Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn

27/01/201705:48(Xem: 7559)
Ăn


an tet

xuan dinh dau 2017-cat tuong quan
ĂN

Tạ Thị Ngọc Thảo

“Một bữa ăn rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thăng hoa” - TTNT



Ăn là gì?

Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn!

À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn!

Vậy thì tại sao phải ăn? nhịn quách cho xong!

Xin đừng “quân tử tàu”, ngay cả khi sĩ diện “ăn chẳng cần no” thì cũng phải nhấm nháp để có dinh dưỡng mà tiếp tục làm người quân tử. Vì nếu còn là sinh vật sống dưới bầu trời thì vẫn phải cần thức ăn, nếu không ăn thì làm sao tăng trưởng, tồn tại và phát triển giống nòi? Còn chuyện ăn trên bầu trời; ăn gì, ăn như thế nào, thu được lợi gì sau khi ăn, tác giả chưa ở “trển” cho nên chưa biếtJ.

Tuy vậy, trong Kinh A Di Đà có câu “Ăn xong đi dạo”, nghĩa là sau khi qua đời, nếu đủ phước được lên cõi Tây Phương Cực Lạc, thượng linh vẫn tiếp tục dung nạp thức ăn.

Hoặc trong Kinh Duy Ma có đoạn, ở nước Chúng Hương của Phật Hương Tích, mùi hương là thức ăn của chín triệu Bồ Tát nước này. Khi các vị thọ thực “mùi hương lan tỏa khắp mười phương”. Thức ăn hương thơm sau khi dung nạp đã cho thân thể của các vị Bồ Tát sự thơm tho, nhẹ nhàng, thanh thản và đẹp đẽ. Vì mùi hương thức ăn là tâm hương, không phải là mùi hương say đắm của cõi người.

Vậy cõi địa ngục có ăn không, họ ăn gì?

Tác giả chưa xuống địa ngục nên cũng chưa biếtJ. Nhưng Kinh Vu Lan có dạy về nhân-quả của nhân vật tên Thanh Đề. Khi sống bà đã tạo nhiều ác nghiệp cho nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Dù con trai của bà là ngài Mục Kiền Liên thần thông vô biên, cũng không cứu được mẹ của mình vì “ai làm, nấy chịu”. Thức ăn của bà Thanh Đề dưới địa ngục là “đói ăn sắt nóng, khát uống nước đồng”...

 

Thôi thôi, đừng kể chuyện dưới địa ngục nữa, nghe ớn lạnh quá. Bây giờ bàn chuyện ăn ở trần gian đi

Con người ta bắt đầu ăn ngay khi giọt máu của cha tượng hình trong bụng mẹ, cho đến khi sự sống thật sự kết thúc mới dừng. Lo bạn đọc “ớn” vào ngày Xuân, người viết không dám đề cập sâu chuyện ăn sau khi qua đời. Vì nếu hương linh không có nhu cầu ăn thì người thân lo toan cúng kiến cho người chết suốt bốn mươi chín ngày sau khi nhập quan và chạp, kỵ hằng năm, để làm gì?

Riêng chuyện ăn của cõi trần gian vô cùng tinh tế. Nếu quá trình dung nạp diễn ra ở hoàn cảnh thuận hòa, trạng thái an vui và môi trường thanh sạch thì thức ăn sẽ cho chúng ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa. Ngược lại, chính thức ăn sẽ làm chúng ta đau bệnh, ngu si, tha hóa, và suy kiệt.

Xin hỏi, loại thức ăn nào giúp ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa?

Có bốn loại thức ăn: vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức. Có người chỉ cần thức ăn vật chất vì họ chỉ có nhu cầu duy trì sự sống. Nhưng không ít người, ngoài thức ăn vật chất, còn cần lắm thức ăn xúc cảm, tinh thần, tri thức. Loại thức ăn này gần giống thức ăn hương thơm của xứ sở Chúng Hương, nó cho con người ta được bổ trái tim, đẹp tâm hồn, no kiến thức và phát sanh trí tuệ!

Vậy lợi ích của bốn loại thức ăn là gì?

Thức ăn vật chất sau khi dung nạp cho thân ta cảm giác NO.

Thức ăn xúc cảm trong khi dung nạp cho thân ta cảm giác AN

Thức ăn tinh thần sau khi dung nạp cho trí ta SÁNG

Thức ăn tri thức sau khi dung nạp trí ta khởi sanh TUỆ

Như người mẹ đích thân cho con ăn thì thân con tăng trưởng. Nếu người mẹ cho con ăn trong sự âu yếm thì con được “no cái bụng” và “bổ trái tim” (nhưng nếu mẹ cho con ăn trong tâm trạng bất an, giận dữ thì thức ăn hóa thành độc dược). Nếu con được ăn, được âu yếm trong một nơi chốn tinh sạch có hoa và nhạc thì tâm hồn con đẹp. Và nếu trong nơi chốn tinh sạch đó, mẹ cho con ăn, mẹ âu yếm con, rồi mẹ kể cho con nghe những câu chuyện có tính khai sáng thì trí của con sanh tuệ.

Trong gia đình, nếu mỗi bữa ăn chồng chăm chút cho vợ một lúc bốn loại thức ăn, và vợ cũng chăm chút lại cho chồng y như vậy thì, thân tâm cả hai đều thăng hoa, hoan hỷ và an lạc.

Một bữa ăn cho lợi ích rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều được thăng hoa!




Rứa à? nếu Thừa Thiên Huế (TTH) muốn giữ khách du lịch từ chuyện ăn thì sao?

Để tạo sự khác biệt và không thể cạnh tranh có lẽ nên từng bước tổ chức cho du khách ăn đủ bốn loại thức ăn vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức.

Thức ăn vật chất nơi nào cũng thực hiện được; thậm chí ngồi nhà ăn gói mì, cũng xong. Nhưng, chọn món ăn phù hợp khẩu vị, rà soát nguồn gốc lương thực thực phẩm, vệ sinh trong lúc chế biến, chọn người nấu ăn và người phục vụ, chọn giờ cho du khách thưởng thức và chọn lọc tổ hợp thức ăn hợp lý giúp du khách đủ dinh dưỡng và đạt được sự tăng trưởng sau khi ăn.

Thức ăn xúc cảm là sự tiếp xúc của người ăn với thức ăn, sự tiếp xúc giữa người ăn với người nấu ăn và người phục vụ. Nếu người nấu với tâm trạng an vui thì thức ăn sẽ tăng dưỡng chất, người ăn sẽ tăng dinh dưỡng. Nếu thức ăn được trình bày đẹp trong tô chén dĩa sạch sẽ, người ăn sẽ được tăng cảm giác ngon. Và nếu người phục vụ ăn mặc tươm tất, thân thể thơm tho, thái độ phục vụ niềm nở, thì thực khách được an lành.

Thức ăn tinh thần là nơi ngồi ăn thoáng mát, không gian ăn đầy hương hoa, âm thanh êm dịu, hội họa thanh thoát, kiến trúc tinh tế. Nếu chủ nhà hàng tổ chức đón tiếp thực khách theo phong cách riêng, khi đưa thức ăn ra biết giới thiệu thành phần làm nên thức ăn, kể những câu chuyện liên quan đến xuất xứ món ăn, hướng dẫn khách cách ăn theo kiểu cách địa phương thì, nhà hàng đã nâng chuyện ăn thành văn hóa ẩm thực.

Thức ăn trí tuệ là những trao đổi về văn hóa, lịch sử, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, thiền định. TTH đã từng là trung tâm chính trị, có biết bao nhiêu câu chuyện thăng trầm từ lịch sử để đổi trao, giúp du khách gắn bó hơn với vùng đất cố đô. TTH là kinh đô Phật giáo, phải chăng những câu chuyện xoay quanh thiền trà, thiền họa, thiền hành, thiền tọa, thiền trong công việc... là những thức ăn giúp thực khách tăng khởi trí tuệ?

Nếu tổ chức cho du khách được ăn bốn loại thức ăn trong một bữa, thì đó là “bí quyết rất riêng” quyết định sự thành công của chuỗi nhà hàng TTH.

Một hôm, Đức Phật ôm bình bát vào thành khất thực. Bấy giờ, có một Ni-kiền Tử, tu theo phép khổ hạnh, nhịn đói, gặp Đức Phật ở cổng thành, hỏi: “Giáo lý của Ngài có gì đặc biệt?. Phật trả lời: “Hết thẩy chúng sanh đều tồn tại do thức ăn”. Ni-kiền Tử nghe thế, bèn nói: “Điều đó trẻ nhỏ cũng biết, có gì là cao siêu?”.

Từ cõi địa ngục, cõi người, cõi trời đều tồn tại nhờ thức ăn, thế mà khi nói đến chuyện ăn thì ai đó cho là không cao siêu, là vớ vẩn. Ngộ thiệtJ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2020(Xem: 3826)
Thơ xuân 2020 Xuân và nắng hồng Áo xuân dệt giữa đất trời Mênh mông tâm hạnh tuyệt vời ngữ ngôn; Chim reo đùa với nắng vờn Tùng mai cổ thụ linh hồn đại tiên;
27/01/2020(Xem: 3918)
Trong biến dịch, Canh biến thành cô. Tý cũng đọc là tử, người con trai, con gái sống trong một gia đình. Nếu ta không mềm dẽo đối với đối phương, thì ta bị cô lập, ví như một người con trai hay một người con gái bị đóng khung ở trong một mái nhà không có khả năng tiếp xúc, quan hệ với hàng xóm để nâng cao tầm hiểu biết và phát triển lợi nhuận. Và năm nay Canh thuộc về Dương mà Tý cũng thuộc về Dương. Mọi việc xảy ra từ chuyện bản thân, gia đình và xã hội rất bất ngờ, vượt khỏi sự tiên liệu và tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, năm nay muốn làm việc gì thì không có nóng vội, vì nóng vội sẽ hư việc. 2-Những điều cần thực tập
27/01/2020(Xem: 3678)
Xuân chánh niệm Tường vân Xuân sang nhộn nhịp chuyện muôn đời Chánh niệm với Xuân mới thảnh thơi Trọn vẹn ngày Xuân luôn tỉnh thức Tâm Xuân sẵn có mãi không rời Xuân lòng che phủ bởi gian truân Học pháp nghe kinh phải thấm nhuần Ứng dụng vào đời mới lợi lạc Nhận ra mỗi lúc đều là Xuân
27/01/2020(Xem: 4378)
Sáng ngày 26-1-2020 (mùng 2 Tết Canh Tý), Tăng Ni và Phật tử thị xã Ninh Hòa đã vân tập về chùa Thiên Bửu Hạ (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) để đảnh lễ chúc mừng khánh tuế Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Dâng lời tác bạch mừng khánh tuế Hòa thượng Trưởng BTS, Thượng tọa TT Thích Thiện Hoan, Trưởng ban Nghi lễ thay mặt chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cảm kích trước tấm lòng từ bi mà Hòa thượng đã dành cho Tăng Ni, Phật tử thị xã Ninh Hòa. Từ những thành tựu Phật sự mà Phật giáo thị xã đạt được luôn có sự quan tâm, chỉ đạo, chứng minh của Hòa thượng. Hôm nay hội đủ duyên lành, Tăng Ni và Phật tử về đây khánh tuế Đức Hòa thượng, đây cũng là cơ duyên để chúng con được tôn vinh, học hỏi những điều như pháp hành sự của các bậc “cao tăng thạc đức”, nguyện học theo gương sáng của Hòa thượng để đạo pháp xương minh, truyền trì mạng mạch Tăng già, kiên định trên con đường giải thoát của Từ bi – Trí tuệ, mang lại lợi lạc cho chúng
26/01/2020(Xem: 4944)
Phần này bàn thêm về khả năng tên gọi 12 con giáp, cụ thể là Tí hay Tử 子㜽𢀈𢀉𡐫𣕓, có thể đến từ tiếng Việt cổ hay phi-Hán. Điều này cho thấy một sự ngộ nhận qua bao ngàn năm và từ Tây sang Đông, là tên 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán). Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các trang mạng toàn cầu (và các hội thảo quốc tế): - các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp - các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo - bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn) - bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ) - bài số 7 viết về chi Tỵ rắn - bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng - bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh - các bài số 10, 10A viết về Tí/Tý chút *chuốt chuột - các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu2 - bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó - bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa - bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà - các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị
26/01/2020(Xem: 3798)
Tiễn bác Trư, đón chào Thiên kim Canh Tý, Xin đừng mang virus đến chốn này Nước Úc thiên tai mãi cứ bám ...dai Mong ước 0 giờ này ...đổi thay chuyển hướng... Giờ hoàng đạo, chúc người người an hưởng , Năm tràn đầy tình đoàn kết tương thân. Chung sức đắp xây xã hội “ Nhật, Nhật Tân “... Mời ... Chúa Xuân Canh Tý vào thư phòng khai bút !
24/01/2020(Xem: 7989)
Chiều cuối năm lướt thơ Xuân qua mạng, Vẫn tập tục truyền thống … nhắc đến Mai Bánh chưng xanh hương vị …chẳng đổi thay ! Bao thương nhớ gợi về gia phong nếp cũ …
22/01/2020(Xem: 3452)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương Nhớ về quê cũ trắng canh trường! Tháp xưa chuông sớm luôn vang tiếng Chùa cũ trầm khuya mãi ngát hương. Thi hứng gợi tình ghi mấy khúc Văn nguồn khơi ý thảo vài chương Thả hồn theo tuyết rơi song vắng Viễn xứ lòng người rộn luyến thương.
22/01/2020(Xem: 3835)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]