung tâm diễn hóa thành, Điện Đường là nơi cung phụng Phật Tổ, kiến trúc gạch đá được thay thế bằng kết cấu gỗ, xuất hiện một lối kiến trúc mới Lan Viện Phật Tự, hình thành một bố cục đa nguyên hóa gồm một tổ hợp: Điện, Tháp, Lầu Các, Viện, Phường. Làm cho Phật Giáo hoàn toàn thích ứng với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tăng lữ cũng như Phật tự từ nơi quần thể kiến trúc đó cảm nhận được những luân lý, quan niệm và những nhu cầu tâm lý về Phật Giáo.

Nghệ thuật kiến trúc tháp Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ấn Độ gọi Phật tháp là Tốt Đổ Ba, gồm đài tháp, thân tháp bát úp, bảo sàng, tướng luân tạo thành. sự chuyển hóa của Tốt Đổ Ba thành Phật tháp ở Trung Quốc chẳng những là sự biến đổi về hình thức, màlà phản ánh sự tiếp nối của nội dung. Văn hóa Phật Giáo và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật kiến trúc đã hòa hợp để biếncải hình chế Phật tháp của Ấn Độ, thành hình chế kiến trúc lâu các thápcủa Trung Quốc, nhiều tầng nhiều mái và kết hợp giữa đình và lâu, hình chế Tốt Đổ Ba được cải thành tháp sát được đặt trên vị trí cao nhất của đỉnh tháp, khiến cho Phật tháp của Trung quốc cụ bị tính chất tôn giáo, và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu việt của Phật Giáo.

Chiếu theo vật liệu xây dựng, có thể phân ra được những chủng loại tháp như sau: Tháp Đá, Tháp Gạch, Tháp Gỗ,Tháp Đồng, Tháp Lưu Ly… Từ công dụng của tháp có thể phân ra những loạitháp như sau: Lầu Các Tháp, Mật Diêm Tháp, Kim Cang Tháp, Lạt Ma Tháp, Hoa Tháp, Nhiên Đăng Tháp, Tổ Sư Tháp, Song Tháp, Tam Tháp, Tháp Lâm.v.v… Hình dáng của tháp cũng được phân ra những loại như sau: Tháp 4cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh, 16 cạnh.v.v… Lối vẽ bích họa và tô màu truyền thống của Trung Quốc cũng được sử dụng rộng rãi cho việc trang trí các công trình kiến trúc của Phật Giáo, thư pháp và nghệ thuật khắc bia của Trung Quốc cũng được Phật Giáo sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc của mình. Có thể nói Phật Giáo đã dung hợp văn hóa của chính mình vào nền văn hóa truyền thống tư tưởng và nghệ thuật kiến trúcTrung Quốc.

Thạch quật, Tự viện là kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, tuy về hình thức kiến trúc cũng như phong cách kiến trúc không giống với kiến trúc tự viện nhưng nghệ thuật và công năng đều không khác với tự viện. Hình chế của thạch quật tự viện là một động vuông, hoặc là một động có 2 phòng, hoặc ở giữa động có 1 trụ tháp, mặt bằng của động được phân bố cân xứng, trong động các tượng Phật được đặt để các vị trí lớn nhỏ, chủ khách phân minh, trên dưới rõ ràng, những thủpháp nghệ thuật này thể hiện những qui phạm về quan niệm luân lý, lễ chế qui phạm của văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc. Trên các trần nhà Phật động thường trang trí đường viền xung quanh hoa sen chính giữa và các họa tiết phi thiên, rồng, đây là lối không hoàn toàn của nghệ thuật trang trí Ấn Độ.

Trụ tháp giữa động không còn hình dáng bát úp của tháp Ấn Độ mà đã cải thành hình chế nhiều tầng lầu theo kiến trúc truyền thống cung đình Trung Quốc, mỗi tầng tháp đều có điêu khắc giá đỡ, tháp trụ cũng như diềm mái và Phật tượng ngồi ở trong tháp. Có một số thạch quật Phật tự phần ngoài được dùng kết cấu gỗ để thể hiện, một số thạch quật được chạm khắc cổng vòm, hoặc phù điêu hình dáng giốngnhư kiến trúc gỗ, làm cho quần thể thạch động nhìn bên ngoài giống như được dùng gỗ để cấu tạo thành, đây là sự thể hiện rõ nét văn hóa dân tộcTrung Quốc hòa nhập vào nghệ thuật kiến trúc thạch quật Phật tự, đồng thời cũng thể hiện nên những đặc trưng văn hóa và lịch sử hình thành củanghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc.

images-2010-quy3-kt5_526002925

images-2010-quy3-kt6_263490008

images-2010-quy3-kt8_150884354

images-2010-quy3-kt9_337889324

images-2010-quy3-kt10_736764253

images-2010-quy3-kt11_734031214

images-2010-quy3-kt12_957484514

images-2010-quy3-kt14_239651775

images-2010-quy3-kt15_942334955

Chùa Bạch Mã-Lạc Dương

images-2010-quy3-kt18_427061560

Tháp Chùa Kim Sơn- Trấn Giang

images-2010-quy3-kt19a_328233833

images-2010-quy3-kt20_581912772

images-2010-quy3-kt21_539605257

images-2010-quy3-kt22_228124877

Tháp Chùa Hàn Sơn-Tô Châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2022(Xem: 2616)
Thượng Tọa Nguyên Tạng thăm cơ sở Zen Art của Nghệ Nhân Hoàng Đức Diên (01/03/2022)---Cơ Sở Tạc Tượng Phật Zen Art Nghệ Nhân Hoàng Đức Diên Địa chỉ: Số 126,Đường 11 , Phường Tam Bình ,Thủ Đức,TP.HCM (cách trung tâm thành phố 5 km). Email: mythuatzen@gmail.com Hotline: 0909 319 882 Website: http://zenart.com.vn/
01/03/2018(Xem: 13369)
Giới thiệu Hoa Văn Phật Giáo , Nam Mô A Di Đà Phật, Công Ty Âu Gia Phát, xin gửi lời chúc an lạc đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa, chúng con xin giới thiệu đến quý Chùa về sản phẩm hoa văn, phù điêu bằng các chất liệu : nhựa nhẹ Compusit, bằng xi măng , gỗ , đồng...., là nơi tạo vẽ đẹp tâm linh cho các ngôi chùa , quý Ngài có nhu cầu, xin hoan hỷ liên hệ: Minh Hậu, số phone :0909385056, Email: augiaphat7777@gmail.com ; (chúng con sẽ tư vấn trực tiếp), kèm đây là sản phẩm do công ty thực hiện, xin thành tâm tri ân quý Ngài. Nam Mô A Di Đà Phật.
15/12/2017(Xem: 77185)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121706)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
06/09/2014(Xem: 15949)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).
04/09/2014(Xem: 14254)
Ngôi Già lam Cổ tự Tabo là một Trung tâm Phật học cổ xưa cách đây hàng nghìn năm, còn được gọi là “Ajanta của Hy Mã lạp Sơn”, tọa lạc ở khu vực khô cằn lúc hè về và đông chí lạnh ở độ cao 3.050 mét và 375 km từ Shimla, nơi thung lũng sa mạc Spiti Valley ở bang Himachal Pradesh, miền Tây Bắc Ấn Độ.
22/08/2014(Xem: 10186)
Chùa Thiên Niên (Hà Nội), hay còn gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa xuất hiện từ thời Lý Nam Đế (544 - 548). Chùa đã được bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Các tác phẩm ảnh về những ngôi chùa, đình, đền nổi tiếng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Sài Gòn.. được đưa ra triển lãm nhân dịp Phật đản Liên hợp quốc hồi đầu tháng 5.
22/08/2014(Xem: 19151)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
04/08/2014(Xem: 7851)
Có hàng ngàn ngôi Tự viện Phật giáo được xây dựng trên mảnh đất Đông Nam Á, mỗi công trình tâm linh đều có nét tuyệt mỹ, vẻ đẹp kỳ diệu riêng của nó. Hiện bình chọn có 17 ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á là một trong những hình ảnh đẹp nhất.
19/07/2014(Xem: 18441)
Chùa Việt Nam Hải Ngoại (tập 1) của tác giả nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường & Đạo hữu Từ Hiếu Côn (Giám đốc nhà XB Hương Quê, Hoa Kỳ), đây là tác phẩm đầu tiên viết về ngôi chùa VN tại hải ngoại (Á Châu, Âu Châu, Úc Châu & Mỹ Châu), sách được dịch ra 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa và Nhật. Tập 1 giới thiệu 72 ngôi chùa, và sẽ tiếp tục in tập 2.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567