Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

13/01/201418:43(Xem: 6715)
Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường có màu đỏ nổi bật, Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi lại có màu đen như chủ nhân... là đặc điểm của những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại.

1. Ngựa Xích Thố

Ngua-Xich-Tho.jpg

Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố. Tranh: Baidu

Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 

Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.

Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.

Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.

Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.

Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.

2. Ngựa Tuyệt Ảnh

Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ

Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu

Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.

Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 

Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.

Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.

Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.

3. Ngựa Đích Lô

Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân

Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân. Tranh: Weibo

Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.

Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.

Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.

Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử

Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid

Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu

Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 

Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.

5. Ô Vân Đạp Tuyết

O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg

Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu

Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.

Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 

Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.

Hà My(Theo Baike)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2022(Xem: 6201)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
04/01/2022(Xem: 2384)
Mưa đông mưa mãi, mưa lòng ai? Mưa suốt canh thâu đến sáng nay, Lại báo chiều tà thêm tuyết đổ, Bao người vất vã ở bên ngoài. Đàn chim réo gọi tìm nơi trú, Phận người lắm kẻ bận sinh nhai. Bầy cá chui mình nơi đáy nước, Nhiều người ủ rũ ở hiên tây.
31/12/2021(Xem: 10660)
Mai vàng nở nụ gió huyền lay, Tết đến năm nay bánh mứt đầy Đối liễn chưng treo nghinh lộc đến Thi đàn xướng hoạ đón tài lai Tâm tâm lắng đọng nguồn chơn hiện Ý Ý ngời soi suối diệu bày Hiển hiện an lành nơi cõi thế Xuân cười vạn vật sáng đường mai...! Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền
27/02/2021(Xem: 3900)
Những ngày vui Xuân trong nỗi lo đại dịch cũng đã qua nhanh; tuần lễ kỳ an cho một năm mới cũng vừa hoàn mãn. Nhịp sống bình thường bắt đầu trở lại, cùng với những hy vọng và ưu tư trong một năm mới. Trong lúc đất nước vừa qua khỏi hai tai kiếp lớn trong năm, thiên tai và đại dịch; cả nước đang vui mừng chuẩn bị đón những ngày Xuân đầy hứa hẹn, bỗng chốc bóng đen đe dọa của loại vi khuẩn chủng mới vừa phát hiện, các biện pháp giản cách xã hội lại được tuân thủ triệt để, và những ngày vui Xuân sum họp gia đình lại trôi qua trong khoắc khoải, ưu tư.
24/02/2021(Xem: 3328)
Một ngày đầu mùa Xuân đẹp như hôm nay, cả thế giới không còn sự háo hức với những lễ hội Mùa Xuân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” vì bóng đen của đại dịch Covid-19 đang ngồi lù lù trước cửa và khắp các nẻo đường. Có lẽ trong số 7 tỷ người trên hành tinh nầy, phần đông đang chờ và có người đang mơ ước “phép lạ” của kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, đó là được chích thuốc vắc-xin chủng ngừa Covid, bởi đó được coi như thể là một lối thoát hiểm duy nhất trong hầm tối nhân loại đang đợi chờ… cứu rỗi.
15/02/2021(Xem: 3477)
Lá Thư Mùng Ba Tết Ông bà ta có câu:“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”! Đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” hay "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. - Mùng 1 Tết Cha: Thời khắc Giao thừa hơn cả, Lễ Tổ tiên cúng ông bà. Sáng lại đi lễ bên Nội, chúc Tết mừng tuổi ông bà cha mẹ; nhận lì xì và ăn bửa cơm trò chuyện đầu năm. Rồi đi chúc Tết anh em họ hàng bên Nội.
11/02/2021(Xem: 3168)
Cành Đào trước sân chùa đang hé nụ, báo hiệu một mùa Xuân sắp đến, để rồi chúng ta ngồi lại lắng nghe những gì đã bước đến trong năm Canh Tý- năm 2020, năm ấy là năm khắc khỏi đáng nhớ, và in sâu mãi trong kiếp người uế trượt nhân sinh này. Năm củ Canh Tý- thuộc hành Thổ trên vách đã dần khép lại, mọi người chuẩn bị Tết 23 ngày tiển Ông Táo chầu trời, thì ngày 25 là ngày tiển chư vị hộ pháp Long thần tại các Chùa theo tục niềm Nam, về lại Thiên Giới, ngày 27 là ngày Tết Tất niên cuối năm, theo nghi thức cổ truyền, và hôm nay ngày 30 Tết lại là ngày Cung rước Ông bà, đón giao thời mùa Xuân cho năm Tân Sửu.
09/02/2021(Xem: 11172)
Lá Thư Ngày Tết (của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN)
09/02/2021(Xem: 9742)
Kính thưa quý vj, năm Canh Tý – 2020, nhân loại trên thế giới đã sống những nỗi lo âu, hãi hùng trước cơn bệnh Corona 19; bệnh dịch nầy đã cướp mất gần hai triệu người, và hàng triệu người đang bị lây nhiễm ở các nước Âu Châu – Hoa Kỳ và Bắc Mỹ…, Đất nước Việt Nam chúng ta hiện tại ở các tỉnh phía Bắc phía Nam như: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và Sài Gòn,.. đang diễn tiến lây nhiễm! Đặc biệt tại Tân Tây Lan, đất nước nhỏ bé nầy mà chúng tôi và quý vị hiện đang sống, cơn bệnh dịch có phần nào lắng dịu, so với Úc châu đất nước bên cạnh chúng ta hiện đang bị lây nhiễm. Đây là một điều lành với các sắc tộc đang sinh sống tại Tân Tây Lan, trong đó có cộng đồng Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]