Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phong vị Tết xưa

23/01/201408:54(Xem: 4648)
Phong vị Tết xưa

hoa_mai_2
Phong vị Tết xưa

HUỲNH KIM BỬU

Hình như cứ mỗi độ cuối năm, các chợ là nơi dự báo sớm một cái Tết nữa lại đến. Năm đó, còn già một tháng nữa mới tới Tết con Rồng, nhưng ở vùng Phủ An, từ chợ phủ đến các chợ quê hàng hóa đã nhiều hơn ngày thường, cảnh chợ Tết nhộn nhịp đã sớm diễn ra.Phong vị Tết xưa

Các bà nội trợ đã sớm đi chợ mua vải vóc về may sắm quần áo Tết cho cả nhà, ưu tiên cho trẻ em và người già. Chọn vải loại nào, màu gì? Đã có “tiêu chí” sẵn: “Bà già mặc áo đỏ trẻ nhỏ mặc áo xanh” (Tục ngữ), còn quần lĩnh nón quai thao dành cho phụ nữ, các tiểu thư. Cắt may ở đâu? May máy nhanh mà tốn tiền, may tay chậm mà các bà “tự túc” được. May ở đâu thì cũng phải bảo đảm có bộ quần áo mới để sáng mồng một Tết “những thằng cu tha hồ khoe áo mới” (Đoàn Văn Cừ).

Các bà mua đường, nếp, đậu đỗ, gừng cay về làm các loại bánh, mứt. Chọn gừng thì cứ bảo nhau chọn gừng Xuân Quơn (tên làng cũ, sau là Khu 6 – thuộc Quy Nhơn) là ngon nhất, vì vừa trắng vừa cay. Làm mứt gừng phải trải qua nhiều “công đoạn”: Từ bóc vỏ gừng đến ngâm rửa sạch, luộc chín, rồi xào gừng với đường trên lò than hồng, chuyển qua lò than ủ nóng trong lớp tro than cháy âm ỉ, cho tới khi chảo gừng khô rang, mứt gừng mới ngon. Bên cạnh mứt gừng xào, còn có mứt gừng xăm (nguyên củ), mứt bí đao, cách làm không khác mấy. Làm bánh “bảy lửa”, phải trải qua bảy “công đoạn” làm bánh trên lửa than mà công đoạn cuối cùng là lăn mè, mặc lớp áo cho cái bánh. Làm bánh khô, bánh in thì phải rang nếp, xay bột, chọn khuôn trái đào, trái lê, trái mãng cầu, hay khuôn chữ Phước, chữ Thọ tùy sở thích. Rồi mới bắt đầu ngồi in, gõ từng bánh một rơi trên mặt nia để chờ đầy nia đem phơi nắng, hong khô. Nguyên liệu làm bánh hoa quả là bột nếp hoặc bột đậu xanh và phẩm màu. 

Thường thì nắn quả ớt, quả khế, quả lựu, quả lê, hoa hồng, hoa cúc… hoa lựu thì phải đỏ vì“đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”, quả khế non thì xanh, quả khế chín thì vàng. Các bà nội tướng dành những ngày giáp Tết đi chợ mua sắm thịt thà, gà vịt, lươn, cá… Tiếng gà vịt kêu cáp cạp… cúc cục… thả dọc đường đi, buổi chợ về. Các ông mày râu cũng đi chợ Tết để “áo cụ Lý bị người chen sấn kéo”. Họ mua rượu, trà và các thứ “đồ lề”. Thường thì chai rượu Mai Quế Lộ hay chai rượu Bàu Đá đựng trong vỏ chai sen khằn nút, gói trà tàu Tín Thái hay Hòa Hưng gói trong hai lớp giấy, giấy in nhãn hiệu trà ở ngoài, giấy bạc ở trong, cốt giữ kín hơi trà ướp hương nhài, hương sen… Nhiều ông mua đồ thờ phượng, đồ trang trí nhà cửa. 

Ghé lại chỗ này mua cặp đèn đồng của làng đồng Bả Canh – Đập Đá, bộ bình phong tam sơn gỗ cẩn xà cừ của các làng cẩn Trung Định, Cẩm Tiên (An Nhơn); ghé lại chỗ kia, trước xem ông thầy đồ viết chữ Hán để tấm tắc khen: “Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay”, sau chọn mua tấm bức thờ gia tiên, không chữ Càn khôn thì chữ Thái sơn, chữ Phước hoặc chữ Thọ viết mực xạ đen nhánh; tấm bức vừa được thầy đồ viết chưa ráo mực. Lại cũng có nhiều ông mua tranh tứ bình Mai – Lan – Cúc – Trúc, Mai – Điểu – Tùng – Lộc hoặc tranh Bát tiên, tranh Nhị thập tứ hiếu do mấy ông Tàu Chợ Lớn – Sài Gòn in màu hàng loạt trên công nghệ in hồi ấy. Tranh Đông Hồ, ai yêu nghệ thuật dân gian thì mua, thì khen: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong – Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.” Những Cu Tý, những Gái Nụ theo cha mẹ đi chợ Tết là để vòi vĩnh cái con gà sống đất nung, cái trống rung bong bóng lợn, cái kẹp tóc con rít, xâu chuỗi hạt cườm… Phong vị Tết xưa

Từ ngày hăm ba ông Táo về Trời trở đi, chợ Bình Định là chợ phủ, nên còn nhóm đêm nữa. Thương cái chợ đêm Bình Định đèn dầu leo lét, chỉ có mấy gian hàng tạp hóa mới có ngọn măng-sông thắp sáng, soi tỏ tủ hàng và gương mặt xinh đẹp của cô bán hàng. Mấy người giàu thường mua sắm thoải mái, vài buổi chợ là đủ cho một cái Tết. Nhưng còn người nghèo, số đông, thì phải chạy Tết theo cách ăn vay cày trả, ăn trước trả sau. Ở trong làng, có một số ít nhà gần như khỏi phải mua sắm Tết. Hàng hưu quan, tổng lý có thuộc hạ, chủ điền có tá điền, thầy đồ có học trò, cha mẹ vợ có con rể mới, ông mai dong có cặp vợ chồng mới cưới… Người dưới đi Tết cho người trên, người được giúp đi Tết cho người ban giúp. Vật phẩm đi Tết chỉ là mớ gạo nếp ngon, đôi gà trống thiến, hoặc cặp rượu, cặp trà… Không có tục đi Tết chơi đậm bằng phong bao phong bì, vàng bạc, những thứ trị giá nhiều tiền.

Trên con đường làng An Định ngày 30 Tết, người về Tết đông lắm, trong đó có anh Cần. Họ từ bến sông đi lên, từ cổng làng đi vào. Chân họ bước mà lòng họ nôn nao, trông cho mau tới nhà.

“Trời tối như đêm 30” quả là như vậy và chùa làng đã ngân xa tiếng chuông. Nhà trên đèn nến sáng choang. Cha cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà, đón mừng Tân xuân, cầu cho năm mới “Mưa thuận gió hòa, Quốc thái dân an, Nhà nhà hạnh phúc”. Trong khi cha xuất hành đi về hướng Đông nam mà cha bảo là hướng Tài thần (thần đem lại giàu có) và đi hái lộc ở chùa thì mẹ ở nhà bày sẵn mâm bánh tét nóng hôi hổi, vừa mới vớt từ nồi bánh ra, mùi bánh tét thơm lựng. Khi cha về ngồi vào mâm, mẹ và cả nhà cùng ngồi. Cha mời mẹ một chén rượu mừng xuân, cho phép anh Cần được uống một chung rượu Tết và cha nói điều hy vọng của mình trong năm mới. Thật là một cảnh vui vẻ, hạnh phúc gia đình ngay trong giờ phút bước sang năm mới.

Sáng ngày mồng một Tết, nắng mới thủy tinh và trên cành cây xoài lá lụa nơi góc vườn có nhiều tiếng chim ca. Vạn vật đang chào đón chúa Xuân.“Mồng một Tết cha”; đầy nhà lời chúc mừng tuổi mẹ cha trường thọ, sum vầy con cháu, rồi phong bao lì xì, riêm bánh, chén rượu mừng xuân, thơ khai bút (của cha và mấy bạn già của cha vừa mang đến)… Sáng mồng một Tết, chợ Gò ở Trường Úc, huyện Tuy Phước đã nhóm, mỗi năm một phiên duy nhất. Chợ đông vui lắm, người đi chợ mặc quần áo đẹp, lớp trẻ giao duyên, cụ ông xem tranh xem bức, cụ bà mua lộc Bà gồm những thếp trầu mướt rượt, chùm cau xanh… để cầu tài, cầu lộc cho cả năm mới.

Mồng hai, người trong làng ra hội đình, đi chúc Tết với nhau. Thường thì chúc Thọ, chúc Sang, chúc Con, chúc Giàu… Câu chúc thì đã cũ mòn mà tin thì vẫn tin: “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau – Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu… Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang – Đứa thì mua tước đứa mua quan…”. Ba ngày Tết cứ thế trôi qua. Chiều mồng ba thánh thót giọt mưa xuân, cha cúng tiễn đưa trước bàn thờ gia tiên.

Quê tôi tháng Giêng có biết bao là lễ hội: Lễ hội Đống Đa mồng năm Tết, lễ hội Chùa Bà

- Cảnh Hàng (Nhơn Hạnh), hát hội Chùa Ông (thành Bình Định), hát hội Chùa Kén (Phương Danh – Đập Đá)… Người xem hội đông, đủ nam phụ lão ấu, tuồng tích hát hội thì Cổ Thành, Huê Dung Lộ, San Hậu Thành… Mở đầu đám hát, bao giờ cũng diễn màn Tam đa để chúc Phúc – Lộc – Thọ… Còn lễ hội là còn “ăn Tết”, hết lễ hội mới bắt tay vào việc nông tang vì, “tháng Giêng ăn Tết ở nhà – tháng Hai cày ruộng mưa sa đầy đồng”. Anh Cần lại theo mấy người đi Biển Hồ, Bàu Cạn để làm phu trồng chè, trồng cà phê…

Bây giờ Tết xưa xa ngái, thương nhớ làm sao! Chợ đêm Bình Định không còn nhóm từ nhiều năm nay. Nghề nữ công bánh trái của phụ nữ quê tôi vốn được lưu truyền lâu đời, nay phần lớn các gia đình không còn giữ; mẹ có tài nữ công bánh trái một mai đủ trăm tuổi mang theo, không truyền lại được cho con gái, con dâu. Chao ôi, còn thương còn nhớ, anh con trai khoảng 18, áo sơ mi, quần tây gò lưng đạp xe trên đường làng, sau lưng đèo cô con gái tuổi trăng tròn, áo dài thiên thanh, quần lĩnh trắng, nón ngựa Kiều Nguyên với đủ thứ lỉnh kỉnh đi theo: cặp gà trống thiến nhốt trong cái giỏ nan tre, cặp rượu, cặp trà bao giấy bóng đỏ đựng trong cái làn mây… Hôm đó là một sáng tháng Chạp, gần Tết. Họ là cô dâu, chú rể mới làm đám cưới hồi đầu tháng chạp âm lịch, nay “đi Tết” cha mẹ vợ và bà mai dong đấy.■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số Tết 144-145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2014(Xem: 7258)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
28/01/2014(Xem: 5489)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 5893)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 9108)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
27/01/2014(Xem: 4853)
Lời nguyện cầu đầu năm 2014 Kính lạy Trời Cha - đức Bụt Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, A Di Đà. Kính lạy Đất Mẹ - Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa, Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con, Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây như một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Trời Cha, Đất Mẹ, chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con. Chúng con ý thức rằng Trời Cha, Đất Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con, là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.
27/01/2014(Xem: 11682)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 10708)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 6914)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 7783)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
27/01/2014(Xem: 5467)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567