Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025

01/01/202518:41(Xem: 275)
Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025


canh mai


letterhead-2022-2026


Số 56-7/HĐĐH/HC/TB                                  Phật Lịch 2568, Sydney ngày 01/01/2025



 THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Kính bạch Chư Tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa chư thiện nam tín nữ, đồng hương Phật tử xa gần thân mến,

 Xuân Ất Tỵ 2025 đang trở về với người con Phật trong và ngoài Úc Châu. Trên góc nhìn người học Phật, chúng ta thấy rằng thế nào mới là mùa xuân thực sự? Người đời khi có niềm vui thì cho rằng có mùa xuân, dù cho mùa xuân đó thoáng qua trong ba ngày tết, hay 3 tháng mùa xuân.

 “Trì nhật giang san lệXuân phong hoa thảo hương”
(Xuân về non nước đẹp tươi, Gió đưa hương ngát muôn loài cỏ hoa) 
[thơ của Đỗ Phủ]

 Xuân của thi nhân có cái nhìn lung linh ảo diệu như thế, nhưng nó sẽ thoáng qua và cuối cùng đọng lại một chút dư hương của cuối mùa, để rồi tiếc nuối, nhớ thương hay giận hờn oán trách:

 “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
 (Thơ của Chế Lan Viên)

Đây là thứ mùa xuân khi người đón nó bằng tâm tư tràn đầy những chất liệu khổ đau trong cõi sầu ly biệt, nên dù hoa xuân có nở đầy, gió xuân có mát dịu nhưng cõi lòng vẫn khô khan, xám xịt. Nếu thực sự có một mùa xuân như vậy, thôi đừng đến còn hơn, hãy để ta ngồi nhóm lửa hồng trong sương pha tuyết lạnh, hay đếm lá thu tàn cho hồn bớt đi hoang.

Trong tiết tấu giao mùa của đất trời hay sự thầm thì của tâm thức, ta phải nhận ra tính chất thực sự của mùa xuân qua góc nhìn của người đệ tử Phật, để thấy rằng cơn mưa xuân là nước mát Cam lồ, cánh hoa Mai vàng, hoa Cúc, hoa Vạn Thọ ngoài sân là sắc màu của mùa xuân miên trường vĩnh cửu như Thiền sư Thạch Liêm đã thổ lộ:

“Tự thị dương hòa quy thảo mộc, Thái bình nhân túy hải thiên xuân.”
 (Cỏ cây vui dưới trời êm dịu, Người ngắm thanh bình tắm bể xuân).

Khi tâm ta thong dong, tự tại, không vướng bận bởi phiền não, khổ đau thì thế giới ba ngàn yên bình, sắc xuân thắm đượm và không hạn hẹp bởi khái niệm thời gian, ngày nào cũng Tết, tháng nào cũng xuân, đóa hoa Chơn thường vẫn hàm tiếu cho dù xuân của thế tục đã đi qua. Như câu thơ liễu ngộ của Thiền sư Mãn Giác:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
(Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai)

Hay cái nhìn thấu triệt của Thiền sư Chân Không :

 “ Xuân lai, xuân khứ nghi xuân tận, Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân “
(Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết, Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân).

Như vậy xuân chỉ có một nhưng đối với bậc giác ngộ khi xuân đến, nó mãi mãi ở lại, còn kẻ phàm phu khi xuân về nhưng vội vã ra đi, vì thực chất đất trời có xuân, nhưng Tâm xuân thì không có, để rồi phải chạnh lòng tiếc nuối khi xuân qua đi.

Chúng ta đang nuôi nhiều hoài bão vì muốn tìm cho mình một tương lai với sự nghiệp dư thừa về vật chất, vội cho rằng đó là niềm vui, đó là hạnh phúc mà không thấy rằng hạnh phúc ấy quá mong manh. Thực hành lời Phật dạy để chuyển đổi khổ đau thành an lạc, chuyển tâm Chấp ngã thành tâm Vô ngã, mà tâm Vô ngã tức là tâm Phật, tâm Phật chính là mùa xuân đích thực mà chúng ta đang tìm trên lộ trình tu tập này.

Xuân Ất Tỵ trở về trong lúc nhân loại vẫn tiếp tục chứng kiến những cảnh tang thương, đổ nát, chết chóc vì chiến tranh giữa Ukraine-Nga; giữa Israel, Plastestin và Iran; thiên tai, bão lụt xảy ra triền miền khắp nơi trên thế giới cho đến quê hương Việt Nam. Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội và nhiều tự viện thành viên của Giáo Hội đã nhanh chóng tổ chức lạc quyên hơn 100 ngàn Úc kim để về cứu trợ nạn nhân siêu bão Yagi ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

 

Tri hành hợp nhất và hạnh giải tương ưng, trong năm nay, có hơn 70 Tăng Ni trong Giáo Hội đã về tham dự Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức, Melbourne; và đông đảo đồng hương Phật tử tham dự khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 22 vừa được tổ chức thành công tại Adelaide, Nam Úc.

Mùa xuân mới là mùa của sự sum họp, là mùa cây lá đâm chồi nảy lộc, ngàn hoa khoe sắc, lòng người hân hoan. Mùa xuân luôn gắn với những ý niệm tốt lành về một khởi đầu mới, một chặng đường mới. Mong tất cả mọi người con Phật hãy tinh tấn áp dụng những lời Phật dạy để tịnh hóa tâm thức, chuyển hóa phiền não khổ đau thành an vui, giác ngộ và giải thoát, tạo lập chánh báo trang nghiêm thanh tịnh cùng với y báo hòa bình, an lạc để mọi loài vui sống thái hòa.

Trong thời khắc thiêng liêng, giao thoa giữa năm cũ Giáp Thìn và năm mới Ất Tỵ, chuẩn bị chào đón Xuân Di Lặc Ất Tỵ 2025, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL, thành tâm kính chúc đến Chư Tôn Trưởng Lão trong Hội Đồng Chứng Minh Cố Vấn; chư Tôn Đức trong Hội Đồng Điều Hành; chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni; quý vị lãnh đạo các tôn giáo; quý vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể; quý cơ quan truyền thông báo chí; quý ân nhân thân hào nhân sĩ và quý đồng hương Phật tử: Năm Mới Ất Tỵ 2025 phước huệ trang nghiêm, pháp duyên vô ngại, vô lượng an khang và sở cầu như nguyện.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật, tác đại chứng minh.

TM. Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ
(Xem phiên bản pdf có ấn ký)

 Hòa Thượng Thích Tâm Minh



🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

 

🌹Thông Điệp Xuân Ất Tỵ 2025  (GH Hoa Kỳ) - Sa Môn Thích Tín Nghĩa
🌹Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025 GH Úc Châu) - HT Thích Tâm Minh
🌹Thông Bạch Xuân Ất Tỵ 2025 (GH Âu Châu) - HT Thích Tánh Thiệt, HT Thích Như Điển



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2019(Xem: 3410)
Những dòng nhân ái đầy vơi Tình thương trải rộng giúp người khó khăn Làng nghèo đường lại xa xăm Lòng Thầy kêu gọi phát tâm cúng dường Quê hương Ấn Độ dặm trường Chẳng màng khó nhọc trên đường dấn thân Biết bao cơn khát gọi thầm Giếng đào cứu khổ góp phần ấm yên Đời Thầy từng bước Như Nhiên Hoá thân cùng khắp mọi miền đó đây.
30/01/2019(Xem: 8741)
Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019, đã trở lại trong lòng người con Việt tha hương đất khách. Chu kỳ vận hành của nhật nguyệt một năm đã qua và tiếp tục diễn biến. Và cũng để nhắc nhở chúng ta, về định luật biến thiên không ngừng của các pháp giả danh, trên hai phương diện thuận nghịch.
30/01/2019(Xem: 5024)
Tiếng dạ, tiếng thưa: một biểu tượng nhân văn của văn hóa Huế. Nhận diện văn hóa của một đất nước hay của một vùng đất nào đó trên mặt địa cầu nầy thường có quá nhiều hình tượng và đề tài để nói: Có thể đó là “biểu tượng nhân văn” do con người dựng lên hay nhờ có bàn tay con người gìn giữ và bảo vệ sản phẩm của thiên nhiên lâu dài mới còn tồn tại. Như tháp Eiffel của Pháp, Kim Tự Tháp ở Ai Cập, lá phong ở Canada hay con chuột túi (Kanguru) ở Úc. Hoặc có khi chỉ là một âm vị của ngôn ngữ như tiếng “Ok” của Mỹ, “Amen” của đạo Chúa và “Nam mô” của đạo Phật… Nhưng rốt lại, chỉ còn một nét nào đó nổi bật nhất mà chỉ cần nhìn hay nói ra là sẽ nhận được ngay câu trả lời tên nước, tên vùng.
30/01/2019(Xem: 4862)
Xuân về thắm đẹp rực đào mai Mở cửa mừng xuân tháo buộc cài Ngắm cảnh xuân ngời tan bụi khói Nhìn xuân nắng rạng sạch rào gai
30/01/2019(Xem: 4007)
Truyền thống đẹp với ngàn năm văn hoá Chiều ba mươi ...thường ôn chuyện năm qua . Đắng cay , thua buồn, mất mát ....hiện ra Đấy giá trị ....quà tinh thần ...PHẦN THƯỞNG
29/01/2019(Xem: 6230)
Chiều chủ nhật, 27 tháng 1 năm 2019, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Bangkok (Bangkok Art and Culture Centre), Thái Lan đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật thư pháp và sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là sự kiện lớn và quan trọng của năm 2019 và tết âm lịch. Sự kiện này quan trọng đến mức, tết âm lịch năm nay Làng Mai Thái Lan không tổ chức khóa tu như thường lệ làm rất nhiều bà con Phật tử Việt Nam và trên khắp thế giới thấy hụt hẫng và thiếu vắng. May thay triển lãm đã được chuẩn bị rất công phu nên thỏa lòng mong mỏi của các Phật tử cũng như mọi học trò của Thầy Thích Nhất Hạnh.
28/01/2019(Xem: 3260)
Duyên Tam Bảo một đường thẳng tiến Nợ trần gian xin bỏ lại sau Ngày đêm tích đức thiện cao Phát huy Bi Trí khát khao hướng lành.
28/01/2019(Xem: 3818)
23 tháng Chạp âm lịch, là ngày cúng ông Táo, theo truyền thuyết nhân dân ta. Nguồn gốc ảnh hưởng văn hóa Tàu, đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc .
28/01/2019(Xem: 4812)
Mặc bao ngày cũ đã trôi mau Nào biết tương lai có đẹp mầu Canh bạc bại, thành luôn tủi hận Trò đời sinh, tử mãi thương đau Tiền tài sương đọng giọt khuya sớm Danh vọng sóng trào bọt trước sau Thôi hãy mừng Xuân! Vui hiện tại! An nhiên ngắm nước chảy qua cầu.
27/01/2019(Xem: 9884)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]