Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kể Chuyện Năm Ngọ

13/01/201417:43(Xem: 7495)
Kể Chuyện Năm Ngọ
con_ngua_10
Kể Chuyện Năm Ngọ

Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu.





CHUYỆN CON NGỰA KIỀN TRẮC

Một trong bảy hiện tượng sanh cùng một ngày với Thái tử Tất-đạt-đa: Thái tử, Công chúa Da-du, Ca-lưu-đà-di (Kaludàyin), Xa-nặc (Channa), Kiền-trắc (Kanthaca), voi báu và cây Bồ-đề - theo kinh tạng Pàli.

Kiền-trắc vì thế là một con ngựa nổi tiếng, đáng kể nhất với công lao đưa Thái tử vượt thành xuất gia. Truyền thuyết về chuyến đi này cho tới nay vẫn còn đọng vẻ hùng tráng. Thái tử cưỡi trên lưng ngựa bay qua sông. Xa-nặc bám theo sau đuôi ngựa. Có chỗ nói chư Thiên đã nâng gót chân ngựa bay qua cổng thành, hoặc trời Đế-thích hóa phép cho mấy tên lính canh cổng ngủ gục, và cũng có thể Xa-nặc biết một ngõ sau nào đó, để dẫn Thái tử và con ngựa đi qua êm thấm.

Đêm đó ba thầy trò đi hơn mười dặm đường, đến địa phận thành Tỳ-xá-ly (Vesali), qua sông Anoma (Nesa njarã) thì trời vừa sáng. Tại đây dừng ngựa, cắt tóc, giao áo mão cho Xa-nặc đem về. Đó là chuyến đi cuối cùng của Kiền-trắc đưa Thái tử.

Trước đó trong ngày hội kén rể của vua Thiện Giác, với sức phi nhanh của Kiền-trắc, đã bỏ rơi các con ngựa của các công tử khác đến hai vòng đua. A-nậu-lâu-đà kêu lên:

- Không ai có thể sánh với con Kiền-trắc.

Cuộc thi phải đổi sang cách khác. Người ta dẫn ra một con ngựa hung hăng bất trị, giao hẹn người nào cưỡi lên lưng nó được là thắng cuộc. Rốt cuộc cũng chỉ có Thái tử điều phục ngựa dữ, thêm một lần thắng.

Về chàng Xa-nặc, sau này Thái tử thành đạo, Ngài trở về hoàng cung, Xa-nặc cũng đi theo xuất gia. Chú Sa-di này ỷ lại vào sự thân cận của mình với đức Thế Tôn, lòng tự phụ, tự đắc đối với “Đức Phật của chúng ta, giáo pháp của chúng ta”, đã trở thành một nhân vật ương ngạnh, cứng đầu trong tăng đoàn, không ngán một ai. Điều này gây trở ngại đến nỗi trước giờ đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, các Trưởng lão phải hỏi Ngài cách đối xử với Xa-nặc. Đức Phật dạy “mặc tẩn”. Sau đó Xa-nặc hổ thẹn, sửa đổi và không bao lâu chứng quả A-la-hán. Vị Trưởng lão này sung sướng nói lên bài kệ:

Sau khi nghe chánh pháp
Vị ngọt lớn pháp lớn
Do nhất thiết thắng trí
Thuyết giảng và trình bày
Ta dấn thân trên đường
Đường đưa đến bất tử...
(Trưởng Lão Tăng Kệ 69)


CON NGỰA CỦA NGÀI HUYỀN TRANG

Chuyến Tây du cầu pháp của ngài Huyền Trang xảy ra vào đời Đường Thái Tông (629) Con đường bộ từ kinh đô Trường An về biên giới phía Tây Trung Hoa, qua vùng Tân Cương, sa mạc Qua-bích (Gobi), qua 24 nước Trung Á, vượt đèo Thiết Lĩnh núi Hy Mã, đến thành Vương Xá, cả thảy khoảng mười ngàn cây số. Trên đường đi Ngài dùng ngựa, có khi tự mua sắm, có khi được vua chúa dâng tặng...

Trong lúc chuẩn bị ra khỏi địa phận cuối của Trung Hoa để băng qua sa mạc Qua-bích, Ngài được một ông già bản xứ đề nghị đổi cho con ngựa sắc lông màu hung đỏ, gầy gò, già nua, nhưng đã qua lại đoạn đường sa mạc hơn 30 lần nên rất cần thiết. Sau khi qua khỏi năm phong hỏa đài (trạm gác), được tặng túi nước và chỉ dẫn đường đi, Ngài và con ngựa đi dần vào sa mạc. Suốt một ngày đi trong bão cát, Ngài bị lạc đường không tìm ra suối nước, và rủi ro hơn, lại tuột tay làm rơi túi nước hộ thân. Ngài đã quay ngựa về hướng Đông, định trở lui tìm trạm gác, nhưng đi một khoảng lại ân hận, bèn phát thệ “Thà tiến về phương Tây mà chết”.

Suốt bốn đêm năm ngày giữa bãi cát mênh mông nóng bỏng, không một giọt nước, người và ngựa mệt lả, nằm lịm bên phiến đá. Chợt nửa đêm một trận gió mát lạnh thổi qua, Ngài hơi tỉnh lại, con ngựa cũng gượng lên được. Đến sáng đi một khoảng con ngựa vùng chạy sang lối khác, nhờ bản năng nó đã đánh hơi được chỗ có cỏ và nước. Quả nhiên tìm ra con suối Dã Mã, cứu tinh của khách qua sa mạc. Từ đó mất thêm hai ngày hai đêm mới vượt qua hết chặn đường khốc liệt.

Ngô Thừa Ân khi viết lại chuyện Tây Du cũng để cho con ngựa của thầy Tam Tạng góp một phần công đức trong chuyến thỉnh kinh.

Một lần trong vô số lần gặp yêu, thầy Tam Tạng bị con quái Huỳnh Bào hóa phép biến thành con cọp, nhốt Ngài trong cũi. Đại đệ tử Tôn Ngộ Không đã bị thầy từ, trở về động Thủy Liêm chơi với khỉ, còn hai đồ đệ Sa Tăng, Bát Giới chẳng hay biết gì. Ngựa Kim - vốn không phải ngựa thường, là một con rồng bị phạt, được Bồ-tát Quan Âm cho làm ngựa đưa thầy thỉnh kinh để đoái công chuộc tội - nóng ruột thầy, nửa đêm hóa thành mỹ nữ, đến chỗ Huỳnh Bào dâng rượu, múa hát rồi tìm cách hạ thủ, bị Huỳnh Bào võ nghệ cao, đâm cho một giáo phải hóa thành rồng, bay ra khỏi cung điện.

Sáng hôm sau, Sa Tăng ra chuồng ngựa thấy con ngựa hổn hển, lông ướt đẫm mồ hôi, một bên chân có vết thương, bèn ngạc nhiên đến gần vuốt ve. Con ngựa phát thinh nói:

- Sư phụ gặp nạn ở trong triều vua, hai anh mau tìm cách cứu thầy.

Sa Tăng hết hồn toan bỏ chạy, bị ngựa cắn áo kéo lại nói:

- Em không phải ngựa thường...

Rồi kể lại đầu đuôi câu chuyện mình đánh với yêu, xúi Sa Tăng đi cầu viện Tôn Hành Giả mới xong. Sa Tăng đến động Thủy Liêm, bị Hành Giả làm mặt lạ, sai khỉ con rượt đuổi. Đến Bát Giới, Bát Giới lập mưu kế, biết tánh Hành Giả cao ngạo, tự ái nên lập kế nói khích. Sau một hồi quì lạy, rồi kiếm chuyện nói thầy nhớ, sai mình đi tìm anh. Hành Giả không tin, tra gạn đôi ba phen, Bát Giới mới tỏ thật chuyện thầy mắc nạn. Hành Giả nói:

- Khi ra đi ta có dặn, gặp yêu nhớ xưng tên ta là đại đồ đệ của thầy, thì yêu quái nào dám hành hung.

Bát Giới:

- Nếu không xưng tên anh thì còn khá. Bởi kể tên anh, yêu quái mới làm hung, nói: “Tề Thiên là con khỉ ốm, tài cán bao lăm mà đem ra dọa.”

Hành Giả nổi giận, hét lớn:

- Cha chả! Vậy là quá lắm, để ta đi tìm nó đập một trận. Còn chuyện cứu thầy tính sau. Rồi xách thiết bảng chạy như giông.


CHÚ TIỂU NGỰA

Tôi có đọc câu chuyện lâu quá không nhớ đến tên người, nhưng được ghi trong phần cảm ứng của kinh Pháp Hoa.

Một vị tăng có thói quen, khi đi đến nhà đàn-việt, thường trì thầm bộ Pháp Hoa. Thầy thường cưỡi ngựa, đường xa trì trọn bộ, đường gần một vài phẩm. Lâu dần thành thói quen, cứ lên lưng ngựa, từ chùa đi hoặc từ nhà đàn-việt về, đều trì tụng Pháp Hoa.

Sau này con ngựa của thầy già chết, thầy nằm mộng thấy nó sanh làm con trai một nhà hàng xóm. Ba năm sau, thầy đi qua xóm đó, có chú bé ba tuổi chạy ra chào, thưa rằng:

- Thưa thầy, thầy là thầy con.

Rồi theo thầy về chùa tu. Lớn lên chú không thể học được, chỉ có dạy truyền miệng bộ kinh Pháp Hoa là tụng thuộc lòng thôi. Như thế cho đến suốt đời, đến khi chết điềm lành rất nhiều.

Loài súc sanh không thể nói là không cảm được Phật pháp.


CON NGỰA CỦA QUAN HUYỆN ÚY

Thiền sư Tự Bảo ở Động Sơn, khi làm tăng tu theo hạnh đầu-đà, giới luật cẩn thận. Tham vấn thiền sư Giới, được phát minh tâm địa. Ở hội Ngũ Tổ, sư Giớùi làm chủ tự. Một hôm Hòa thượng Giới bệnh, sai cư sĩ lấy gừng sắc thuốc, bị Sư không cho. Hòa thượng phải bảo đem tiền đến, Sư mới trao gừng. Nhân đây Sư có danh là “Ông thầy bán gừng.”

Khi Sư trụ trì núi Qui Tông, có lần Sư xuống núi, giữa đường gặp lúc xe quan Huyện Úy đi ngang. Lính nạt bảo tránh đường. Sư đứng nép bên đường. Con ngựa kéo xe quan Huyện Úy thấy Sư liền quì mọp. Sư nói: “Súc sanh này cũng biết người.” Quan Huyện Úy xuống xe đảnh lễ Sư, sau đó ngựa mới chịu chạy.



CẦU ĐƯA LỪA, ĐƯA NGỰA

Một công án nổi tiếng là “Cầu đá Triệu Châu”. Thành Triệu Châu có cây cầu bằng đá do Lý Ưng kiến tạo. Vị tăng đến hỏi Triệu Châu:

- Từ lâu nghe danh cầu đá Triệu Châu, mà đến đây chỉ thấy cây cầu khỉ.

Triệu Châu đáp:

- Xà-lê chỉ thấy cầu khỉ mà chẳng thấy cầu đá Triệu Châu.

- Thế nào là cầu đá?

- Đưa lừa qua, đưa ngựa qua.

Câu trả lời của Triệu Châu hết sức đơn giản. Là công án nên chúng ta không thể suy nghĩ, toan tính gì trên đó. Nhưng theo thường tình thử gẫm xem. Một cây cầu có thể đưa hết tất cả người, súc vật, hàng hóa đi qua trên đó. Đưa qua hết thảy, không kể sang hèn quí tiện. Cái chính là có đưa qua hết - tất cánh độ khứ - được hay không? Nếu không qua lọt, hoặc đi qua một cách khó khăn thì đích thị là cầu khỉ rồi. Hoặc đôi khi người qua rồi, bóng còn kẹt lại bên cầu, như hồi nhỏ tôi đọc đâu đó một bài thơ dịch, thấy có lý:

Hôm nao đứng bên cầu
Nhìn sông, em cúi đầu
Chiều nay anh thả lưới
Vớt lại bóng yêu kiều.

Vì vậy mọi khi tụng kết thúc bài Bát Nhã: “Yết đế, yết đế...”(bản chữ Hán dịch: Độ khứ, độ khứ...), mình hiểu là đưa qua, đưa qua... tôi lại băn khoăn cầu nguyện cho mình đưa qua hết mọi thứ trên đời.

Về cách đối đáp của thiền sư Triệu Châu, có nhiều đoạn thú vị, tưởng cũng nên chép ra đây cho vui:

* Trấn phủ Đại Vương hỏi Triệu Châu:

- Sư được bao nhiêu tuổi, còn mấy cái răng?

Sư đáp:

- Chỉ có một cái răng.

- Đâu ăn được cái gì?

- Tuy chỉ có một cái - mà thứ gì cắn cũng đứt.

Có bà lão đến hỏi:

- Đàn bà là thân của năm chướng, làm sao thoát?

Sư đáp:

- Hãy nguyện cho mọi người đều sinh lên cõi trời, còn cái thân của bà thì vĩnh viễn trầm luân.



MÃ LANG PHỤ

Đời Đường đất Thiểm Tây, có một thiếu nữ xinh đẹp, bao nhiêu người đến cầu hôn. Điều kiện của người đẹp cũng lạ: “Trong một buổi phải tụng thuộc phẩm Phổ Môn” . Có hai mươi tám người thi đậu. Điều kiện sau hơi khó một chút, để gạn lọc: “Trong một ngày tụng thuộc kinh Kim Cang.” Còn lại mười người trúng tuyển. Thôi thì kỳ hẹn ba hôm phải tụng thuộc trọn bộ Pháp Hoa. Chỉ còn một mình chàng họ Mã kiên trì đáp ứng lời yêu cầu.

Lễ cưới tổ chức long trọng, mời nhiều bạn bè tham dự. Ngay hôm ấy, tiệc chưa tan, quan khách còn đủ, cô dâu bỗng lăn ra chết, thân thể sình trương rồi rã nát trước mắt mọi người. Chàng họ Mã chôn cất - không biết có còn đủ lòng thương tiếc?

Vài hôm sau có một vị tăng già đến thăm lấy gậy bới hài cốt ra chỉ còn thấy một bộ xương vàng. Sư nói:

- Đây là Bồ-tát Quan Âm thương các người mà lập phương tiện giáo hóa.

Nói rồi bay mất. Từ đó dân vùng Thiểm Tây tin phụng Phật pháp rất đông, nhất là đối với đức Bồ-tát Quan Thế Âm.

Như Đức

- - -

Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn.
(Pháp cú 29)

Các ngươi hãy điều phục lấy mình như thương khách lo điều phục con ngựa lành.
(Pháp cú 380)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5089)
Phần này bàn thêm về khả năng tên gọi 12 con giáp, cụ thể là Tí hay Tử 子㜽𢀈𢀉𡐫𣕓, có thể đến từ tiếng Việt cổ hay phi-Hán. Điều này cho thấy một sự ngộ nhận qua bao ngàn năm và từ Tây sang Đông, là tên 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán). Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các trang mạng toàn cầu (và các hội thảo quốc tế): - các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp - các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo - bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn) - bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ) - bài số 7 viết về chi Tỵ rắn - bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng - bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh - các bài số 10, 10A viết về Tí/Tý chút *chuốt chuột - các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu2 - bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó - bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa - bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà - các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị
26/01/2020(Xem: 3941)
Tiễn bác Trư, đón chào Thiên kim Canh Tý, Xin đừng mang virus đến chốn này Nước Úc thiên tai mãi cứ bám ...dai Mong ước 0 giờ này ...đổi thay chuyển hướng... Giờ hoàng đạo, chúc người người an hưởng , Năm tràn đầy tình đoàn kết tương thân. Chung sức đắp xây xã hội “ Nhật, Nhật Tân “... Mời ... Chúa Xuân Canh Tý vào thư phòng khai bút !
24/01/2020(Xem: 9023)
Chiều cuối năm lướt thơ Xuân qua mạng, Vẫn tập tục truyền thống … nhắc đến Mai Bánh chưng xanh hương vị …chẳng đổi thay ! Bao thương nhớ gợi về gia phong nếp cũ …
22/01/2020(Xem: 3552)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương Nhớ về quê cũ trắng canh trường! Tháp xưa chuông sớm luôn vang tiếng Chùa cũ trầm khuya mãi ngát hương. Thi hứng gợi tình ghi mấy khúc Văn nguồn khơi ý thảo vài chương Thả hồn theo tuyết rơi song vắng Viễn xứ lòng người rộn luyến thương.
22/01/2020(Xem: 3972)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
22/01/2020(Xem: 4106)
Ta chợt nghe mùa xuân đang mời gọi, từng đàn én lượn khắp cả bầu trời xanh, từng cụm mai vàng đang đơm hoa kết nụ khoe sắc lung linh, chúng vẫy chào để hiến tặng một chiều xuân. Năm Kỷ Hợi dần đang đi qua, chuyển giao chào đón năm mới Canh Tý khiến bao người xa xứ luôn hướng tâm tư tình cảm về quê hương trào dâng nỗi nhớ khắc khoải trong từng khoảnh khắc. Một năm hành mộc, đầy sự biến thiên của cuộc sống: bão tuyết tại xứ Mỹ, cháy rừng ở Úc châu, máy bay rơi tại xứ Iran, chiến hưởng vùng địa đàng tâm động đến lửa cháy từ nội tâm tham giận, thù hằn, si mê, bạo hành trong vùng tâm thức, chúng cứ đố kỵ nhau, chẳng ai chịu buông đi cái tôi nhỏ bé. Một năm hành mộc, chúng thiêu đốt đi tính chất nghèo hèn, thiêu đốt tính thù vặt lẫn nhau, khiến cho năm Kỷ Thuộc cung thứ tư trong vận hành sinh tử, chữ Kỷ thuộc trong 10 can chi nên chúng gặp chữ Hợi thuộc thứ 12con giáp, hải khiến cho Bình đại mộc bốc hỏa, nên thiên tai có cơ hội hà
22/01/2020(Xem: 3317)
MÃI CÒN KỲ VIÊN Sinh Trung hòa với đất trời Đón mùa Xuân mới sáng ngời đạo tâm Vô thượng diệu pháp thậm thâm Kỳ Viên rợp sắc Hương trầm tỏa bay Hoa khai kiến Phật hiển bày
22/01/2020(Xem: 3787)
Phật giáo và ngôn ngữ Hoang Phong Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2500 năm, và có lẽ chúng ta cũng muốn biết là Ngài đã sử dụng ngôn ngữ nào? Tất nhiên là Ngài đã thuyết giảng bằng tiếng mẹ đẻ của Ngài, bằng ngôn ngữ của quê hương Ngài. Vào thời bấy giờ, dân cư thưa thớt, thôn làng cách biệt, thị thành xa xôi, phương tiện di chuyển hiếm hoi, mỗi nơi một thổ ngữ. Quê hương của Đức Phật có một ngôn ngữ riêng, bộ tộc của thân phụ Ngài có một thổ ngữ riêng, và quê hương đó, bộ tộc đó cũng chỉ bé xíu trong thung lũng sông Hằng. Các ngôn ngữ thời bấy giờ đã trở thành cổ ngữ hay tử ngữ, không còn mấy ai biết đến, thế nhưng Giáo Huấn và tư tưởng của Ngài ngày nay đã tỏa rộng trên khắp hành tinh này. Điều đó cho thấy phía sau những lời giảng của Đức Phật còn có những gì khác vượt lên trên ngôn ngữ, đó là các Sự Thật trong Giáo Huấn của Ngài và tình thương yêu chúng sinh trong lòng Ngài..
22/01/2020(Xem: 4521)
Khi nói đến mùa xuân ai cũng đều nói đến hoa mai. Bạch mai hay hoàng mai cũng đều được thừa nhận là loài hoa của mùa xuân, đại diện nhiều hương sắc khác trong vườn hoa dân tộc để khắc thêm đậm ý nghĩa mùa xuân. Điều này dược xác nhận rất nhiều, đặc biệt trên văn đàn và thơ nhạc. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) hạ bút như một xác nhận bên cạnh nỗi lòng thế sự : Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ cúi trước hoa mai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]