Cuối cũng rồi cũng đến ngày cuối năm, cái ngày như được báo trước bởi phong tục cúng tiễn đưa Ông Táo về trời 23 thang chạp. Nhớ lại quảng đời tuổi thơ của mình, khi chưa đủ trí khôn để hiểu rõ nguồn gốc, sự tích Ông Táo, chỉ biết ông qua hình ảnh đội mão cánh chuồn xốc xếch, mặc áo dài đen nhưng không có quần dài, để lộ hai ống quyển đầy lông lá và mang đôi giày quá cở trông rất buồn cười. (ảnh 1: Hình ảnh ông Táo trong mắt tôi), nhưng cái ngày cúng tiễn ông lên trời chầu “Ngọc hoàng “ nó thú vị làm sao. Bởi vì trông ông buồn cười vậy nhưng quyền lực của ông nằm trong tớ sớm dài thoòng cặp nách bên mình để trình tấu với Ngọc hoàng. Vậy mà ngày tiễn đưa ông về trời đã đi vào nếp sống của con dân đất Việt tự bao đời.
Với ý nghĩa phóng sinh của con nhà Phật, tôi rất kính nễ tục thả cá chép và phóng sinh chim của bà con miền Bắc nhân ngày cúng ông Táo. Đây là một việc làm mang nhiểu ý nghĩa dù nó xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng là làm phương tiện cho Ông Táo về trời. Với phần đông người dân phương Nam chúng tôi, tuy ít có thả cá chép nhưng thay vào đó là phóng sinh bất kể cá gì , kể cà chim chóc muôn thú, thêm vào đó, nếu người dân phương Bắc cúng ông táo kèm ba bộ áo quần và mão thì người phương Nam có bộ “cò bay ngựa chạy” cũng gồm ba bộ áo quần và cờ được cuộn tròn trong một xấp (ảnh Cò bay ngựa chạy).
Nhớ hồi nhỏ mình hay thích ăn thèo lèo cứt chuột, một lọai kẹo ngọt, khô cứng nhưng rất ngon, chỉ để dành riêng cúng ông Táo (ảnh thèo lèo), mấy tay anh chị lớn thấy mình nhỏ xíu,ba phải lý giải tên gọi là tại vì trong nhà bếp có nhiều cứt thằn lằn và cứt chuột nên đặt tên như thế! Sau này tìm hiểu mình mới biết nó xuất phát từ tiếng Triều Châu là trà liệu- một dụng cụ dùng để ăn khi uống trà.
Với tâm lý trào phúng và bản chất phóng khoáng người Việt mình, đã biến không những ông Táo mà ngay cả Ngọc Hoàng Thượng Đế ( ông trời) cũng phải ngồi gần bên mình để trách móc, trò chuyện tỉ tê vui buồn. chứ không phài là một vị thần vô đối cứ muốn trừng phát hay ban thưởng ai tùy thích. Ông Trời, Ông Táo của người Việt mình sao mà gần gũi đến vậy. Càng nghỉ càng thấy quả đúng ông bà ta xưa quá tuyệt vời. Tuyệt vời đến mức độ các tôn giáo khác vì muốn gần gũi với người dân cũng phải đánh lận con đen cố tình giành “Ông trời” về phía họ!
Bởi vậy về sau này hình ảnh ông Táo và Ngọc Hoàng đều mang tính chất hài hước nhưng có ý châm biếm, thâm túy trong các vở diễn sân khấu cho bà con thư giản chuyện đời ngày cuối năm (ảnh NGọc Hoàng và các táo VTV 2016) và ( Táo quân và Ngọc Hoàng của HTV).
Hồi xưa, khi mới có tivi ( đen trắng), cứ đúng 5 giờ chiều ngày 23 tháng chạp đều có trình chiếu kịch mục ông Táo chầu trời. Người Sai gon luôn cúng tiễn ông Táo vào buổi chiều. khác với miền Bắc cúng vào buổi sáng và trưa, ai cũng đều náo nức chờ xem. Khỏi nói việc làm này của đài truyền hình khi ấy tăng thêm tính thiêng liêng rất cao mặc dù luôn có tiếng cười không ngớt. Bây giờ các chương trình Táo quân có lại từ giữa thập niên 90 nhưng hầu hết dàn dựng để dành phát đêm 30 trước giao thừa, lám mất đi rất nhiều ý nghĩa tự thân của chương trình.
Theo những thông tin ban đầu tôi có được, chương trình Táo quân năm nay chỉ có đài truyền hình tỉnh Sóc Trăng là phát đúng ngày 23 tháng chạp dù mãi tới 22 giờ 30, nhưng vẫn tốt hơn các đài khác. Đài truyền hình tỉnh Vĩnh Long phát lúc 21 ngày 25 tết, đài truyền hình Long An phát 19 giờ 50 ngày 29 tết. Cùng đêm này sẽ tới đài truyền hình tp.HCM và VTV phát Táo quân. Chưa ai dám chắc bà con sẽ chọn chương trình nào, nhưng có lẽ chọn Long An thì hay nhất vì thời gian cận giao thừa bận rộn ra sao ai cũng biết. Hơn nữa nội dung các chương trình Táo bây giờ đều na ná như nhau, phần lớn vẫn chỉ là những phê phán tránh né và những tiếng cười nhạt nhẽo.
Nơi góc bếp nhà nào, dù lá vách lá đơn sơ hay trong căn biệt thự sang trọng, bàn thờ ông Táo vẫn có một vị trí quan trọng. Đó đã lá một phần của văn hóa cha ông từ ngàn xưa cón lại. Điều này chứng tỏ ý thức trong tâm hồn mỗi người vẫn còn đó nét thuần Việt luôn được gìn giữ cẩn thận. Nhìn người Hà nội nô nức ra bờ sông Hồng thả cá chép vàng, hay ngắm người Sàigòn đốt một lọn “Cò bay ngựa chạy” bên dĩa kẹo thèo lèo cứt chuột mà thương nhớ quê nhà với một tuổi thơ ấm áp ngày giáp tết. Hẳn trong thâm tâm mọi người đều tin rằng nơi bệ chầu Ngọc Hoàng trên cao, ông Táo đang tâu vể những việc làm tốt đẹp của gia chủ mình mà suốt một năm qua đã từng chứng kiến. Có bị cho là mê tín hay xa vời huyễn hoặc nhưng đó lại là một biên địa khác mà chắc chắn rằng nơi đó không có bóng dáng của truyền thống cha ông mình ngày xưa từng biết chắt chiu, chọn lọc những tinh túy cuộc sống đưa vào nhịp thở cho cháu con gìn giữ đến hôm nay.
Để làm sao, nếu có xa xăm mỗi dịp cuối năm, ai cũng phải thốt lên nhẹ nhàng mà rưng rưng như một anh chàng sinh viên xa nhà lần đầu tiên rằng “ Đứa nào cũng nhớ quá, một chút nắng quê nhà” (trích thơ Huyền Lan).
Ngày tiễn đưa Ông táo về Trời