Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.

14/03/201807:49(Xem: 4063)
Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.

thuy si

Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.
Trần Thị Nhật Hưng


   Mùa Xuân, ngày Tết trên quê hương Việt Nam lại rơi vào mùa Đông tại Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng. Trong cái giá lạnh dưới âm độ, tuyết rơi lất phất, vẫn không cản chân được những người con Phật xa quê hương tìm về cội nguồn sưởi ấm lòng nhau dưới một mái chùa. Ai nhân duyên gần chùa nào thì theo chùa đó.

   Tại Thụy Sĩ, riêng Việt Nam có ba ngôi chùa: Chùa Linh Phong dành cho Ni tại Lausanne vùng nói tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Viên Hoa làm trụ trì, chùa Trí Thủ tại Bern do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và chùa Viên Minh tại Luzern do Đại Đức Thích Như Tú làm trụ trì, thì nói tiếng Đức. Tất cả đều từ “cải gia vi tự“, chỉ bên trong mới sinh hoạt theo tinh thần Phật giáo mà thôi. Ngoài chánh điện, phòng ăn tập thể, phòng ngủ tập thể liệu sao vừa đủ số lượng Phật tử lui tới, còn có Quan Âm Các ngự ngoài sân mới biết đó là một ngôi chùa.

   Thụy Sĩ vốn ít người Việt, nên nhu cầu không đòi hỏi phải chùa to Phật lớn. Lại thêm dân Thụy Sĩ bảo thủ, luôn tôn trọng giữ gìn bản sắc của dân tộc, nên vào nước họ, muốn hội nhập bắt buộc phải “nhập gia tùy tục“. Không ai có thể “tác oai tác quái“ muốn làm gì thì làm, nhất nhất phải theo qui chế của chính quyền. Dù là chùa chiền, vẫn không được phép tô sơn, vẽ rồng phụng bên ngoài nếu chưa có sự chấp thuận của nhà nước.

   Mồng một Tết năm nay rơi vào thứ sáu. Đa số lấy hè để nghỉ trọn vẹn ba ngày Tết. Chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Những câu chúc rôm ran chào hỏi, những nụ cười thân thiện trao nhau rồi quây quần trong chánh điện giữa bao sắc hoa, quả có cả bánh chưng, bánh tét bày biện trên ban thờ, nổi bật cành mai vàng lủng lẳng với những bao lì xì, những câu chúc nhỏ màu đỏ, hòa trong mùi trầm hương thơm ngát có tiếng mõ, tiếng chuông, lẫn với lời cầu kinh vang vọng mừng Lễ Vía Đức Phật Di Lặc, mọi Phật tử tận hưởng trọn vẹn không khí Tết của ba ngày trọng đại trong năm.

   Sau đó, mọi người lần lượt nhận bao lì xì cùng một trái quít từ tay vị trụ trì coi như lộc may mắn đầu năm. Nét độc đáo của quê hương vẫn tồn tại  gìn giữ nơi xứ người.

Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (5)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (4)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (3)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (2)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (1)

   Sau thời công phu, mọi người lại hỉ hả quây quần trong bàn ăn, thưởng thức những món chay đầy đạo vị trong không gian vô cùng êm đềm ấm cúng. Rồi xế trưa, lại có buổi tâm tình “Trò chuyện vấn đáp Phật pháp“. Thầy, trò lại bên nhau hàn huyên nêu ra bất cứ câu hỏi nào để học hỏi lẫn nhau. Ngoài trời, tuyết vẫn rơi lặng lẽ. Không ai quan tâm mùa Đông Thụy Sĩ đang lê thê đìu hiu ảm đạm, vì mùa Xuân đang nở hoa trong lòng mọi người.

   Chương trình sau đó lại tiếp tục tụng kinh. Mỗi chùa tự chọn cho mình một bộ kinh theo ý. Chùa Linh Phong chọn kinh Dược Sư, chùa Trí Thủ tụng kinh Di Lặc, cầu an và Phổ Môn, chùa Viên Minh tụng bộ kinh Pháp Hoa. Dù bộ kinh nào, cuối cùng vẫn là con đường hướng về Bến Giác. Rồi cơm chiều, rồi tiếp tục tụng kinh. Cứ thế cho trọn ba ngày Tết, Phật tử cứ nườm nượp hết lớp này đến lớp khác về chùa mừng xuân, chưa kể giao thừa đã có một số lớn về ngủ nghỉ tại chùa, đón giao thừa tại chùa cùng làm công quả chuẩn bị đón khách ba ngày Tết.

   Đặc biệt chùa Trí Thủ, mồng hai nhằm thứ bảy, Thầy Thích Quảng Hiền đã thuê hội trường gần chùa mới có thể dung chứa trên 200 Phật tử về sinh hoạt Tết.

   Ngoài ra, cũng nhân dịp “Xuân“ về, chùa Trí Thủ cũng như chùa Viên Minh, trước và sau ba ngày Tết, còn tổ chức Tết cộng đồng cho tất cả mọi người, qui tụ cả ngàn người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc. Trong tinh thần phục vụ mong đem lại niềm vui và duy trì văn hóa tại xứ người, hai chùa tổ chức hai nơi cách nhau hơn tháng đều vào cửa tự do mặc dù chi phí mời ca sĩ cũng như nhiều chi phí khác rất tốn kém, song được sự ủng hộ nhiệt tình của hầu hết mọi người chia xẻ vật lực, tài lực, công sức cũng như tinh thần nên mọi sự đều tốt đẹp mang đến thành công mỹ mãn.

    Xin chân thành cám ơn tất cả. Nhân năm mới Mậu Tuất, thân chúc Quí vị dồi dào Sức Khỏe - Khang An - Thịnh Vượng.

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 4754)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống Thấy thực rong bèo Lá rác cuộn về Đông Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng
02/01/2015(Xem: 4951)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và không nhất thiết là chỉ dành riêng cho trẻ con vào dịp Tết mà còn cho cả người lớn trong các dịp lễ lạc và giao tiếp xã hội quanh năm. Chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc từ lâu nên không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước châu Á thì tập quán này cũng rất phổ biến và dường như ngày nay lại càng được thực thi rộng rãi.
02/01/2015(Xem: 6083)
Hân hoan chào đón xuân sang Những điều xấu cũ nhẹ nhàng cho qua Tâm từ mở rộng bao la Đừng nên tính toán gần xa sang hèn Làm người ai nỡ nhỏ nhen Từ bi hỷ xả chê khen cũng cười
12/02/2014(Xem: 9029)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 5694)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 7468)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 10252)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 5893)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
07/02/2014(Xem: 7715)
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.
04/02/2014(Xem: 5275)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567