Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Xuân Ất Mùi 2015

07/01/201506:02(Xem: 7674)
Thông Bạch Xuân Ất Mùi 2015

letterhead_Hoi_Dong_Giao_Pham_Hoa_Ky

 

 
thich_thang_hoan


Thông Bạch Xuân Ất Mùi - 2015

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính  lễ chư tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni và chư Thiện nam Tín nữ

 

Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ chí tâm kính lễ chư tôn thiền đức tăng già, đồng thời nhất tâm chú nguyện chư thiện tín, đồng hương, đón một Tết dân tộc xa quê nhiều an lành, phúc lợi và đầy ý nghĩa. Xin cảm niệm công đức về những thành tựu và sự lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam. Ngày Tết là ngày chúng ta trở về với gia đình, ông bà, Phật tổ. Ý niệm trở về là cách sống đạo của người con Phật.

 

Thế giới con người ngày nay phủ đầy tham vọng, mà chúng ta nếu không tự chủ sẽ dễ bị cuốn hút trong ấy. Chúng ta cần phải có những giây phút trở về với chính mình. Nhờ trở về chúng ta tìm được sự cát tường, phản tỉnh được lương tri và làm chủ được phần nào trước ba đào vọng động. Trở về bằng cách nào? — Người đệ tử Phật quán niệm những bất an hằng ngày là do chính ta tạo ra chứ không một ai khác. Chúng ta trở về với tính trọn lành, bao dung và giải thoát. Chính sự tu tập này giúp chúng ta tránh nhiều đau khổ trong đời sống và làm giảm bớt những bất an của con người. Người con Phật không chỉ thực tập riêng rẽ nơi mỗi cá nhân mà cần hợp lực để tạo ra đại lực rực sáng may ra có thể thay đổi nghiệp chướng nhân sinh phần nào. Chúng ta chứng kiến nhiều đổ vỡ, băng hoại, trong các sinh hoạt, từ gia đình, tổ chức, đạo giáo... Phải chăng, chúng ta chỉ biết đi tới mà chẳng mấy khi tìm hướng trở về. Giáo pháp của Như Lai không phải chỉ để nói suông mà để sống. Có sống, có thực hành, tức có trở về, có trở về thì có an lành và có làm chủ. 

 

Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng ni và thiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.

 

Người Mỹ trong những thập niên trở lại đây đã biết nhiều về đạo Phật. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu những Pháp sư, Đạo sư thông thạo tiếng Anh. Không chỉ chừng ấy, chúng ta cũng đang bị lúng túng, chính con em chúng ta không hiểu được tiếng Việt khi nghe pháp. Giáo hội kêu gọi chư tăng ni trẻ, hãy dồn nhiều thì giờ vào việc học tiếng Anh. Tỷ lệ số chùa Việt có người Mỹ đến tu học còn khiêm tốn. Chúng ta chưa có nhiều sách Phật viết bằng tiếng Anh từ cộng đồng Phật giáo Việt nam. Những trăn trở này sẽ được đáp lại từ những vị tăng sĩ trẻ trong vài năm tới?

 

Thế giới ngày nay chiến tranh tôn giáo đang là chủ đề nhức nhối của nhân loại. Cộng đồng Phật giáo chúng ta cùng chung cọng nghiệp ấy. Chúng ta thường xuyên bị chụp mũ, vu khống, xuyên tạc, phá hoại… Nhưng nếu, chúng ta bình tâm quán chiếu thì chúng ta sẽ gặt hái được nhiều lợi lạc hơn trên đường tu tập và phụng hiến đời mình cho nhân sinh. Chúng ta tự niệm rằng, ma lực luôn quấy phá sự tu tập của chúng ta nhưng đồng thời cũng là thử thách làm tăng trưởng đạo lực, kiên cố bồ đề tâm. Hỡi những người con của Như Lai hãy dũng mãnh lên nơi vùng đất mới, nơi đây đang cần những bóng cây giác ngộ.

 

Năm 2015 Giáo hội có ba Phật sự lớn, xin mời gọi tất cả tăng ni và thiện tín hết lòng hỗ trợ, đó là: Đại Lễ Phật Đản chung, An Cư Kiết Hạ Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần V. Những Phật sự này nhằm nuôi dưỡng tinh thần hiệp lực và năng lực của Cộng đồng Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ. Giáo hội xin tán thán tinh thần này của đại chúng trong nhiều năm qua. Hàng trăm tăng ni và thiện tín từ các tiểu bang cùng về một trú xứ, để cùng sống trong tinh thần tu học và nuôi dưỡng đạo lực cho nhau. Bốn mươi năm qua cộng đồng Phật giáo chúng ta chưa là những đại thọ trên xứ người, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu từ những người con Phật đến đây với hai bàn tay trắng.

 

Năm mới, ngưỡng mong Pháp Phật soi sáng thêm hướng đi và làm tăng trưởng nguyện lực độ sanh của hàng Trưởng tử Như Lai, đồng thời cầu xin Đức Phật độ trì cho tất cả những người con xa xứ. Chúng ta hãy phát nguyện làm nở hoa trên vùng đất này.

 

Xin chúc Cát tường đến với tất cả.

 

Phật lịch 2558, California ngày 09 tháng 01 năm 2015

 

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

Chánh Văn Phòng

  

Sa môn Thích Thắng Hoan


pdf
                                                                                                                    


Thông Bạch Xuân Ất Mùi 2015, HT Thích Thắng Hoan

Ý kiến bạn đọc
26/01/201512:30
Khách
Nam Mô A di đà Phật
Con cùng các anh chị em trong gia đình
Ngày đêm, Sáu thời cầu nguyện tam bảo, mười phương ,Chư Phật gia hộ cho Thầy Pháp Thể khinh An,Bach niên giai lão, để thầy mãi mãi là ngọn đuốc, soi đường dẫn bước chúng con ,thoát khỏi bể khổ, nguồn mê,chóng quay về bờ giác
Nam Mô A di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 5672)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
06/02/2013(Xem: 5046)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2013(Xem: 5060)
Không biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình. Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.
31/12/2012(Xem: 5016)
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
03/10/2012(Xem: 4914)
Kính thương khắp chốn cùng nơi Chúc cho muôn họ hết rơi lệ sầu! Chư canh thao thức đêm thâu Phật tâm khơi dậy, trao nhau ấm lòng! Tử sinh mấy độ chưa xong Thiện duyên gieo rắc mới mong mãn nguyền Tín Hành vững giữ, tu Hiền
22/09/2012(Xem: 4427)
Vui Xuân lễ Phật trì Kinh Tri ân Tam Bảo độ mình bình an Nhớ ơn Cha Mẹ vô vàn Thầy lành, huynh đệ họ hàng gần xa Tân Niên nguyện gắng thăng hoa
05/09/2012(Xem: 4666)
Noel/Tân Niên bá tánh nức nô Vui chơi nhóm họp tha hồ uống ăn Món ngon vật lạ chặt băm Chúng sanh kêu chết hàng năm hãi hùng Con chiên, con nướng nấu bung Than ôi nghiệp báo vô chung luân hồi!
01/06/2012(Xem: 4933)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, hoa cúc được thấy khắp các siêu thị, giống các loại hoa cúc vàng ở miền Nam, thường được ương trong những chậu nhỏ, bày bán khắp các chợ cho đến cuối năm. Tôi vốn sẵn mê hoa, không dằn lòng được, cũng bưng về vài chậu; mỗi ngày đều dành đôi phút tưới vun, chăm bón, dần dà hoa cúc trở thành thân thiết gần gũi. Mỗi sáng, nhìn những nụ hoa rực rỡ,
02/03/2012(Xem: 4685)
files.php?file=023___XUAN___Noi_Ve_Cau_An_Cau_Sieu__R__2_313560152Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người phải là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).
26/01/2012(Xem: 5185)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]