Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm vui của sự chia sẻ

15/02/201114:58(Xem: 5144)
Niềm vui của sự chia sẻ

GỌI NẮNG XUÂN VỀ
Nguyên Minh

Niềm vui của sự chia sẻ

Trong sự chuẩn bị cho ngày Tết, hầu như ai nấy đều chú trọng đến nhu cầu ăn mặc sao cho ít nhất cũng phải được dư thừa, thong thả hơn ngày thường đôi chút. Điều này có nguồn gốc từ một niềm tin xa xưa rằng, nếu những ngày đầu năm mà thiếu thốn thì suốt năm cũng sẽ phải lâm vào cảnh thiếu thốn (?!!). Vì thế, ngay cả với những gia đình còn khó khăn, túng thiếu, đôi khi cũng vẫn phải cố gắng chạy vạy, xoay xở bằng mọi cách để chuẩn bị sao cho nhu cầu ăn mặc trong những ngày Tết phải được dồi dào, phong phú hơn so với ngày thường.

Thật ra, một niềm tin như thế là hoàn toàn không có căn cứ, vì chẳng có gì để đảm bảo rằng điều đó là đúng thật. Việc ăn ngon mặc đẹp hay dư thừa sung túc trong ba ngày Tết làm sao lại có thể ảnh hưởng đến việc làm ăn thu nhập chung của cả năm? Thế nhưng, xưa nay chẳng thấy ai lên tiếng phản bác niềm tin này. Hơn thế nữa, hầu hết mọi người Việt khi chuẩn bị cho ngày Tết cũng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của cái lập luận nghe ra rất mơ hồ này. Vì sao như thế?

Đó là vì, suy cho cùng thì một niềm tin như thế, dù có sai lầm, cũng là hoàn toàn vô hại. Hay nói đúng hơn thì đó là một kiểu sai lầm rất dễ thương, đáng mến. Hơn thế nữa, đằng sau lớp vỏ ngây ngô giản dị của niềm tin này dường như lại còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc đáng suy ngẫm.

Thử nghĩ mà xem, giả dụ như sau một năm dài làm ăn tất bật nhưng vẫn chưa xây dựng được một gia đình ấm no sung túc vì đã gặp quá nhiều thất bại hoặc trở ngại trong năm, hẳn là ta không thể lấy đó làm hài lòng, nhưng điều tất nhiên là chúng ta không khỏi cảm thấy đã có phần mệt mỏi, uể oải. Liệu ta có thể mang tâm trạng mệt mỏi, uể oải đó để tiếp tục công việc trong năm mới một cách tốt đẹp hơn chăng? Rõ ràng là chúng ta cần có một sự nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sức lực, khôi phục tinh thần và phấn chấn trở lại thì mới có thể tiếp bước trên con đường phía trước.

Thế nhưng, trong điều kiện kinh tế gia đình còn bẩn chật, khó khăn, ta làm sao có thể yên lòng nghỉ ngơi hay bồi dưỡng sức lực? Đối với ta, đó có thể là một sự hoang phí, vì vậy ta có thể không muốn làm điều đó hoặc sẽ cảm thấy có lỗi với những thành viên khác trong gia đình nếu làm như vậy.

May thay, đã có một “cổ tục” giúp ta vui vẻ làm điều đó mà không phải thấy ái ngại trong lòng, cũng không phải băn khoăn gì đối với các thành viên khác trong gia đình. Đó là cái niềm tin về sự “bắt buộc” phải sống “dư dả” trong ba ngày Tết để cầu mong có được một năm mới thịnh vượng hơn, phát đạt hơn... Với niềm tin đó, cả gia đình sẽ cùng nhau chung lo đón Tết với một “ngân sách” dồi dào hơn ngày thường mà không cho đó là hoang phí.

Và sự thật thì điều đó chẳng có gì là hoang phí, mà đúng ra còn là một sự cần thiết, vô cùng cần thiết. Chính những ngày đầu năm mới được tạm nghỉ và “ăn chơi thoải mái” đôi chút đó sẽ giúp ta lấy lại được sức lực và tinh thần để bước vào năm mới một cách phấn chấn hơn, mạnh mẽ hơn, với một khả năng làm việc hiệu quả hơn.

Tất nhiên, đối với những ai may mắn ở vào tầng lớp trung lưu hoặc khá giả trong xã hội thì những điều nói trên sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy, nhưng với những gia đình lao động nghèo, thường là tất bật quanh năm mà vẫn không xóa hết được nợ nần, chi phí cơm áo, học hành của con cái... vẫn còn là những gánh nặng bức bách, thì sự nghỉ ngơi “bắt buộc” trong dịp Tết quả là rất có ý nghĩa. Phải chăng cũng do nơi ý nghĩa này mà người xưa đã để lại một niềm tin rất ư là “dễ thương” như vậy, để giúp cho những phận người còn long đong lận đận cũng không đến nỗi phải kiệt sức ngã quỵ trên con đường cơm áo.

Thế nhưng, xã hội là một bức tranh vô cùng đa dạng mà những nét chấm phá như trên vẫn chưa phải là những gam màu ảm đạm nhất. Còn có không ít những gia đình do nhiều hoàn cảnh, điều kiện khác nhau vẫn đang phải sống trong sự thiếu thốn cùng cực, đến nỗi trong ngày Tết dù rất muốn “phong lưu” đôi chút theo cổ tục nhưng cũng không có cách gì xoay xở được. Đối với những gia đình này, họ đành chấp nhận ngồi nhìn thiên hạ vui xuân mà có cảm giác như mình đã rơi vào một thành phần “ngoại hạng”, không thuộc về cái xã hội đang nô nức đón xuân kia.

Không ít người trong chúng ta hẳn đã nhận ra thực trạng này. Vì thế, vào những ngày giáp Tết, có rất nhiều tổ chức từ thiện cũng như cá nhân thường nghĩ đến việc quyên góp tiền bạc hoặc quần áo, thực phẩm để chia sẻ với các gia đình nghèo. Những món quà Tết mang đầy ý nghĩa nhân ái từ lâu đã là hình ảnh rất đẹp, là những bài học vô cùng thiết thực về tinh thần vị tha cũng như sự thương yêu đùm bọc, chia sẻ trong cộng đồng xã hội.

Những sự giúp đỡ, chia sẻ này đã góp phần mang đến niềm vui ngày Tết cho những gia đình kém may mắn, giúp họ phần nào lấy lại được tinh thần và sức lực để tiếp tục chặng đường khó khăn phía trước.

Và một điều nữa cũng không kém phần quan trọng là việc làm này sẽ góp phần mang lại niềm vui cho chính những người đã góp sức trong việc giúp đỡ người nghèo khó. Những ai đã từng giúp đỡ người khác đều có thể cảm nhận được niềm vui này. Đó là khi ta nhìn thấy người khác giảm bớt phần khó nhọc hoặc có được niềm vui nhờ vào sự giúp đỡ của mình. Mỗi khi tự mình làm được điều đó, chúng ta đều sẽ tự nhiên nảy sinh trong lòng một niềm vui rất nhẹ nhàng mà không kém phần phấn chấn.

Mặc dù vậy, điều đáng tiếc là những việc làm tốt đẹp đầy ý nghĩa như thế hiện vẫn chưa được nhân rộng trong toàn xã hội. Tuy có nhiều người hưởng ứng nhưng cũng còn không ít người trong chúng ta dường như vẫn giữ tư thế bàng quan, ngoại cuộc. Chúng ta xem việc làm từ thiện chỉ như một cái “nghề” của những ai thích làm từ thiện và điều đó không liên quan gì đến ta! Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm và chính nó đã ngăn trở ta, khiến ta đánh mất đi nhiều cơ hội để làm được những việc tốt đẹp.

Trong thực tế, xã hội của chúng ta luôn tồn tại trong một mối tương quan tổng hòa và chi phối lẫn nhau. Sự khó khăn, khổ nhọc của một người không phải là hoàn toàn không liên quan đến những người khác. Chúng ta không thể vui sống hạnh phúc nếu như quanh ta vẫn còn đầy dẫy những con người bất hạnh, khổ sở. Mặt khác, việc mang đến niềm vui cho người khác cũng sẽ tạo ra niềm vui cho chính bản thân ta. Trong ý nghĩa đó, nếu mỗi người chúng ta đều quan tâm đến việc sẻ chia gánh nặng cho người khác, cố gắng giúp đỡ những gia đình còn nghèo khổ, khốn khó thì đó cũng chính là chúng ta đang cùng nhau góp phần làm đẹp thêm xã hội, góp phần tạo ra những niềm vui nơi cả người cho lẫn người nhận.

Xuân về Tết đến, nơi nơi rộn tiếng cười vui, nhà nhà xôn xao đón chào năm mới. Trong dịp này, mỗi gia đình đều hân hoan chuẩn bị mọi thứ để có thể vui xuân trong một điều kiện đầy đủ và thoải mái nhất. Nếu như trong số những gì tất cả chúng ta đang chuẩn bị cho ngày Tết đó, ngoài các món ăn ngon, quần áo đẹp cũng như sự sửa sang trang hoàng nhà cửa... còn có thêm một phần lưu tâm cụ thể và thích đáng để chia sẻ khó khăn và mang đến niềm vui cho những người khốn khó, thì chắc chắn niềm vui xuân sẽ càng được nhân lên gấp bội và bức tranh xuân của toàn xã hội cũng sẽ tươi đẹp, khả quan hơn nhiều.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 4434)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết, không thể thiếu vào dịp lễ hội Tết cổ truyền của dân tộc . Ngoài nét đặc biệt đó ra, nó còn là một biểu tượng của sự vươn dậy sau giấc ngủ co mình trong những ngày tháng ảm đạm và giá rét của Thu Đông.Khi nhìn thấy sắc vàng tươi thắm của hoa mai người ta còn liên tưởng rằng, nó đồng hành với mùa xuân vào dịp xuân sắp đến, đang đến hay mới đến. Mang lại vui tươi, hạnh phúc, mai mắn, dồi dào, thịnh vượng,sức khoẻ, trẻ trung…
02/02/2011(Xem: 5666)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
31/01/2011(Xem: 8589)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
28/01/2011(Xem: 6703)
Nếu chọn một số tròn để ghi lên cột mốc thời gian của những mùa Xuân lạc xứ, xa nhà thì tôi sẽ đề số 35/30 trên cột mốc năm nay. Đây không phải là số tuổi chín muồi của một cặp vợ chồng lý tưởng; cũng chẳng phải là hai con số cặp kè của sự phân chia bí ẩn nào đó. Nó chỉ đơn giản như những mùa xuân qua đếm bằng cuốn lịch trên tường và tóc bạc trên đầu. Con số đó là dấu chỉ của dòng thời gian nhớ nhớ, quên quên: 35 năm sống trên quê mẹ và 30 năm sống ở quê người. Ở tuổi về hưu, một người sống gần trọn đời giữa hai thế giới. Người ấy sẽ là ai ở giữa mùa Xuân?... Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
28/01/2011(Xem: 5159)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
25/01/2011(Xem: 4634)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
23/01/2011(Xem: 3601)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 4001)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4667)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5636)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]