Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Ngày Tết

01/02/201920:13(Xem: 3842)
Tản Mạn Ngày Tết

hoa_mai_1chua phap hoa

TẢN MẠN NGÀY TẾT

Mấy ngày ni, mặc dầu ngày Ông Công, Ông Táo (23 tháng chạp) đã được “cá chép” đưa về Trời, xem như đã qua rồi, nhưng đi đến đâu, hoặc ngồi chỗ nào và trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội…đều vẫn còn bình luận, bàn tán và nhắc hoài, nhất là việc dùng bao nilon đựng “cá chép” thả xuống sông và đốt “vàng mã”.

Sự tích, Ông Công, Ông Táo cáo là “triết lý sống” ảnh hưởng giáo lý Đạo Phật, về “từ  bi, trí  tuệ về “luật nhân quả, nghiệp lực” là một câu chuyện giáo dục: nên “hiểu và thương” để có sự đối đãi tốt đẹp tôn trọng nhau trong cuộc sống, phải biết hy sinh, chịu đựng, nghĩ tốt về nhau, để có lòng chung thuỷ trong đời sống vợ chồng, cóquan hệtốt với nhau trong xã hội, để thành người tốt cho mọi người noi theo và sau khi chết được người đời tiếc nhớ và có thể được sắc phong thành Thần. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, còn tượng trưng cho “quẻ Hoả” âm hai bên, dương ở giữa, “lửa” có thể thiêu đốt hết tất cả.

Ảnh hưởng về Giáo lý “nghiệp”, nếu biết “Tu là chuyển nghiệp” cho nên “trong tiềm thức dân gian, tương truyền sự tích “cá vượt vũ môn” cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”. Cá chép hóa rồng ngoài ý cụ thể về “lý vô thường” và “tu chuyển nghiệp”, nhắc nhỡ luôn “tỉnh thức” như hình các cái “mõ” tụng kinh và treo báo chúng “ăn cơm” ở các Tổ đình, vì “cá chép” luôn tỉnh thức,còn mang ý nghĩa cụ thểcho sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Việc cúng Ông Táo, Ông Công, còn nhiệm vụ quan trọng là nhắc nhỡ mọi người thường “quán chiếu”, nên cẫn trọng lối hành xử trong cuộc sống hằng ngày, cũng là cách “hành thiền” trong mọi lúc, vì nghĩ rằng sát bên mình lúc nào cũng có các vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp luôn quan sát và ghi chép từng ngày lại những suy nghĩ, lời nói, việc làm của từng người ở trong nhà, để đến “ngày 23 tháng chạp” sẽ về Trời báo cáo lại tất cả.

Tập tục đưa Ông Táo về Trời, là một truyền thống rất hay, nhiều ý nghĩa, cần được duy trì, phát huy và giáo dục cho con cháu, lớp trẻ sau nầy hiểu rõ về ý nghĩa, lợi ích mà có chọn lọc, cái nào nên bỏ, cái nào nên giữ lại mà hứng khởi tiếp nối, làm đẹp thêm để phát triển được truyền thống mỹ tục dân tộc.

Việc thả cá chép là một hình thức phóng sanh, sẽ kéo dài tuổi thọ cho nhiều loài vật, vừa thể hiện lòng từ bi tạo đức, vừa kéo dài được tuổi thọ cho mình. Đây là một việc làm đẹp, lợi ích cần nên duy trì và phát triển, nhưng việc dùng bao nilon đựng cá, rồi vứt rác bừa bãi và việc “đốt vàng mã” là việc cần phải “ý thức” mà bỏ hẳn,vì những việc làm này vừa thể hiện sự “mê tín”, vừa hao tốn tiền của, vừa gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan, nguy hại cho sức khỏe.

“Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là:

Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.

Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.

Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.

Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Thứ bảy là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.

“Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.

Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn, nếu đốt sẽthải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, chứa các kim loại như chì, cadimi, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe con người.” Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.”

Cho nên tại Việt Nam hình ảnh “Nhà sư Thích Tịnh Giác đi nhặt rác nilon ngày ông Táo” trong nhiều năm qua và hôm 28/1/2019 đã được báo chí và các Trang mạng đưa lên ca ngợi, giúp cho nhiều người ý thức được việc bảo vệ môi trường.

Việc “đốt vàng mã” cũng đã được Chư Tôn Đức ở các chùa khắp nơi, giáo dục và khuyến khích mọi người nên bỏ. Chuyển đỗi qua hình thức khác có lợi ích thiết thực hơn, vừa tiết kiệm được ngân sách gia đình, vừa bảo vệ môi sinh, vừa làm đẹp xã hội, tạo phước đức cho người và mình qua việc giúp đỡ chia sẻ được nhiều người như: phóng sanh, công tác từ thiện xã hội… vì trong xã hội còn rất nhiều người, đang thiếu thốn, khốn khổ hơn ta nhiều, rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng.

Để chào mừng “Happy Lunar New Year” hay “Happy Vietnamese New Year” toàn thể người dân Việt ở khắp mọi nơi, nhất làở hải ngoại, đều nô nức hướng về chùa, vì “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ tông”, “Chùa là văn hoá, quê hương, là nơi thể hiện tình thương giống nòi” đểđón mừng “Tết”.Qua việc lo dọn dẹp vệ sinh bàn thờ, trang hoàng, trang trí cây cảnh, nhất là mai, đào, làm bánh mứt, gói bánh tét, bánh chưn, bánh tổ, đồ chay…tất cả đều tất bật, để chuẩn bị cho “tất niên” và cúng “rước ông bà” trong ngày ba mươi tết, gợi lại tinh thần “hiếu hạnh” tưởng nhớ Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

Qua đây cũng không quên nghĩ đến những người neo đơn, khốn khổ mà có sự sẻ chia, thăm hỏi, giúp đỡ. Các chùa ở hải ngoại, muốn duy trì và giới thiệu truyền thống dân tộc, thì phải chiụ nhiều khó nhọc, vì rất ít người tiếp lo, quý Thầy, Cô phải cán đán mọi việc, Phật tử chỉ rảnh vàđi chùa vào ngày cuối tuần. Các em Gia Đình Phật Tử thì lo tập dợt văn nghệ, luyện múa lân, lo lộc, chưng cây mai, nhành đào cho thêm màu sắc tươi vui trong ba ngày tết, nhất là cho “Đêm Trừ Tịch” đón giao thừa. (Trừ có nghĩa là đã qua, tịch có nghĩa là đêm. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, trừ tịch nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy).

“Đêm trừ tịch” là khoảng thời gian giao thừa giữa năm cũ và năm mới, tính trong khoảng thời gian từ 11giờ đêm 30 đến 1giờ sáng mùng 1 Tết. Khi đó, tại các chùa hay tại các gia đình người Việt đều làm lễ trừ tịch, còn gọi là lễ cúng Giao thừa. Ngoài việc dọn dẹp sạch sẻ bên ngoài, với lễ nghi phẩm vật đầy đủ, phần quan trọng nhất vẫn là phải lo dọn dẹp ở bên trong “tâm mỗi người” cho được trong sáng, thanh tịnh, có như vậy mới sẵn sàng đón nhận được những tinh ba của đất trời, hoà nhập với vũ trụ, trong giờ phút linh thiêng trở về với chân nguyên đầy lắng đọng này.

Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới, qua việc “đốt pháo” mừng xuân, nghinh tân, tống cựu và rồi “múa lân” để xua đuổi tà ma, mang lại cho con người sự may mắn tràn đầy, tài lộc và vẹn toàn hạnh phúc.

Đây cũng là nét đẹp là khoảng thời gian thiêng liêng của mỗi gia đình người Việt, khi các gia đình sum họp đón giao thừa, mừng thọ, chúc Tết, tại nhà xong, sau đó cùng nhau kéo về chùa lễ Phật.Cũng có nhiều gia đình Phật Tử thuần thành, về chùa làm công quả, xem văn nghệ, hội chợ và cúng giao thừa tại chùa xong, rồi mới mang những Phước Đức trở về nhà, để tiếp tục cúng ông bà và mừng thọ, chúc tết.

Sau đó là những ngày theo truyền thống “mùng mộtTết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”, các lễ Tế Xuân, đến các “Đàn Dược Sư” đểtụng Kinh Dược Sư,Cầu An đầu nămcho vạn dân bá tánh, cho gia đình và Rằm tháng giêng (thượng nguơn), đều nằm trong tháng giêng.

Đối với thế gian “thánggiêng là tháng ăn chơi” mặc sức tha hồ hưởng thụ, sẽ tiêu phí hết phước báu, có khi “thân bại, danh liệt”. Đối với người con Phật, thì tháng giêng là tháng “lễ hội tâm linh” Đống Đa mở hội linh đình trống quân,Chùa Hương khai hội đầu xuân,Yên Tử cõi phật xa gần hành hương”. Là tháng khởi đầu của một năm, cho nên cần phải thông suốt, có nhiều cơ hội để hướng dẫn con cháu, tạo nhiều phước đức, qua việc tu hành, ăn chay niệm Phật, cúng dường, bố thí, nhất là đi hành hương thập tự, vì qua đây mỗi người chúng ta, sẽ được lễ và cúng dường Tam Bảo, gieo giống vào “ruộng phước” được đến 10 nơi, cũng như được tham quan, ngắm cảnh, nghe Pháp được 10 nơi, hiện tại được ý nghĩa, an lành, tương lai chắc chắn sẽ về nơi thắng cảnh, còn hạnh phúc nào bằng!

Rất mong mỗi người con Phật chúng ta, luôn giữ vững, lưu truyền và phát huy những truyền thống tốt đẹp này, cho “đạo đức” cái tốt, đẹp được tôn vinh, được lan toả, cũng như trồng hoa, trồng cây cóích cho nhiều, để cỏ rác không có chỗ lấn chiếm, hầu hạn chế những cái xấu, cái ác, không có cơ hội xuất hiện và phát triển.

Đến với Đạo Phật là để hành, theo những lời Phật dạy, thì mới có kết quả tốt đẹp, ai gieo nhân sẽ gặt quả, ai ăn sẽ no, ai cóđi mới có đến, ai tu nấy chứng, chứ không hý luận hay chỉ cầu nguyện mà được. Khi ta Tu đúng để có “tâm tốt” rồi, thì sẽ nhìn thấy mọi vật, mọi người đều tốt, hoặc muốn cho mọi người cùng thăng tiến tốt đẹp, để có được tâm khinh an, xã hội sẽan bình, đáng sống.

Qua một năm trời, ta đem sức lực ra để tạo danh lợi cơ sở vật chất, (những thứ không tồn tại mãi với ta và thời gian), chỉ có mấy ngày “Xuân Hoan Hỷ” rảnh rỗi hãy tranh thủ tạo những “Phước Đức” (những thứ sẽ mãi mãi theo ta, từ bây giờ cho đến kiếp tương lai). Mùa xuân là mùa đâm chồi, nẫy lộc, ngày xuân là ngày tròn đầy sự vui vẻ, hoan hỷ. Vậy chúng ta hãycười tươi như Ngài Di Lặc, trao cho nhau những niềm vui cao đẹp, hànhtheo lời Phật dạy lấy “Trí Tuệ làm sự nghiệp” lấy sự An Lạc Thanh Thoát làm đích đến, buông xả hết những phiền lụy thế gian, sống đơn giản, thân, tâm, không dính mắc với danh lợi, vật chất vô thường của thế gian, thì mới an nhiên, hạnh phúc, nhẹ nhàng hướng về cõi tịnh lạc được. 

Đêm Trừ Tịch đón giao thừa qúa tuyệt
Ngày Ông Công, Ông Táo cũng quá hay
Nhắc cho ta luôn quán chiếu hàng ngày
Tết Hành Hương gieo duyên tạo phước đức

Viết tại Chùa Pháp Hoa- Nam Úc, ngày 31/01/2019 (26/12/Mậu Tuất)
Thích Viên Thành










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2022(Xem: 6230)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
04/01/2022(Xem: 2409)
Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai? Mưa suốt canh thâu đến sáng nay, Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ, Bao người vất vã ở bên ngoài. Đàn chim réo gọi tìm nơi trú, Phận người lắm kẻ bận sinh nhai. Bầy cá chui mình nơi đáy nước, Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.
31/12/2021(Xem: 10857)
Mai vàng nở nụ gió huyền lay, Tết đến năm nay bánh mứt đầy Đối liễn chưng treo nghinh lộc đến Thi đàn xướng hoạ đón tài lai Tâm tâm lắng đọng nguồn chơn hiện Ý Ý ngời soi suối diệu bày Hiển hiện an lành nơi cõi thế Xuân cười vạn vật sáng đường mai...! Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền
27/02/2021(Xem: 3912)
Những ngày vui Xuân trong nỗi lo đại dịch cũng đã qua nhanh; tuần lễ kỳ an cho một năm mới cũng vừa hoàn mãn. Nhịp sống bình thường bắt đầu trở lại, cùng với những hy vọng và ưu tư trong một năm mới. Trong lúc đất nước vừa qua khỏi hai tai kiếp lớn trong năm, thiên tai và đại dịch; cả nước đang vui mừng chuẩn bị đón những ngày Xuân đầy hứa hẹn, bỗng chốc bóng đen đe dọa của loại vi khuẩn chủng mới vừa phát hiện, các biện pháp giản cách xã hội lại được tuân thủ triệt để, và những ngày vui Xuân sum họp gia đình lại trôi qua trong khoắc khoải, ưu tư.
24/02/2021(Xem: 3344)
Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.
15/02/2021(Xem: 3487)
Lá Thư Mùng Ba Tết Ông bà ta có câu:“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”! Đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” hay "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. - Mùng 1 Tết Cha: Thời khắc Giao thừa hơn cả, Lễ Tổ tiên cúng ông bà. Sáng lại đi lễ bên Nội, chúc Tết mừng tuổi ông bà cha mẹ; nhận lì xì và ăn bửa cơm trò chuyện đầu năm. Rồi đi chúc Tết anh em họ hàng bên Nội.
11/02/2021(Xem: 3191)
Cành Đào trước sân chùa đang hé nụ, báo hiệu một mùa Xuân sắp đến, để rồi chúng ta ngồi lại lắng nghe những gì đã bước đến trong năm Canh Tý- năm 2020, năm ấy là năm khắc khỏi đáng nhớ, và in sâu mãi trong kiếp người uế trượt nhân sinh này. Năm củ Canh Tý- thuộc hành Thổ trên vách đã dần khép lại, mọi người chuẩn bị Tết 23 ngày tiển Ông Táo chầu trời, thì ngày 25 là ngày tiển chư vị hộ pháp Long thần tại các Chùa theo tục niềm Nam, về lại Thiên Giới, ngày 27 là ngày Tết Tất niên cuối năm, theo nghi thức cổ truyền, và hôm nay ngày 30 Tết lại là ngày Cung rước Ông bà, đón giao thời mùa Xuân cho năm Tân Sửu.
09/02/2021(Xem: 11246)
Lá Thư Ngày Tết (của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN)
09/02/2021(Xem: 9856)
Kính thưa quý vj, năm Canh Tý – 2020, nhân loại trên thế giới đã sống những nỗi lo âu, hãi hùng trước cơn bệnh Corona 19; bệnh dịch nầy đã cướp mất gần hai triệu người, và hàng triệu người đang bị lây nhiễm ở các nước Âu Châu – Hoa Kỳ và Bắc Mỹ…, Đất nước Việt Nam chúng ta hiện tại ở các tỉnh phía Bắc phía Nam như: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Sài Gòn,.. đang diễn tiến lây nhiễm! Đặc biệt tại Tân Tây Lan, đất nước nhỏ bé nầy mà chúng tôi và quý vị hiện đang sống, cơn bệnh dịch có phần nào lắng dịu, so với Úc châu đất nước bên cạnh chúng ta hiện đang bị lây nhiễm. Đây là một điều lành với các sắc tộc đang sinh sống tại Tân Tây Lan, trong đó có cộng đồng Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]