Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi tìm mùa xuân trời phương ngoại

07/02/201408:43(Xem: 6947)
Đi tìm mùa xuân trời phương ngoại

hoa_daoĐi tìm mùa xuân trời phương ngoại

Nguyên Cẩn

Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương(trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…

Image00003.jpg

Làm sao giữ được mùa xuân?

Xuân Diệu ngày xưa đã yêu mùa xuân đến nỗi phải thốt lên “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.Nhưng cũng chính người thi sĩ ấy cũng phải than thở: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ hai lần không trở lại?”.Tôi chợt nghĩ, nếu nhà thơ thấm tư tưởng của Phật, chắc không đến nỗi băn khoăn, trăn trở như vậy: Không có cái gì bắt đầu (beginning) thì cũng không có cái không bắt đầu (non-beginning).

Ta giữ tuổi trẻ làm sao hay níu lại mùa xuân được? Vì thời gian vẫn trôi đi… Làm sao nhốt lại cái không khí mùa xuân đang rộn rã ngoài kia, nắm trong tay chút nắng mùa xuân, khi mọi thứ vẫn không ngừng tuôn chảy như sông ra biển. Thế nên có Big bang thì phải có cái gì trước Big bang? Nói như thi sĩ họ Bùi thì “Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau”Nhưng hiểu đạo, hiểu được quy luật của sự sống thì không băn khoăn mùa xuân đang đến hay đã đến và sẽ đến như lời thơ người xưa cho dẫu xuân tàn, hoa rụng hết, vẫn còn đó một cành mai luân hồi sinh diệt.

121.jpg

Làm sao tận hưởng được mùa xuân?

Con người thật ra không biết thưởng thức, hưởng thụ mùa xuân của mình nên mải mê chạy theo những thú vui vật chất, phần đông thích sắm sửa, ăn nhậu, say sưa chè chén mà xuân qua rồi tiếc nuối vì “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè…”. Người ta chào đón, nhận diện mùa xuân qua lễ hội mà ngày càng thiên về “hội” hơn “lễ”, với cảnh bát nháo, rồi tệ nạn mê tín dị đoan, cảnh bày bán thịt tươi sống phản cảm ở hai bên lối vào chùa như ở chùa Hương - một danh lam của đất nước.

Chúng ta chạy đi tìm hạnh phúc, mà nói như một nhà văn nước ngoài, “Hạnh phúc là một loài chim mắc cỡ”, khi ta tìm, nó sẽ bay đi. Hạnh phúc nào khi mùa xuân chỉ là mùa mua sắm, du lịch, ăn chơi…, vậy hóa ra chỉ người giàu ắt có mùa xuân, còn người nghèo thì làm sao?

Chúng ta quên câu “Vô sở lạc vi khổ tế” (kinh Pháp cú,kệ số 8). Chúng ta đang có hạnh phúc trong tay, trong tâm mà không biết. Người viết đã nghiệm ra điều này khi nằm trong bệnh viện chờ giải phẫu tim. Khi nhận ra mình đã có những điều kiện để hưởng mùa xuân trọn vẹn trước đây mà không biết, khi ta còn sức khỏe, phổi còn thở mạnh, tim chưa bị hẹp mạch vành hay hở vale…, khi ta còn đi dạo qua phố phường mùa xuân không thấy mệt, còn thức khuya thoải mái không sao. “Vô sở lạc” hay “vô sở nhạo” (aimlessness), vì sao? Cần chi mục đích khi ta là chính mình, không cần phải có đủ điều kiện như người khác mới có hạnh phúc. Bận ngắm hoa mai trước nhà mình hay nhà ông hàng xóm thì có khác gì nhau? Có ai khen cây mai của ông này đẹp hơn ông kia đâu? Nó cũng sẽ tàn nhanh chóng. Sao ta phải cứ giành giật mua về để lo sợ nếu mồng một không ra hoa thì xui xẻo cả năm! “Tại ái dục vi tăng thống”. Chính ái dục, hay đam mê, làm niềm đau chúng ta tăng lên vì sự mê đắm.

Image00002.jpg

Làm sao kiến tạo mùa xuân trong ta?

Mùa xuân đến rồi đi hay ở lại tùy vào tâm thức của ta. Chính nhà thơ “đời” như Xuân Diệu còn phải thú thực khi ông biết yêu đời và yêu người.

Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn xanh ngát của hồn tôi.

Còn Nguyễn Bính vì tương tư nên than thở:

Vui xuân chung cả một trời
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư.

Dưới con mắt nhà thiền thì sao? Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương(trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có không, còn mất, hơn thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề. Trời phương ngoại hay nói cách khác là Niết-bàn trong ta, thế nên thượng sĩ đã viết:Chống gậy rong chơi, chừ trời phương ngoại”(Sách trượng ưu du hề phương ngoại phương). Rồi người rảo bước thong dong:

Hươu nai nương đồng quê

Chim chóc nương trời mây

Sự vật nương phân biệt mà biểu hiện
Các bậc chân nhân nương vào Niết-bàn để sống thảnh thơi.

Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái giờ phút hiện tại, chính khoảnh khắc này khi ta sống trong chánh niệm. Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà sinh và tương quan lẫn nhau mà diệt. Thiền sư Nhất Hạnh dùng động từ inter-be, inter-are mà chuyển ý khi phải diễn đạt bằng Anh ngữ. Màu hồng nơi đóa hoa kia, màu xanh của lá nào có phải tự nó mà có nếu không có ánh nắng, không có cơn mưa, mà mưa từ đâu đến? Trả lời câu hỏi ấy cũng chính là hiểu lý duyên sinh , ý nghĩa tương tức của sự vật.

Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này diệt thì cái kia diệt. Hiểu như thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi biết phiền não hay vô thường vốn nằm trong bản chất cuộc đời như muối mặn nằm trong biển. Sinh lão bệnh tử nằm sẵn trong kiếp người mà ai cũng phải trải qua. Xuân hạ thu đông và xuân... là vì thế.

Niết-bàn là hết khổ, mà hết khổ là chuyển hóa phiền não chướng và sở tri chướng, đó chính là giai đoạn Diệt đế. Hiểu theo nghĩa bất nhị thì Diệt đế và Đạo đế không thể tách rời nhau. Người có đủ khả năng để vượt lên trên chính mình. Trong lịch sử, chúng ta thường nghĩ hôm nay mình hiện đại hơn người xưa vì tiến bộ khoa học bay cả lên không gian, liên lạc bằng viễn thông vô tuyến rồi internet... nhưng vẫn không là điều kiện đủ để đem lại hạnh phúc như nhân loại vì hạnh phúc là cảm xúc bên trong như Đức Đạt-lai Lạt-ma từng nhắn nhủ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta”.

Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong chính tâm hồn mình. Mà muốn mở được cánh cửa tâm hồn thì phải quán chiếu bên trong bằng thiền định. Nói cách khác, phải đủ tín, nguyện, hành của người tu pháp môn Tịnh độ. Niềm vui hay hạnh phúc theo Phật giáo đến từ Bát Chánh đạo, con đường giúp ta vượt qua tam độc tham, sân, si, thực hiện Tứ vô lượng tâm. Khi chúng ta huân tập tâm Từ bi hỷ xả, sẽ thấy mùa xuân miên viễnnhư Nguyễn Du tâm sự:

Ta nhìn lá rụng hoa sinh,

Bốn mùa đối ảnh tâm mình như như.(N.C dịch )

Có cái gì đó bất biến (như như), vượt lên trên mọi biến đổi, mọi xao động của thiên nhiên và hồn người. Vẫn cảnh ấy, nhưng với con mắt thiền, vạn vật trở nên lắng đọng, tịch mịch, thanh thoát…Một bài thơ xuân nổi tiếng thường được nhắc đến là bài Mỗ Ni Ngộ Đạo Thi:

Tìm xuân ngày trọn thấy xuân đâu

Giày cỏ đạp mây khắp núi cao

Quay lại ngắt hoa mai cười ngửi

Trên cành xuân đến đã từ lâu. 

(Nguyễn Khuê dịch)

Hình ảnh một ni cô tất tả cả ngày xuân đi tìm xuân khắp cả non cao mây phủ nhưng vẫn không sao thấy xuân được như thể đi tìm bản thể chân như của mình theo đường đạo. Thế nhưng khi quay trở về trong vô vọng thì đột nhiên gặp xuân trên cành hoa mai, một mùa xuân viên mãn. Phải chăng khi quay về tự tâm, xuân cũng như đạo nào phải nhọc công kiếm tìm như gã cùng tử trong kinh Pháp hoa chẳng hay ngọc mani nằm trong tay áo.

Mọi chuyện vẫn đang diễn ra trước mắt. Hãy sống và hãy biết mình đang sống. Thiền sư không than vãn vì sự vật trôi qua mà ông chỉ nêu lên như là sự kiện. Nó đấy, nó vẫn đang qua như chúng ta sẽ già như tóc trên đầu sẽ bạc. Thế thôi! Giản dị như đời.

Hãy cùng đọc một bài tanka của Shotetsu:

Không có hoa nơi này!
Những cây thông thức giấc
Trên đỉnh đồi ban mai
Hoa đào đêm xuân mộng
Cũng chỉ là mây bay.
(Nhật Chiêu dịch)

Vẫn là một sự ráp nối vô thủy vô chung. Thế nhưng, là thiền sư, ai lại không biết:

Muôn pháp từ xưa lại
Tướng thường tự vắng lặng.

Thấy được tướng vắng lặng là thấy được tánh vắng lặng. Không có tướng nào mà không phải là tánh. Không có chúng sinh nào chẳng phải là Phật.

Và cũng cái thấy ấy nên sau này Nguyễn Du mới chuyển dịch thơ Thôi Hộ:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Hoa đào năm ngoái cười, chứ nào phải hoa năm nay. Cũng theo dòng lý sự ấy, ông viết “Quên mất hoa để dựa vào nở, dựa vào tàn là dựa vào cửa ngõ nhà người ta,… Hãy trở về nhà của mình, và ngay khi thấy điều đó thì vụt một cái:

Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.

Một chấm ánh nắng mùa xuân thôi, một chấm thôi, cả vũ trụ hoa nở. Chỉ có thơ mới diễn đạt được cái chỗ không thấy...

Nói như HT.Thích Thanh Từ: Phật pháp là thiết thực, hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy. Niết-bàn nơi đâu? Phải chăng đấy chính là mùa xuân thường tại, mùa xuân miên viễn - cái giây phút, cái sát-na mà lòng ta chánh niệm. Phải chăng có một bản ngã đang thưởng thức một tách trà, một tiếng chuông trong chiều vắng, tiếng kinh vang vọng giữa khuya, một áng mây bay qua bầu trời, một chiếc lá rụng ngoài hiên...?

Đấy là con đường về với Đạo.

Image00001.jpg

Phải làm mọi việc với cái tâm vắng bặt sự phân biệt giữa tự ngã và các pháp mới có thể bước vào nhà Như Lai (tức tánh Không). Chỉ khi ấy ta mới tìm thấy mùa xuân thường tại. Rất gần ta mà lại rất xa ta.Ta sẽ quên đi cái mùa xuân thiên nhiên ấm nồng theo thời tiết mà sẽ thấy hoa vàng không chỉ là một độ. Như người xưa từng nói:

Bất đạp kim thời lộ
Thường du kiếp ngoại xuân.
Chẳng đi theo bước đương thời
Mùa xuân kiếp ngoạithảnh thơi dạo hoài. (HT.Thích Thanh Từ dịch)

Đấy chính là mùa xuân ngoài thời gian, còn gọi là mùa xuân miên viễn:theo Thiền sư Nhất Hạnh , nếu phải dịch thì đó là the sky or the space of the ultimate, rong chơi trong bản môn, không sinh không diệt, không phiền não, như chim về với mây trời, hươu nai về đồng nội.

Ra đi hẹn với xuân đầu
Chờ nhau ngõ khác ngó màu nguyên xuân.(B.G)

Một mùa xuân không lệ thuộc thời gian vì chúng ta đã lánh xa con đường danh, lợi, sắc, tài. Hãy vui trong một mùa xuân kiếp ngoại không còn ràng buộc khổ đau vì ngoại cảnh, dưới bóng vô thường. Nói như Thiền sư Nhất Hạnh là “…nhận diện cái bất diệt ở trong sinh diệt, và chúng ta có thể nhận diện bằng chánh niệm”.

Giờ phút linh thiêng
Đóa bất diệt nở giữa vườn hoa sinh diệt. 

(Khúc nguyện cầu- Nhất Hạnh)

Hãy sống từng sát-na hôm nay trong chánh niệm, nhìn đời bằng con mắt thiền đón chào một mùa xuân miên viễn không trở trăn băn khoăn Giáp Ngọ hay Ất Mùi…

Và cùng nguyện cầu cho mười phương an lạc! Như một đoạn kinh xưa:

Buông bỏ hết, đã qua bờ diệt độ
Trong các con đường, đây là con đường đẹp nhất
Bụt đã diễn bày pháp chân đế
Kẻ có trí và có dũng có thể làm theo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2016(Xem: 5405)
Chương Trình Tết Bính Thân 2016 tại Chùa Khánh Anh Evry Xin trân trọng kính mời quý Phật tử đồng hương về Chùa Khánh Anh Evry tham dự các khóa Lễ mừng Xuân Bính Thân, kèm theo chương trình sau đây : CHƯƠNG TRÌNH TẾT BÍNH THÂN 2016 - Chủ Nhật, ngày 07/02/2016 (ngày 29 tháng Chạp) - 11:30 trưa : Lễ Cúng Tất Niên cầu siêu chư Tiên linh, Hương Linh. - 15:00 chiều : Lễ Hồng Danh Sám Hối Tất Niên.
06/02/2016(Xem: 11622)
Chiều cuối năm vắng nhà - Xuân đầu tiên xa mẹ - Lòng buồn nên thở than - Tái tê vì nhớ quê…
06/02/2016(Xem: 4702)
Về chùa lễ Phật vui năm mới Hái lộc mừng xuân đón khí lành. Hạnh phúc sẻ chia cùng bạn đạo Buồn vui gánh vác với anh em. Đất nước thái bình xuân thịnh vượng Quốc gia hưng thịnh tết khương ninh. Người già tăng thọ vui con cháu Tuổi trẻ hưng danh hiển tổ tông.
05/02/2016(Xem: 7750)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 9461)
Người qua một giấc Đông miên - Trở mình tỉnh thức.. ngoài hiên Xuân về
05/02/2016(Xem: 9470)
Nghinh xuân trống gõ bên thềm - Đỏ hoa Râm Bụt cửa Thiền mãn khai
05/02/2016(Xem: 9674)
Rộn ràng chuông mõ ê a Cuối năm các Tiểu vào nhà đón Xuân.
05/02/2016(Xem: 11227)
Xuân qua xuân lại mấy lần Hoa Xuân rơi rụng cũng ngần ấy thôi Xuân là tất cả đất trời Trăm hoa đua nhụy đón mời Xuân sang Cuộc đời như thể mây tan Trải qua mọi cảnh cung đàn biệt ly Người xưa đâu qủan sá gì Dẫu cho tóc bạc không vì xôn xao Xuân đi ai bảo xuân nào Hoa kia còn mãi trôi vào không trung Cành mai một nhánh trùng phùng Đêm qua sân trước như chừng nở hoa.
02/02/2016(Xem: 4750)
“Chúc Xuân Mới” dẫu Đông-Tây-Nam-Bắc Tất cả những lòng ước nguyện như nhau : Cầu Thế giới Thanh bình Nhân sinh An lạc Để thưởng Xuân với cảnh đẹp muôn màu
01/02/2016(Xem: 5153)
Cuối cũng rồi cũng đến ngày cuối năm, cái ngày như được báo trước bởi phong tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời 23 thang chạp. Nhớ lại quảng đời tuổi thơ của mình, khi chưa đủ trí khôn để hiểu rõ nguồn gốc, sự tích Ông Táo, chỉ biết ông qua hình ảnh đội mão cánh chuồn xốc xếch, mặc áo dài đen nhưng không có quần dài, để lộ hai ống quyển đầy lông lá và mang đôi giày quá cở trông rất buồn cười. (ảnh 1: Hình ảnh ông Táo trong mắt tôi), nhưng cái ngày cúng tiễn ông lên trời chầu “Ngọc hoàng “ nó thú vị làm sao. Bởi vì trông ông buồn cười vậy nhưng quyền lực của ông nằm trong tớ sớm dài thoòng cặp nách bên mình để trình tấu với Ngọc hoàng. Vậy mà ngày tiễn đưa ông về trời đã đi vào nếp sống của con dân đất Việt tự bao đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]