Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Di Lặc

26/01/202308:14(Xem: 2445)
Xuân Di Lặc
Phat_Di_Lac_6



Xuân Di Lặc

 
     Nhìn hai cành đào đặt trên điện Phật, mỗi bên có treo một dây pháo và cánh thiệp chúc Tết. Đặc biệt cánh thiệp Mừng Xuân Di Lặc, không biết ai đã hoạ hai câu thơ bằng chữ Hán tả Phật Di Lặc như sau:

“Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự
Mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu.”

Nghĩa:

Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận
Mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu

 Hai câu thơ nầy rất ý nghĩa, bởi Xuân Di Lặc là mùa xuân ôm trọn cả mùa hương đạo. Đối với người Phật tử Á Đông, nhất là Phật tử Việt Nam. Lễ Giao Thừa còn gọi là Lễ Đản Sanh Phật Di Lặc Tương Lai. Bởi hiện Ngài là vị Bổ Xứ Bồ Tát ở Đâu Suất Nội Viện Thiên Cung, sẽ Giáng Thế và kế tục Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở Sa Bà này, chính Đức Thế Tôn đã phú chúc như thế. Cho thấy, Ngài có nhân duyên lành sâu xa đối với chúng sanh nơi cõi này.


     Theo truyền thuyết, tuy chưa đến kỳ giáng thế, Ngài đã mang niềm an vui hoan hỷ đến cho chúng sanh qua nhiều phương tiện, bằng cách hoá hiện thân tướng của một Tỳ Kheo dị thường, bụng to, áo rách không cài nút, mang dép cỏ, hoặc guốc gỗ, vác chiếc đãy vải lớn, đi đây đó khắp nơi để giáo hoá chúng sanh. Từ đó dân gian thường gọi Ngài là Bố Đại Hoà Thượng. Mỗi cách ăn mặc của Ngài là như để báo trước một điềm gì đó sắp xảy ra, hoặc thời tiết hoặc mùa màng chẳng hạn.

 Hình ảnh đó thể hiện nếp sống đầy an vui và buông bỏ, không chút ưu phiền, đi cũng không ai biết đến chẳng ai hay. 
     Có lần có người hỏi Ngài, “Phật Pháp là gì?” Ngài liền bỏ cái đãy xuống. 
 Họ hỏi tiếp, “Thế Phật Pháp có gì hay hơn nữa?” Ngài liền vác đãy lên vai và bước đi. 

     Trừu tượng một chút, chúng ta có thể hiểu hành trạng của Ngài là một hành động rất sống động, biểu hiện của Ngài là Phật Pháp có công năng giúp cho hành giả biết buông xuống (emptiness).  Với người bình thường, càng ôm cái lợi cái danh vào nhiều chừng nào thì họ càng hứng thú. Ngược lại, với một hành giả, càng biết buông xả thì càng tiến gần hơn đến sự giải thoát giác ngộ. Và cử chỉ vác đãy lên vai bước đi, là hành giả đang thật sự sống pháp, biết gánh vác trách nhiệm với sự sống còn của Chánh Pháp. Đồng thời, biết hoà đồng với niềm vui nỗi khổ của chúng sanh, mà vẫn luôn bước tới. Nghĩa là không tách rời hoặc xa lánh thế gian, mà hãy đặt lên vai mình một trách nhiệm là làm cho chúng sanh giác ngộ, bớt khổ, được an vui như mình. Đó chính là “Phật Pháp bất ly thế gian giác.”  Ngược với quan niệm rằng, người tu là phải che mắt, bịt tai, không được nghe, không được thấy, ai chết mặc ai. Quan niệm như thế là cho người tu không khác một khúc gỗ là mấy!

      Một lý giải sâu xa hơn, cũng qua hành trạng đó, Ngài đã không muốn thế gian lưu lại vết tích gì về Ngài, để như giọt nắng của thời gian chỉ chiếu xuyên qua, làm ấm dậy mùa xuân cho cây đâm chồi kết nụ. Rồi tự tan biến để soi chiếu về một nơi xa xôi đen tối khác, đã thể hiện qua bài thơ chính tay Ngài hoạ và lưu lại cho cư sĩ tên Vương Nhân Hú, là huyện trưởng huyện Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến bên Trung Hoa thời bấy giờ như sau.

Di Lặc chân Di Lặc
Hoá thân thiên bách ức
Thời thời thị thế nhân
Thế nhân câu bất thức

Dịch:

Di Lặc thật Di lặc
Hoá hiện ngàn muôn thân
Ngày ngày hiện đây đó
Người đời khó nhận chân

 Dưới bài thơ này có chín chữ, “ Bất đắc trạng ngô tướng, thử tức thị chân.” Nghĩa là: Không nên khắc, vẽ hình tướng của ta ấy mới là thực tướng vậy. Ấy chính là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

         Qua đó, chúng ta thử nhìn kỹ cành đào và sẽ nhận ra, cành đào chỉ là một nhân tố khởi sắc cho cái đẹp của mùa xuân, song có mùa xuân cũng nhờ nhiều yếu tố của các nhân duyên khác hợp thành. Cái đẹp hôm nay là kết quả gom lại của bao tấm lòng đẹp từ hôm qua. Trên mấy cành đào có thoáng hiện những nụ cười đầy an lạc và thiện cảm. Trong đó chắc cũng có nụ cười của đạo hữu Nhuận Thành. Người viết nhớ lại mấy ngày trước, đạo hữu này khệ nệ khiêng mấy cành đào từ ngoài xe vào thật to, thật đẹp, nụ nào cũng no tròn, kết khắp cành, đem đặt lên bàn, lấy nước đổ vào bình, đợi người viết ra tay cắm như mấy Tết trước. Cứ mỗi năm thay vì có hai cành mai trên điện Phật chưng Tết, thì ở xứ này, chúng tôi dùng đào cắm thay mai. Đào nở thật đẹp và nét đẹp rất sang. Chẳng phải hoa anh đào hay đào ăn trái. Loại đào này một số người gọi là mai đỏ. Thật ra mai đỏ hay đào cũng không khác, miễn có chưng để làm đẹp cho không khí mùa xuân cũng là điều ý vị. Nhìn mấy cành đào người viết dặn đạo hữu Nhuận Thành, “Ngoài hai bình thầy sẽ cắm chưng bàn Phật, đạo hữu giữ lại cho thầy một cành nào đẹp đẹp, lấy thùng chứa nước dưỡng lại, có Phật tử đặt từ năm trước rồi ạ.” Đạo hữu Nhuận Thành cười cười không nói gì, vì tưởng người viết nói đùa. Nụ cười của đạo hữu vừa hiền từ mà chân thực, cho thấy bấy lâu nay ít nhiều có thực tập công phu hàm dưỡng, nên cũng tỏa ra niềm an lạc trên khuôn mặt như một món quà Xuân Di Lặc vậy. 

       Tết vừa rồi có một đạo hữu vào Chánh điện lễ Phật xong, đang ngắm nghía mấy cành đào, vừa thấy người viết từ phòng bước ra liền lên tiếng “ Bạch Thầy hai cành đào nở đều đặn đẹp ghê Thầy ơi! Đã bốn năm rồi, năm nào con cũng thấy Thầy chưng hai cành đào thật tuyệt. Có lẽ Thầy đặt mua từ Cali về hả thưa Thầy? Năm nay trễ rồi, năm tới Thầy đặt thêm giùm con vài cành chưng Tết cho vui nha thưa Thầy”. Phật tử nói thế, người viết tưởng chỉ đùa cho vui, nên cười và đùa lại, “ Không, đào này thầy đặt mua từ bên Nhật kia mà”.  “Thật hả Thầy?” “Không, thầy chỉ nói đùa thôi, chứ đào này mọc quanh bờ rào các nhà cư dân gần đây nhiều lắm”. Phật tử ngạc nhiên, “Nhưng hôm nay là ngày Tết rồi, trời còn lạnh nên đâu có cây gì đâm chồi trổ nụ đâu mà Thầy đã có đào hoa nở rồi, hơn nữa con ở đây đã hơn mười năm qua, con đâu có thấy cây đào nầy bao giờ đâu, làm sao mà nở ra như thế này được.” Tôi thầm nghĩ Phật tử nói cũng đúng, nếu không để ý nhìn và không biết cách làm cho đào nở sớm thì chẳng ai biết quanh mình có một loại cây có hoa đặc biệt như thế. Loại đào này để nó nở tự nhiên trên cây, dĩ nhiên không thấy gì đẹp, thành thử nhìn không ra thì cũng phải. Hơn nữa, để hoa nở theo thời gian tự nhiên, là phải đến cuối tháng ba, đầu tháng tư mới có hoa. Lúc đó là nhiều loại hoa thi nhau rực nở thì đâu còn ai để ý bụi (bush) hoa này nữa. 

        Thật ra chung quanh ta cây cảnh thiên nhiên đều đẹp, nhưng nét đẹp của nó có hợp với nhãn quan của người thưởng thức hay không, đấy mới là giá trị chân thật. Qua bốn mùa xuân, nay là cái Tết thứ năm sắp kề, chùa năm nào cũng có đào để chưng, cũng không ít Phật tử ngạc nhiên tại sao Thầy tìm đâu ra loại mai đỏ để chưng trên bàn Phật mà đẹp như thế. 

       Điều khác biệt là, hoa trong cửa thiền là hoa đạo, nên không chỉ chưng cho đẹp, mà còn để nhắc nhở người thưởng thức biết quán chiếu lẽ vô thường của hoa nữa. Cái đẹp không lưu lại vết tích, mới chân thật là đẹp và vẫn hiện hữu không bao giờ mất. Dù cho cái đẹp của cành đào đi nữa thì cũng quá mong manh tạm bợ, trong mấy ngày rồi sẽ héo úa tàn phai và sẽ trả về cát bụi. 

      Để hưởng trọn mùa Xuân Di Lặc hằng hữu, chúng ta thử soi tìm nét đẹp trong ta. Không phải là lớp áo choàng của thể xác bên ngoài, mà chính tâm hạnh và thể tánh hằng quang sáng bên trong không hề mất. Và không bao giờ thay đổi, như chính bài thơ mà Bố Đại Hoà Thượng đã họa để chỉ bình đẳng tánh Phật sẵn có trong mỗi chúng sanh: 

“Ngô hữu nhất Thế Tôn 
Thế gian giai bất thức
Bất tố diệc bất trang 
Bất điêu diệc bất khắc 
Vô nhất khối nê thổ 
Vô nhất điểm thái sắc 
Công họa họa bất thành 
Tặc thâu thâu bất khứ
Thể tướng bản tự nhiên 
Thanh tịnh thường hảo khiết 
Tuy nhiên thị nhất Tôn
Phân thân thiên bách ức.”

Dịch nghĩa: 

Trong ta một Đức Phật 
Người đời không ai hay 
Không đúc, không trưng bày
Không điêu, không thể khắc 
Đất nắn, nắn không xong 
Không cần tô màu sắc 
Thợ vẽ, vẽ không thành 
Giặc cướp, cướp chẳng mất 
Thể tướng vốn tự nhiên 
Thanh tịnh và sáng trong 
Dù chỉ là một Phật 
Hoá hiện ngàn muôn thân.

Tuệ Minh-Thích Phước Toàn

(trích Giai Phẩm Xuân Kỷ Mão, Chùa Phước Huệ, Năm 1999)
(ảnh Tết 2020)
Xuân Di Lặc


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2011(Xem: 3510)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3922)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4571)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5484)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3388)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3635)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3899)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4235)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4540)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 3959)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]