Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn

27/01/201705:48(Xem: 7551)
Ăn


an tet

xuan dinh dau 2017-cat tuong quan
ĂN

Tạ Thị Ngọc Thảo

“Một bữa ăn rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thăng hoa” - TTNT



Ăn là gì?

Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn!

À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn!

Vậy thì tại sao phải ăn? nhịn quách cho xong!

Xin đừng “quân tử tàu”, ngay cả khi sĩ diện “ăn chẳng cần no” thì cũng phải nhấm nháp để có dinh dưỡng mà tiếp tục làm người quân tử. Vì nếu còn là sinh vật sống dưới bầu trời thì vẫn phải cần thức ăn, nếu không ăn thì làm sao tăng trưởng, tồn tại và phát triển giống nòi? Còn chuyện ăn trên bầu trời; ăn gì, ăn như thế nào, thu được lợi gì sau khi ăn, tác giả chưa ở “trển” cho nên chưa biếtJ.

Tuy vậy, trong Kinh A Di Đà có câu “Ăn xong đi dạo”, nghĩa là sau khi qua đời, nếu đủ phước được lên cõi Tây Phương Cực Lạc, thượng linh vẫn tiếp tục dung nạp thức ăn.

Hoặc trong Kinh Duy Ma có đoạn, ở nước Chúng Hương của Phật Hương Tích, mùi hương là thức ăn của chín triệu Bồ Tát nước này. Khi các vị thọ thực “mùi hương lan tỏa khắp mười phương”. Thức ăn hương thơm sau khi dung nạp đã cho thân thể của các vị Bồ Tát sự thơm tho, nhẹ nhàng, thanh thản và đẹp đẽ. Vì mùi hương thức ăn là tâm hương, không phải là mùi hương say đắm của cõi người.

Vậy cõi địa ngục có ăn không, họ ăn gì?

Tác giả chưa xuống địa ngục nên cũng chưa biếtJ. Nhưng Kinh Vu Lan có dạy về nhân-quả của nhân vật tên Thanh Đề. Khi sống bà đã tạo nhiều ác nghiệp cho nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Dù con trai của bà là ngài Mục Kiền Liên thần thông vô biên, cũng không cứu được mẹ của mình vì “ai làm, nấy chịu”. Thức ăn của bà Thanh Đề dưới địa ngục là “đói ăn sắt nóng, khát uống nước đồng”...

 

Thôi thôi, đừng kể chuyện dưới địa ngục nữa, nghe ớn lạnh quá. Bây giờ bàn chuyện ăn ở trần gian đi

Con người ta bắt đầu ăn ngay khi giọt máu của cha tượng hình trong bụng mẹ, cho đến khi sự sống thật sự kết thúc mới dừng. Lo bạn đọc “ớn” vào ngày Xuân, người viết không dám đề cập sâu chuyện ăn sau khi qua đời. Vì nếu hương linh không có nhu cầu ăn thì người thân lo toan cúng kiến cho người chết suốt bốn mươi chín ngày sau khi nhập quan và chạp, kỵ hằng năm, để làm gì?

Riêng chuyện ăn của cõi trần gian vô cùng tinh tế. Nếu quá trình dung nạp diễn ra ở hoàn cảnh thuận hòa, trạng thái an vui và môi trường thanh sạch thì thức ăn sẽ cho chúng ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa. Ngược lại, chính thức ăn sẽ làm chúng ta đau bệnh, ngu si, tha hóa, và suy kiệt.

Xin hỏi, loại thức ăn nào giúp ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa?

Có bốn loại thức ăn: vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức. Có người chỉ cần thức ăn vật chất vì họ chỉ có nhu cầu duy trì sự sống. Nhưng không ít người, ngoài thức ăn vật chất, còn cần lắm thức ăn xúc cảm, tinh thần, tri thức. Loại thức ăn này gần giống thức ăn hương thơm của xứ sở Chúng Hương, nó cho con người ta được bổ trái tim, đẹp tâm hồn, no kiến thức và phát sanh trí tuệ!

Vậy lợi ích của bốn loại thức ăn là gì?

Thức ăn vật chất sau khi dung nạp cho thân ta cảm giác NO.

Thức ăn xúc cảm trong khi dung nạp cho thân ta cảm giác AN

Thức ăn tinh thần sau khi dung nạp cho trí ta SÁNG

Thức ăn tri thức sau khi dung nạp trí ta khởi sanh TUỆ

Như người mẹ đích thân cho con ăn thì thân con tăng trưởng. Nếu người mẹ cho con ăn trong sự âu yếm thì con được “no cái bụng” và “bổ trái tim” (nhưng nếu mẹ cho con ăn trong tâm trạng bất an, giận dữ thì thức ăn hóa thành độc dược). Nếu con được ăn, được âu yếm trong một nơi chốn tinh sạch có hoa và nhạc thì tâm hồn con đẹp. Và nếu trong nơi chốn tinh sạch đó, mẹ cho con ăn, mẹ âu yếm con, rồi mẹ kể cho con nghe những câu chuyện có tính khai sáng thì trí của con sanh tuệ.

Trong gia đình, nếu mỗi bữa ăn chồng chăm chút cho vợ một lúc bốn loại thức ăn, và vợ cũng chăm chút lại cho chồng y như vậy thì, thân tâm cả hai đều thăng hoa, hoan hỷ và an lạc.

Một bữa ăn cho lợi ích rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều được thăng hoa!




Rứa à? nếu Thừa Thiên Huế (TTH) muốn giữ khách du lịch từ chuyện ăn thì sao?

Để tạo sự khác biệt và không thể cạnh tranh có lẽ nên từng bước tổ chức cho du khách ăn đủ bốn loại thức ăn vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức.

Thức ăn vật chất nơi nào cũng thực hiện được; thậm chí ngồi nhà ăn gói mì, cũng xong. Nhưng, chọn món ăn phù hợp khẩu vị, rà soát nguồn gốc lương thực thực phẩm, vệ sinh trong lúc chế biến, chọn người nấu ăn và người phục vụ, chọn giờ cho du khách thưởng thức và chọn lọc tổ hợp thức ăn hợp lý giúp du khách đủ dinh dưỡng và đạt được sự tăng trưởng sau khi ăn.

Thức ăn xúc cảm là sự tiếp xúc của người ăn với thức ăn, sự tiếp xúc giữa người ăn với người nấu ăn và người phục vụ. Nếu người nấu với tâm trạng an vui thì thức ăn sẽ tăng dưỡng chất, người ăn sẽ tăng dinh dưỡng. Nếu thức ăn được trình bày đẹp trong tô chén dĩa sạch sẽ, người ăn sẽ được tăng cảm giác ngon. Và nếu người phục vụ ăn mặc tươm tất, thân thể thơm tho, thái độ phục vụ niềm nở, thì thực khách được an lành.

Thức ăn tinh thần là nơi ngồi ăn thoáng mát, không gian ăn đầy hương hoa, âm thanh êm dịu, hội họa thanh thoát, kiến trúc tinh tế. Nếu chủ nhà hàng tổ chức đón tiếp thực khách theo phong cách riêng, khi đưa thức ăn ra biết giới thiệu thành phần làm nên thức ăn, kể những câu chuyện liên quan đến xuất xứ món ăn, hướng dẫn khách cách ăn theo kiểu cách địa phương thì, nhà hàng đã nâng chuyện ăn thành văn hóa ẩm thực.

Thức ăn trí tuệ là những trao đổi về văn hóa, lịch sử, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, thiền định. TTH đã từng là trung tâm chính trị, có biết bao nhiêu câu chuyện thăng trầm từ lịch sử để đổi trao, giúp du khách gắn bó hơn với vùng đất cố đô. TTH là kinh đô Phật giáo, phải chăng những câu chuyện xoay quanh thiền trà, thiền họa, thiền hành, thiền tọa, thiền trong công việc... là những thức ăn giúp thực khách tăng khởi trí tuệ?

Nếu tổ chức cho du khách được ăn bốn loại thức ăn trong một bữa, thì đó là “bí quyết rất riêng” quyết định sự thành công của chuỗi nhà hàng TTH.

Một hôm, Đức Phật ôm bình bát vào thành khất thực. Bấy giờ, có một Ni-kiền Tử, tu theo phép khổ hạnh, nhịn đói, gặp Đức Phật ở cổng thành, hỏi: “Giáo lý của Ngài có gì đặc biệt?. Phật trả lời: “Hết thẩy chúng sanh đều tồn tại do thức ăn”. Ni-kiền Tử nghe thế, bèn nói: “Điều đó trẻ nhỏ cũng biết, có gì là cao siêu?”.

Từ cõi địa ngục, cõi người, cõi trời đều tồn tại nhờ thức ăn, thế mà khi nói đến chuyện ăn thì ai đó cho là không cao siêu, là vớ vẩn. Ngộ thiệtJ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2025(Xem: 299)
Bản tin Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
02/01/2025(Xem: 392)
Từ thời tiền sử, đã có ý thức về con người, vũ trụ! Năng lực siêu phàm của con người … tạo dựng nền văn minh Và sự luân hồi tuần hoàn của mọi sinh vật là bất tận hành trình Mà nhịp thời gian thay đổi đều theo chu kỳ thống nhất !
01/01/2025(Xem: 167)
Xuân Ất Tỵ 2025 đang trở về với người con Phật trong và ngoài Úc Châu. Trên góc nhìn người học Phật, chúng ta thấy rằng thế nào mới là mùa xuân thực sự? Người đời khi có niềm vui thì cho rằng có mùa xuân, dù cho mùa xuân đó thoáng qua trong ba ngày tết, hay 3 tháng mùa xuân. “Trì nhật giang san lệ, Xuân phong hoa thảo hương” (Xuân về non nước đẹp tươi, Gió đưa hương ngát muôn loài cỏ hoa) [thơ của Đỗ Phủ] Xuân của thi nhân có cái nhìn lung linh ảo diệu như thế, nhưng nó sẽ thoáng qua và cuối cùng đọng lại một chút dư hương của cuối mùa, để rồi tiếc nuối, nhớ thương hay giận hờn oán trách: “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?” (Thơ của Chế Lan Viên)
01/01/2025(Xem: 591)
Ngày đầu năm mới, chút rạo rực với bao điều từng mơ ước! Dự định tương lai tuy hoạch sẵn trong đầu Cảm giác được chăm sóc ngạc nhiên vẫn hằn sâu Hứa hẹn sự mầu nhiệm, kỳ diệu luôn hiện hữu!
17/12/2024(Xem: 435)
Tháng 12, những ngày cuối năm, khi những tờ lịch đã mỏng dần và ngoài Trời mang chút không khí se lạnh cùng một vài cơn mưa còn sót lại, thời tiết đã bắt đầu giao mùa, lòng người cũng trở nên thâm trầm lắng đọng cho những suy nghĩ về một năm sắp sửa trôi qua! Những gì đang chất chứa trong lòng bạn? Có phải những lo toan về thu nhập cuối năm, những kế hoạch về quê, sửa sang nhà cửa, những chuyến du lịch mua sắm và những dự định còn sót lại? Mỗi người đều bắt đầu chạy đua để hoàn thành những mục tiêu cho bản thân mình.
13/10/2024(Xem: 1302)
Thiệp Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
19/02/2024(Xem: 3071)
Bình an luôn là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông. Chính vì thế câu đối Tết ở VN thường dùng hai chữ Bình An, “ Tân niên hạnh phúc, bình an tiến Xuân Nhật vinh hoa phú quý lai “ Cũng như người viết rất tâm ý khi chúc Tết với câu: “Niên niên như ý xuân Tuế tuế bình an nhật”
19/02/2024(Xem: 3462)
Giác tính muôn xưa vẫn tịch thường Xuống trần, quang rạng một vầng dương Soi lòng khô mục, bung hoa lộc Chiếu óc trơ lì, biết hiểu thương Tăm tối nghe kinh, trăng dọi bóng U mê học pháp, nước mài gương Mắt mù, mò mẫm tìm chân thực Thân tật, lần dò gặp cố hương
17/02/2024(Xem: 3148)
Chùa Pháp Vân (Toronto, Canada) Mừng Xuân Giáp Thìn 2024
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]