Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngắm hoa mai nở

07/02/201408:30(Xem: 8695)
Ngắm hoa mai nở

hoa_mai_2NGẮM HOA MAI NỞ



Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.

Bất ngờ sáng mùng bốn Tết, vừa thức dậy giữa một không gian ngập đầy ánh sáng nắng xuân bên cửa sổ, tôi nghe có cuộc gọi từ điện thoại, đúng là thầy Thiện Đạo gọi tôi, thầy bảo, mời nghe bài thơ thầy mới viết, bài thơ Thầy đọc cho tôi nghe như thế nầy:

MÙNG MỘT NGẮM MAI NỞ

Xuân Giáp Ngọ

Mai vàng từ độ phôi thai

Từ trong biển mộng hình hài hóa thân

Sáng nay vào cuộc phong trần

Tinh hoa là đất, tinh anh là hồn

Người về trọ chốn không môn

Người đi soi bóng hoàng hôn cuối trời

Thịnh suy đâu chuyện của đời

Mà nghe như cả một trời trong ta

Thử niên kim nhật ta đà

Hoàng hoa y cựu kỷ hà niên lai

Bách niên lưu thủy kiều đài

Mộng hoa hoa mộng thiên nhai vân trình

Hỏi hoa hoa cứ làm thinh

Hỏi ta ta vẫn như tình ý hoa

Vô thường thay kiếp hoàng hoa...

THÍCH THIỆN ĐẠO


Lắng nghe từng tiếng, từng câu chữ thầy đọc, tôi lấy làm mừng, mừng thầy đang trong những ngày đa đoan Phật sự, mà cũng đã có thi hứng mới, như một người vô sự, ông hình thành bài thơ mới nói trên.

Chép thơ ra giấy, nhẩm đọc, tôi ngỡ ngàng tự hỏi, ô hay! thầy đang ngắm hoa mai, hay hoa mai đang ngắm thầy? Hòa thượng là hoa hay hoa kia chính là Hòa thượng? Ông từ biển mộng đến, hay hoa mai đã từ cõi mộng hóa thành hình hài sắc thân ngũ ấm của ông ? Hoa là thai phôi, ông là bào ảnh ? Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh ?Có thể ông làm một với hoa, hoa làm một với ông, và cả hoa, cả mộng, cả thầy cùng làm một với nhau. Một vi trần gồm thâu cả vũ trụ? Cả vũ trụ gồm thâu vào hạt bụi ? Ư nhữ ý vân hà ? Phải chăng thầy mượn ý kinh Kim cương Phật thuyết để bảo với độc giả của thầy, hãy “ưng tác như thị quán?”

Lại nữa, cả thầy và cả hoa, cùng dấn thân vào cuộc phong trần ? Từ cõi mộng hóa thân vào chốn KHÔNG MÔN rồi từ không môn nhìn ra cuộc thế mà nhậm vận thịnh suyvới thiền sư Vạn Hạnh, đối mặt với vô thường suy thịnh tang thương dâu biển mà vẫn quy hồi quy chiếu về thái độ vô bố úy, thản nhiên trước thế sự du du !

Chưa hết, thơ ông là thơ lục bát mà lại phảng phất phong vị ngôn ngữ Đường thi :

Thử niên kim nhật ta đà

Hoàng hoa y cựu kỷ hà niên lai ?

Giờ nầy, phút nầy, ngày nầy, năm nầy hoa cùng ông đang có mặt giữa cuộc đời, đầy đủ trọn vẹn mai cốt cách, tuyết tinh thần, tinh hoa của đất, tinh anh của hồn, hà cớ làm sao ông còn chất vấn: Hoàng hoa y cựu kỷ hà niên lai?Phải chăng thiền sư đặt câu hỏi để khai thị cho vô số chúng sinh rằng cho dù bao lần nước chảy hoa trôi thì bản thể trạm tịch muôn đời muôn thuở của hoa kia vẫn cứ là vô ngôn tịch tĩnh,bản giác của kẻ ngược dòng nào có khác với tình ý của hoa.

Tôi thầm cám ơn Hòa thượng Thích Thiện Đạo riêng dành cho tôi được là người độc giả đầu tiên thưởng lãm bài thơ. Thầm tri ân thiền sư đã khéo vận dụng tài hoa ngôn ngữ đưa kẻ vĩnh vi lảng đảng phong trần có cơ hội mon men tới chốn không môn, có duyên lành để lúc nào đó sẽ tìm thấy lại mặt mũi xưa nay của mình cũng đã có lần hóa thân làm đóa hoa mai vàng nọ.

Còn gì hạnh phúc hơn khi mới đầu Xuân đã được thưởng lãm thơ hay !

HẠNH PHƯƠNG

Mùng bốn tháng Giêng Giáp Ngọ

03-02-2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2014(Xem: 6337)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 6875)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 10090)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
27/01/2014(Xem: 5768)
Lời nguyện cầu đầu năm 2014 Kính lạy Trời Cha - đức Bụt Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, A Di Đà. Kính lạy Đất Mẹ - Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa, Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con, Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây như một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Trời Cha, Đất Mẹ, chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con. Chúng con ý thức rằng Trời Cha, Đất Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con, là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.
27/01/2014(Xem: 13897)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 13409)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 7998)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 8963)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
27/01/2014(Xem: 6343)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
26/01/2014(Xem: 6566)
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân. Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]