Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh lâu đài của ngựa Kiền Trắc

13/01/201417:29(Xem: 9902)
Kinh lâu đài của ngựa Kiền Trắc
con_ngua_kien_trac_1Thiên cung sự - Tiểu bộ kinh
(Vimanavatthu - Khuddaka Nikaya)
Kinh lâu đài của ngựa Kiền Trắc
(Kanthakavimàna)
Trần Phương Lan dịch Việt

Lời Ngỏ: Nhân dịp mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, Trang Nhà Quảng Đức xin trân trọng giới thiệu kinh "Lâu đài của ngựa Kiền-trắc". Bản Việt dịch của Cố Giáo Sư Trần Phương Lan. Kanthaka (Kiền Trắc) là con ngựa quý ra đời tại hoàng cung của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) cùng một ngày với Thái tử Siddattha (Sĩ-đạt-ta). Kiền-trắc lớn lên và phục vụ nhà vua cho đến năm 29 tuỗi, nó cùng với người giữ ngựa Channa (Xa-nặc) đưa Thái tử lên đường xuất gia; sau đó ngựa đau buổn phát bệnh , từ trần và tái sanh lên cõi Trời. Câu chuyện này thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Mục-kiền-liên và Thiên tử Kiền-trắc trên Thiên giới.


Bấy giờ Ðức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, trong Kỳ Viên. Thời ấy, khi Tôn giả Mahà-moggallàna (Ðại Mục-kiền-liên) du hành lên Thiên giới, một vị Thiên tử tên là Kanthaka vừa bước ra khỏi lâu đài của chàng, đang lên xe đến vườn thượng uyển cùng với đoàn tùy tùng đông đảo trong oai nghi đầy thiên lực.

Khi thấy Tôn giả, vị Thiên tử vội xuống xe và đảnh lễ Tôn giả. Vị trưởng lão liền hỏi chàng :

1-2. Như trăng rằm, chúa tể muôn sao,
Tinh tú vây quanh tựa đứng chầu,
Mặt nguyệt xoay vần hình thỏ ngọc,
Lâu đài Thiên tử sáng dường nào,
Nguy nga tráng lệ trên Thiên giới,
Như mặt trời lên giữa cõi cao.

3-4. Ngọc bích, lưu ly, mã não, vàng,
Ngọc trai, hổng ngọc, bạc trang hoàng,
Nền màu rực rỡ đầy kỳ thú,
Ngọc bích dát lên khắp mặt sàn,
Trùng các nóc cao vời tuyệt mỹ,
Cung điện chàng xây dựng vẻ vang.

5. Chàng có hổ sen tạo mỹ quan,
Cá pu-thu (1) lội nước tung tăng,
Nước hổ lấp lánh và trong vắt,
Bờ được viền quanh với cát vàng.

6. Mặt hổ bao phủ các hoa sen,
Hoa súng lan tràn khắp phía trên,
Làm đắm say lòng, cơn gió thoảng
Tỏa làn hương tuyệt diệu quanh miền.

7-8. Ðôi bờ có đủ các cây rừng
Kết trái đơm hoa thật khéo trổng,
Khi chàng an tọa như Thiên chủ,
Tràng kỷ chân vàng, lót thảm lông.

9. Tiên nữ hầu chàng khéo điểm trang,
Vòng hoa đủ loại, với kim hoàn
Làm chàng thích thú, chàng an hưởng
Ðại lực thần như đấng Ngọc Hoàng.

10. Tù và, kèn, trống, với huyền cầm,
Trống lớn, trống con đánh bập bùng,
Thiên tử hưởng tràn đầy lạc thú
Khi đàn, ca, vũ, nhạc vang lừng.

11. Này đây thiên sắc với thiên thanh,
Thiên vị, thiên hương đẹp ý mình
Thiên xúc mượt mà, êm dịu quá,
Thật là vạn trạng với thiên hình.

12. Trong lâu đài rực rỡ huy hoàng,
Chàng chính là Thiên tử đại quang
Với sắc siêu phàm chàng chiếu sáng
Trông chàng chẳng khác ánh chiêu dương.

13. Kết quả này do việc cúng dường,
Hoặc do trì giới luật thông thường,
Hoặc do đảnh lễ đầy cung kính?
Ðược hỏi, xin cho biết hỡi chàng.

14. Chàng Thiên tử ấy hỉ tâm tràn
Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Chàng giải đáp ngay phần hạnh nghiệp
Và đây là kết quả cho chàng:

15. "Trong chốn kinh thành tuyệt diệu xưa,
Ca-tỳ-la-vệ, tộc Thích-ca,
Con là Kiền-trắc, cùng sinh nhật
Với Thái tử là Sĩ-đạt-ta.

16. Vào nửa đêm, vương tử xuất gia
Ði tìm Giác ngộ, giã từ nhà,
Với bàn tay dịu bao màn lưới (2),
Các móng đổng thau chiếu sáng lòa (3).

17. Ngài bảo con, vừa vô mạn sườn:
"Hãy mang ta, hỡi bạn hiền thương,
Khi nào giác ngộ đường vô thượng,
Ta sẽ giúp người khắp thế gian".

18. Khi được nghe lời nói của Ngài,
Lòng con rộn rã vạn niềm vui,
Với tâm phấn khởi, đầy hoan hỉ,
Tuân lệnh trên, con vội hí dài.

19. Khi biết hoàng nam Tịnh Phạn Vương,
Ðại danh lừng lẫy, cỡi lưng con,
Với tâm phấn khởi, đầy hoan hỉ,
Con rước người vô thượng chí tôn.

20. Vượt qua đất nước của người ta,
Khi mặt trời lên đã quá xa,
Ngài bước đi, lòng không luyến tiếc,
Bỏ con cùng với chú Chan-na.

21. Con liếm chân Ngài với lưỡi con,
Chân Ngài có các móng màu đổng,
Và con kêu khóc nhìn theo mãi
Khi thấy Ngài đi, bậc Ðại hùng.

22. Vì không còn thấy bóng huy hoàng
Của Thái tử, con Tịnh Phạn Vương,
Con ngã quỵ ngay, lâm trọng bệnh,
Và nhanh chóng giã biệt trần gian.

23. Chính nhờ Ngài có đại oai thần,
Ở tại Thiên cung, con trú thân,
Thành phố chư Thiên này có đủ
Biết bao niềm lạc thú vô ngần.

24. Khi nghe Ngài giác ngộ viên thành,
Hỷ lạc trong lòng con khởi sanh,
Do chính căn nguyên thuần thiện ấy
Mà con sẽ tận diệt vô minh.

25. Nếu như Tôn giả có đi ra
Và yết kiến Ngài, bậc Ðạo sư
Tôn giả nói giùm con kính lễ
Dưới chân Ðức Phật Gô-ta-ma.

26. Con sẽ hầu thăm bậc Ðại hùng,
Là người không có kẻ ngang bằng,
Khó tìm thấy được người che chở
Như Ðức Phật che chở cõi trần".

27. Rồi chàng Thiên tử, dáng tri ân,
Biết lợi lạc, nên tiến đến gần ;
Khi đã nghe lời Ngài có mắt,
Chàng thanh tịnh pháp nhãn ly trần (4).

28. Tẩy sạch lòng nghi, đạt tín tâm,
Phát nguyền tu tập, vững tinh cần,
Khấu đầu đảnh lễ chân sư phụ,
Chàng biến mất ngay khỏi cõi trần.


Nhận xét:

Chuyện Thái tử Sĩ-đạt-ta nửa đêm rời bỏ hoàng cung lên đường cùng Xa-nặc cỡi ngựa Kiền-trắc đến tận bờ sông Anoma đã là nguổn cảm hứng của biết bao thi ca, nhạc kịch, hội họa, điêu khắc từ ngàn xưa đến nay. Hơn hai mươi thế kỷ qua, vô số Phật tử khắp thế giới đã xúc động trước cảnh con tuấn mã Kiền-trắc cùng Xa-nặc đưa Thái tử ra đi giữa đêm khuya, và sau đó con ngựa không chịu nỗi sự chia ly với vị chủ nhân muôn vàn kính yêu nên đã lâm bệnh từ trần và tái sanh cõi Trời.

Chuyện Lâu đài của ngựa Kiền -trắc là một trong những chuyện Thiên cung đặc sắc nhất, qua đó chư vị kết tập kinh điển đã dày công sáng tác những vần thơ tuyệt diệu ca tụng cảnh lâu đài của Thiên tử Kiền-trắc với đầy đủ thiên lạc: sắc, thanh, hương, vị, xúc trong muôn ngàn vẻ đẹp mà người đời không sao tưởng tượng nỗi.

Tiếp theo đó là lời tự thuật của Thiên tử Kiền-trắc về nghiệp nhân của chàng ở cõi người và nghiệp quả chàng đang thọ hưởng ở cõi Thiên.

Tuy nhiên, chàng Thiên tử này cũng như một số Thiên tử khác, vẫn thường tỏ ước mong tu tập theo giáo pháp của Ðức Phật. Vì vậy, sau khi giã từ Tôn giả Mục-kiền-liên, chàng đã xuống cõi người yết kiến bậc Ðạo sư để nghe Ngài thuyết pháp và đắc pháp nhãn vô trần ly cấu, tức là tri kiến của bậc Dự lưu thấy rõ các pháp có sanh khởi đều phải chịu hoại diệt, do đó chàng đoạn trừ nghi hoặc, khởi lòng tịnh tín đối với Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện tu tập tinh cần trên con đường giải thoát giác ngộ mà Ðức Phật đã đi tìm thuở trước.


* Chú thích :
1. Puthuloma : giống cá quý.
2. Tay có màn lưới phủ là một trong các đại nhân tướng của Ðức Phật.
3. Các móng tay, chân màu đổng cũng là quý tướng.
4. Ðắc pháp nhãn vô trần là thấy sự sanh diệt của các pháp, tức là đắc quả Dự lưu





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 3865)
Tiễn bác Trư, đón chào Thiên kim Canh Tý, Xin đừng mang virus đến chốn này Nước Úc thiên tai mãi cứ bám ...dai Mong ước 0 giờ này ...đổi thay chuyển hướng... Giờ hoàng đạo, chúc người người an hưởng , Năm tràn đầy tình đoàn kết tương thân. Chung sức đắp xây xã hội “ Nhật, Nhật Tân “... Mời ... Chúa Xuân Canh Tý vào thư phòng khai bút !
24/01/2020(Xem: 8125)
Chiều cuối năm lướt thơ Xuân qua mạng, Vẫn tập tục truyền thống … nhắc đến Mai Bánh chưng xanh hương vị …chẳng đổi thay ! Bao thương nhớ gợi về gia phong nếp cũ …
22/01/2020(Xem: 3490)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương Nhớ về quê cũ trắng canh trường! Tháp xưa chuông sớm luôn vang tiếng Chùa cũ trầm khuya mãi ngát hương. Thi hứng gợi tình ghi mấy khúc Văn nguồn khơi ý thảo vài chương Thả hồn theo tuyết rơi song vắng Viễn xứ lòng người rộn luyến thương.
22/01/2020(Xem: 3881)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
22/01/2020(Xem: 4058)
Ta chợt nghe mùa xuân đang mời gọi, từng đàn én lượn khắp cả bầu trời xanh, từng cụm mai vàng đang đơm hoa kết nụ khoe sắc lung linh, chúng vẫy chào để hiến tặng một chiều xuân. Năm Kỷ Hợi dần đang đi qua, chuyển giao chào đón năm mới Canh Tý khiến bao người xa xứ luôn hướng tâm tư tình cảm về quê hương trào dâng nỗi nhớ khắc khoải trong từng khoảnh khắc. Một năm hành mộc, đầy sự biến thiên của cuộc sống: bão tuyết tại xứ Mỹ, cháy rừng ở Úc châu, máy bay rơi tại xứ Iran, chiến hưởng vùng địa đàng tâm động đến lửa cháy từ nội tâm tham giận, thù hằn, si mê, bạo hành trong vùng tâm thức, chúng cứ đố kỵ nhau, chẳng ai chịu buông đi cái tôi nhỏ bé. Một năm hành mộc, chúng thiêu đốt đi tính chất nghèo hèn, thiêu đốt tính thù vặt lẫn nhau, khiến cho năm Kỷ Thuộc cung thứ tư trong vận hành sinh tử, chữ Kỷ thuộc trong 10 can chi nên chúng gặp chữ Hợi thuộc thứ 12con giáp, hải khiến cho Bình đại mộc bốc hỏa, nên thiên tai có cơ hội hà
22/01/2020(Xem: 3263)
MÃI CÒN KỲ VIÊN Sinh Trung hòa với đất trời Đón mùa Xuân mới sáng ngời đạo tâm Vô thượng diệu pháp thậm thâm Kỳ Viên rợp sắc Hương trầm tỏa bay Hoa khai kiến Phật hiển bày
22/01/2020(Xem: 3736)
Phật giáo và ngôn ngữ Hoang Phong Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào? Tất nhiên là Ngài đã thuyết giảng bằng tiếng mẹ đẻ của Ngài, bằng ngôn ngữ của quê hương Ngài. Vào thời bấy giờ, dân cư thưa thớt, thôn làng cách biệt, thị thành xa xôi, phương tiện di chuyển hiếm hoi, mỗi nơi một thổ ngữ. Quê hương của Đức Phật có một ngôn ngữ riêng, bộ tộc của thân phụ Ngài có một thổ ngữ riêng, và quê hương đó, bộ tộc đó cũng chỉ bé xíu trong thung lũng sông Hằng. Các ngôn ngữ thời bấy giờ đã trở thành cổ ngữ hay tử ngữ, không còn mấy ai biết đến, thế nhưng Giáo Huấn và tư tưởng của Ngài ngày nay đã tỏa rộng trên khắp hành tinh này. Điều đó cho thấy phía sau những lời giảng của Đức Phật còn có những gì khác vượt lên trên ngôn ngữ, đó là các Sự Thật trong Giáo Huấn của Ngài và tình thương yêu chúng sinh trong lòng Ngài..
22/01/2020(Xem: 4448)
Khi nói đến mùa xuân ai cũng đều nói đến hoa mai. Bạch mai hay hoàng mai cũng đều được thừa nhận là loài hoa của mùa xuân, đại diện nhiều hương sắc khác trong vườn hoa dân tộc để khắc thêm đậm ý nghĩa mùa xuân. Điều này dược xác nhận rất nhiều, đặc biệt trên văn đàn và thơ nhạc. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) hạ bút như một xác nhận bên cạnh nỗi lòng thế sự : Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ cúi trước hoa mai.
22/01/2020(Xem: 4345)
Mười hai tháng của năm 2019 - Kỷ Hợi, đã tuần tự trôi qua, theo sự biến thiên tuần hoàn hết ngày lại đêm của quả địa cầu. Mười hai mùa Trăng tròn khuyết, cũng như tâm cảm buồn vui, thân oán của hữu tình và sự thăng trầm trong cuộc sống. Dù là sự vận chuyển như thế nào chăng nữa. Chúng ta cũng phải tiếp nhận chào đón một năm mới theo chu kỳ vận hành của thời gian.
22/01/2020(Xem: 3423)
Xuân Xanh Một phiến thanh xuân tỏa ngát trời Choàng lên vạn pháp sắc xanh tươi Hài nhi trở giấc môi cười mỉm Lão trượng hồi qui bước thảnh thơi Nheo mắt ngắm nhìn sông núi hiện Hằng nhiên lưu chuyển áng mây trôi Nhân gian hiển thị muôn hình tướng Duy ánh trăng xưa chẳng đổi dời! Khánh Hoàng Plano _ Jan 21, 2020
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]