Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cành mai vẫn nở

07/02/201508:32(Xem: 7074)
Cành mai vẫn nở
hoa_mai_6



Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...



Bài thơ ngắn quá, rất ngắn, lại còn phá cách, phá thể, ngôn từ dị giản - được làm vào lúc "cáo bệnh, dạy học trò" - mà sao ông đã để lại cho văn học sử một tác phẩm bất hủ, vượt thời gian? Bài thơ dường như còn để lại một khoảng trống, một khoảng lặng, một khoảng "ở ngoài lời", khơi gợi một thế giới tâm linh - mà ở đó - thấp thoáng ẩn hiện mảnh trăng thiền lung linh giữa từng con chữ! Thế gian trí năng đa biện, lý trí kiêu ngạo nầy chắc phải còn tốn nhiều giấy mực về bài thơ của ông. Những cái gọi là nghệ thuật, hình tượng, thi pháp, tu từ... với những kiến thức hàn lâm, kinh viện, phạm trù... lại còn cái kính hiển vi ngữ học thời đại nữa... không biết "thiền ý của cổ đức xưa" được giải mã qua mấy ngàn "trùng quan ý niệm"? 

 

Chỉ có điều, đối với "thiền" thì "hay" chưa chắc đã"đúng" và "dở" chưa chắc đã "sai"! Và rồi, cái "hay-dở-đúng-sai" kia - đều không quan trọng, cái cốt tử của nó là trao truyền "thiền ý" cho chúng đồ, tiếp sức cho mạng mạch Phật giáo, thêm năng lượng sự sống và niềm tin cho hàng hậu học sa-môn.

Vậy, chúng ta hãy thử mạo muội đi tìm cái "thiền ý" ấy là gì?

- Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai.

(Xuân đi, đóa đóa hoa rơi
Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu.)

Hai câu thơ đầu tiên này, mới nghe qua ta tưởng như bình thường, cái bình thường tự nhiên trong sự dịch hóa của vạn hữu. Ngàn xưa vẫn vậy, ngàn sau vẫn vậy, vẫn là định luật tuần hoàn chuyển đổi của đất trời. Nó không xấu hơn, cũng chẳng tốt hơn.

Nhưng, tại sao, từ cảm quan nào, cảm thức nào mà thiền sư thi sĩ lại phá vỡ trật tự thói quen của lập ngôn, lập ngữ? Ai cũng nói "đến rồi đi", "nở rồi tàn", nhưng ở đây thì ngược lại? Cái động từ "khứ" với nghĩa động là "đi tới", nghĩa tĩnh là "qua", "đã qua", có"mật ngữ", "thiền ý" gì không? Rồi "đáo" đi sau; nghĩa động của nó là "đến"; nhưng nghĩa tĩnh của nó là "chu toàn, đầy đủ, viên mãn" - có cho ta một "chớp lóe tâm linh" nào chăng? Giải mã những điều ấy nếu dùng những hiểu biết thông thường thì e không tới. Mà cho dù kiến thức bác lãm, trí năng thông tuệ thì cũng ở bên này mép rìa của thực tại mà thôi!

Đây là bài thơ có tư tưởng thiền. Thiền sư là một hành giả. Nếu muốn nắm bắt ý nghĩa uyên áo giấu kín sau từng con chữ thì người đọc muốn lãnh hội trọn vẹn cũng phải là một hành giả. Nói cách khác, nó là bài thơ “thiền” thì ta cũng phải có tâm thiền để nhìn ngắm. Ở đây là "nhìn ngắm", là "quán chiếu thực tại". Đừng bắt tôi phải định nghĩa thực tại là gì? 

 

Khi ta thấy thực tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi. Chỉ có những hành giả tu tập tuệ quán mới ý thức được hơi thở này cùng từng tế bào sự sống trong ta - chúng luôn tương quan với ngoại giới. Tất cả - chúng, đang chảy trôi, đang đi qua, đi qua. Tất cả đều đang chảy trôi, đang đi qua trong từng sát-na tâm niệm cũng như những sát-na dịch hóa của đất trời. Vậy, trong cái tâm nhãn, thiền nhãn ấy, "xuân khứ" là đúng với "hiện quán", đúng với cái nhìn của thiền gia! 

 

Và, biết đâu, từ trong sâu thẳm tâm linh, Mãn Giác thiền sư còn gởi gắm tiếng gọi thống thiết muôn đời của Pháp trong Bát-nhã tâm kinh: "Gate, gate... đi qua, đi qua...?!" Tuy nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của lý trí đa sự, chất chồng thêm ý niệm mà thôi. Vậy còn "đáo"? Khi "khứ" là đi qua như thế thì "đáo"cũng đâu hẳn là thường ngữ?

Dĩ nhiên rồi. Ngoài định luật tự nhiên - xuân về thì trăm hoa nở - chữ "đáo" đi sau chữ "khứ" chỉ là tạo lập trật tự cho mệnh đề. "Xuân đến" hay "xuân về" đều có thể diễn nghĩa cho động từ "đáo". Nhưng nếu "đáo" có nghĩa động là đến, còn có nghĩa tĩnh là"chu toàn, đầy đủ, viên mãn" thì quả là ta sẽ có một trời ý niệm và liên tưởng thú vị. Có lẽ thiền sư Mãn Giác không "đa sự" như chúng ta chăng?

Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai.

(Việc đời trước mắt qua mau
Tuổi già chợt đến trên đầu thế a?)

Hai câu thơ dịch may lắm thì nói được cái ngữ nghĩa, không dễ gì "tín, đạt, nhã" như cổ nhân yêu cầu. "Sự" nôm na là việc đời, chuyện đời. Động từ "trục", nghĩa động là"đuổi, đuổi theo"; nghĩa tĩnh là "trước sau nối tiếp nhau". Vậy, việc đời nó "đuổi", nó"nối tiếp nhau" chạy qua trước mắt. Câu sau, vế đối cũng được hiểu như vậy. "Già, cái già, tuổi già" nó theo trên đầu nó đến.

Cả hai câu thơ đều vắng bặt bản ngã, và ngay "pháp" cũng trôi chảy "vô ngã tính". Phải có cái tuệ quán tỉnh táo mới  nhìn ngắm mình và ngoại giới một cách chân xác, rỗng rang và giải thoát như vậy. Ngoài ra, chúng ta còn để ý đến động từ "quá" và "lai";rõ ràng nó nhất quán với hai động từ "khứ" và "đáo" đi trước nó.

Đến đây, cái kiến giải "thiền ý" ấy ta đã có cơ sở hợp lý, logic - do từ cái nhìn thiền quán của tác giả. Và cũng từ cái "quán chiếu thực tại" ấy, như dồn tụ năng lực, để đẩy hai câu cuối đến một chân trời thâm viễn hơn.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.)

Chữ "xuân" trong hai câu đầu là thường ngữ, ngôn ngữ tục đế, tục thể, ai cũng biết, ai cũng hiểu. Hiểu và biết theo phạm trù trí năng. Nhưng chữ "xuân" trong câu áp cuối, không như vậy. Nó vừa mang sứ mạng thường ngữ, vừa lung linh vầng trăng thiền ngữ - biểu tượng cái đẹp xuất thế. Cái vầng trăng thiền ngữ ấy, cái đẹp ấy không thể dùng trí năng để "hiểu và biết" mà là phải "thấy", cái thấy của tuệ giác, của trực kiến tâm linh.

Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu. Người có được mùa xuân tâm linh này không còn bị chi phối bởi vô thường tính, vô ngã tính của cuộc đời. Họ không còn than thở như cụ Tiên Điền: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Bậc đạt ngộ nhìn ngắm sự chảy trôi, tụ tan, sinh diệt của vạn hữu với cái nhìn "tỉnh táo, trạm nhiên và an định". 

 

Họ đã trở về tao ngộ với quê hương, với miền đất an bình muôn thuở. Ở đấy, tại mùa xuân vĩnh cửu ấy, cái "tâm hoa" của họ không còn bị sự vô thường chi phối nữa. Cái "thiền ý"ấy bây giờ đã hiện ra bằng cách phá bỏ ý niệm thông tục: "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết". Rồi kế đó là dẫn dắt chúng ta đến cánh cửa "huyền mật", mở ra một không gian khác, thời gian khác - khác với không-thời-gian mà mọi người đang sống:

Đình tiền, tạc dạ nhất chi mai

(Đêm qua, sân trước, một cành mai)[1]

Thiền ý bây giờ đã lộ rõ: Đóa mai này không còn là đóa mai của thế gian, đóa mai của nở-tàn thông tục nữa. Nó không còn bị chi phối của định luật sinh diệt, hữu hạn cũng như sự vận hành âm dương của trời đất.

Vậy thì đóa mai ấy nó ở đâu? Nó ở "sân trước" và mới nở "đêm qua". Đến đây, ta đã thấy rõ không gian (sân trước) và thời gian (đêm qua) rất đỗi lạ lùng mà chỉ có tâm thiền mới thấy được. Không-thời-gian ấy mới nở được đóa mai ấy. Và không có gì rõ ràng hơn thế nữa.

Tuy nhiên, vẫn còn "bí hiểm", bí hiểm cho những ai chưa trực kiến giây khắc "đốn ngộ", chưa thực sự bước qua hố thẳm của lý trí nhị nguyên. Nói rõ hơn, là chưa kinh nghiệm tuệ giác bên kia bờ. Chỉ khi nào hội diện, "cước căn điểm địa" miền đất ấy, không thời gian ấy, ta mới hiểu được "tiếng cười dài lạnh buốt thái hư" của thiền sư Không Lộ.

"Đêm qua" - là thời gian, là quá khứ. Nói về sự nhất quán của "ý tứ" thì quá khứ ở đây sẽ logic, chặt chẽ với những cặp thơ đi trước "khứ, đáo", "quá, lai". Ngoài ra, nếu ai có kiến thức tuệ giác kinh viện sẽ hiểu rằng, giây khắc ngộ đạo chỉ xảy ra trong 1 sát-na, rồi nó diệt mất, nhường sát-na kế cho đạo tâm. Ngộ đạo chỉ là giây khắc chớp lóe của tâm linh, sau đó nó trôi về quá khứ. Một sát-na đã là quá khứ. 

 

Tuy nhiên, người đạt ngộ tuy có ý niệm về quá khứ, về thời gian - nhưng họ luôn trực thức, luôn "hiện kiến" để sống trong từng hơi thở "không có thời gian", "ở ngoài thời gian". Chính ở cái thời gian"ở ngoài thời gian" ấy - không gian tâm linh mới được thiết lập. Không gian tâm linh thiết lập khá ước lệ: "Trước sân". Tại sao là "trước sân", là "đình tiền" mà không là "bên sân, sau sân" (đình biên, đình hậu)?

Rõ ràng "sân" ấy là mảnh đất tâm. Cái tâm ấy là mảnh đất để cho đóa mai nở. Sát-na tâm "trực ngộ, "hiện kiến" là nó luôn chảy trôi, nó luôn mở ra, ngạc nhiên, đón nhận dung thông các pháp đến từ ngoại giới. Cái tâm ấy phải "không" mới đón nhận được. Do vậy, cái tâm ấy không thể là "bên tâm, sau tâm" - mà phải là cái tâm luôn trực kiến cái hiện tiền; phải là "đình tiền, tâm tiền" mới chính xác.

Rồi đóa mai nở. Đóa mai nở là tuệ giác bừng nở. Tuệ giác bừng nở, nở nơi mảnh đất tâm, không còn bị quy định bởi không-thời-gian tại thế, ước lệ nữa.

Cuối cùng, để thêm tính thuyết phục cho sự giải mã này, ta phải trở lại một ngàn năm trước, để biết rằng Mãn Giác Thiền Sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, đời thứ tám. Và dòng thiền này, thuở bình minh của nó, khi Vô Ngôn Thông truyền pháp cho Cảm Thành để hình thành dòng thiền Kiến Sơ - thì ông đã ngộ được yếu chỉ: "Tâm địa nhược không tuệ nhật tự chiếu" từ Bách Trượng Hoài Hải. 

 

Vậy Mãn Giác Thiền Sư là hậu duệ của truyền thừa, sáng tạo câu thơ "Đêm qua, sân trước, một cành mai" để thi vị hóa, tăng giá trị văn học, mỹ học cho câu thiền ngữ xưa bằng những hình tượng nghệ thuật không là điều kỳ diệu sao? Tuệ nhật tự chiếu - đóa mai nở - đấy là mùa xuân vĩnh cửu, là miền đất hứa cho những người con Phật và cả cho những chúng sanh đang lăng xăng xuôi ngược giữa miền cát lầm bụi đỏ này!

Ôi! Một bức thông điệp về mùa xuân đã một ngàn năm qua đi mà dường như vẫn còn cháy sáng ý tưởng, bập bùng giữa tâm thức trần gian. Có ai nghe, ai thấy? Hãy vẫn tịch lặng muôn đời trong hố thẳm vô ngôn?

Thì đóa mai vẫn nở! Bodhisvāha

________________________________

[1]Nhất chi mai: Nhiều người dịch là một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai. Thật ra, ta phải hiểu,” nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấy thâm thúy. Một đóa là đủ rồi, cái tối thiểu - một đóa – là đủ đại biểu cho mùa xuân.- như câu thơ của Sư Tề Kỷ đời Đường “Tiền thôn thâm tuyết lý. Tạc dạ sổ chi khai” Đã bị Trịnh Cốc “thầy một chữ” chê chữ sổ (vài), nên sửa lại là “nhất”- Đêm qua nở một bông...(Xem thêm An Chi, sđd, q.3,tr.183.)

Ý kiến bạn đọc
07/02/201523:12
Khách
Nếu không một phen Sương thấm lạnh
Hoa mai đâu nở ngát mùi hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2022(Xem: 6154)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
04/01/2022(Xem: 2353)
Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai? Mưa suốt canh thâu đến sáng nay, Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ, Bao người vất vã ở bên ngoài. Đàn chim réo gọi tìm nơi trú, Phận người lắm kẻ bận sinh nhai. Bầy cá chui mình nơi đáy nước, Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.
31/12/2021(Xem: 10549)
Mai vàng nở nụ gió huyền lay, Tết đến năm nay bánh mứt đầy Đối liễn chưng treo nghinh lộc đến Thi đàn xướng hoạ đón tài lai Tâm tâm lắng đọng nguồn chơn hiện Ý Ý ngời soi suối diệu bày Hiển hiện an lành nơi cõi thế Xuân cười vạn vật sáng đường mai...! Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền
27/02/2021(Xem: 3885)
Những ngày vui Xuân trong nỗi lo đại dịch cũng đã qua nhanh; tuần lễ kỳ an cho một năm mới cũng vừa hoàn mãn. Nhịp sống bình thường bắt đầu trở lại, cùng với những hy vọng và ưu tư trong một năm mới. Trong lúc đất nước vừa qua khỏi hai tai kiếp lớn trong năm, thiên tai và đại dịch; cả nước đang vui mừng chuẩn bị đón những ngày Xuân đầy hứa hẹn, bỗng chốc bóng đen đe dọa của loại vi khuẩn chủng mới vừa phát hiện, các biện pháp giản cách xã hội lại được tuân thủ triệt để, và những ngày vui Xuân sum họp gia đình lại trôi qua trong khoắc khoải, ưu tư.
24/02/2021(Xem: 3307)
Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.
15/02/2021(Xem: 3462)
Lá Thư Mùng Ba Tết Ông bà ta có câu:“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”! Đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” hay "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. - Mùng 1 Tết Cha: Thời khắc Giao thừa hơn cả, Lễ Tổ tiên cúng ông bà. Sáng lại đi lễ bên Nội, chúc Tết mừng tuổi ông bà cha mẹ; nhận lì xì và ăn bửa cơm trò chuyện đầu năm. Rồi đi chúc Tết anh em họ hàng bên Nội.
11/02/2021(Xem: 3155)
Cành Đào trước sân chùa đang hé nụ, báo hiệu một mùa Xuân sắp đến, để rồi chúng ta ngồi lại lắng nghe những gì đã bước đến trong năm Canh Tý- năm 2020, năm ấy là năm khắc khỏi đáng nhớ, và in sâu mãi trong kiếp người uế trượt nhân sinh này. Năm củ Canh Tý- thuộc hành Thổ trên vách đã dần khép lại, mọi người chuẩn bị Tết 23 ngày tiển Ông Táo chầu trời, thì ngày 25 là ngày tiển chư vị hộ pháp Long thần tại các Chùa theo tục niềm Nam, về lại Thiên Giới, ngày 27 là ngày Tết Tất niên cuối năm, theo nghi thức cổ truyền, và hôm nay ngày 30 Tết lại là ngày Cung rước Ông bà, đón giao thời mùa Xuân cho năm Tân Sửu.
09/02/2021(Xem: 11026)
Lá Thư Ngày Tết (của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN)
09/02/2021(Xem: 9584)
Kính thưa quý vj, năm Canh Tý – 2020, nhân loại trên thế giới đã sống những nỗi lo âu, hãi hùng trước cơn bệnh Corona 19; bệnh dịch nầy đã cướp mất gần hai triệu người, và hàng triệu người đang bị lây nhiễm ở các nước Âu Châu – Hoa Kỳ và Bắc Mỹ…, Đất nước Việt Nam chúng ta hiện tại ở các tỉnh phía Bắc phía Nam như: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Sài Gòn,.. đang diễn tiến lây nhiễm! Đặc biệt tại Tân Tây Lan, đất nước nhỏ bé nầy mà chúng tôi và quý vị hiện đang sống, cơn bệnh dịch có phần nào lắng dịu, so với Úc châu đất nước bên cạnh chúng ta hiện đang bị lây nhiễm. Đây là một điều lành với các sắc tộc đang sinh sống tại Tân Tây Lan, trong đó có cộng đồng Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]