Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Chúc Đầu Năm: Lợi Mình Lợi Người

23/01/201105:39(Xem: 3542)
Lời Chúc Đầu Năm: Lợi Mình Lợi Người


LỜI CHÚC ĐẦU NĂM: LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI
Nguyễn Thế Đăng

Lời chúc năm mới nào cũng là chúc nhau hạnh phúc. Đông thì  Vạn Sự Như Ý, Tây thì Happy New Year.

Chúc nhau hạnh phúc thì phải rồi. Bởi vì hạnh phúc là điều chúng ta đi tìm kiếm, thực hiện suốt cả năm. Và cả đời.

Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.

Lợi ích ấy nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua thì hạnh phúc nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua. Lợi ích ấy lớn lao, sâu xa, bền vững thì hạnh phúc lớn lao, sâu xa, bền vững.

Nhưng lợi ích cho chính mình là gì? Ai mà chẳng thương mình và tìm lợi ích, nghĩa là hạnh phúc, cho mình? Nhưng quả thật, biết thật sự thương mình là khó, biết tìm lợi ích đích thực cho mình là khó, biết tạo dựng hạnh phúc đích thực cho mình là khó. Biết bao nhiêu lần chúng ta không thương mình, tự hại mình; biết bao nhiêu lần lợi ích, hạnh phúc hôm trước trở thành tai hại, bất hạnh hôm sau. Hơn nữa, tự lợi cho mình mà gây hại cho người khác thì thân tâm có yên ổn không. Làm sao mà có hạnh phúc đích thực được?

Phiền não, khổ đau là kết quả của việc không biết thương mình, không biết làm lợi ích cho mình, không biết gây dựng hạnh phúc cho mình.

Thế nên kinhPháp Cúnói:

Nếu biết thương lấy mình
Hãy khéo bảo vệ mình
Người trí trong ba thời
Phải luôn luôn tỉnh giác.
Dễ làm việc bất lợi
Gây tai hại cho mình
Nhưng quả khó làm thay
Việc lợi ích tốt đẹp.
(Phẩm Tự ngãcâu 1, câu 7)

Một khi chúng ta có quan niệm đúng, cái nhìn đúng về đời sống (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy), hành động đúng (chánh nghiệp) và làm ăn đúng (chánh mạng) thì đó là lúc chúng ta biết thương mình, biết làm lợi ích cho mình, biết tạo hạnh phúc cho mình. Khi ấy, mỗi ngày là một ngày biết thương mình, một ngày làm lợi ích cho mình, một ngày gieo và gặt hạnh phúc cho mình. Một ngày biết thương mình, làm lợi ích cho mình, tạo và hưởng hạnh phúc của mình, đó là lời chúc tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể chúc, có thể cầu nguyện cho một người.

Hạnh phúc ấy có thể nhân lên cho nhiều người. Nhiều người biết thương lấy chính họ, biết làm lợi ích cho chính họ, biết tạo dựng hạnh phúc cho chính họ, thì hạnh phúc của chính chúng ta phải được nhân lên nhiều lắm lắm. Chẳng phải làm cho người khác được lợi ích, được hạnh phúc thì cái gia tài “lợi ích và hạnh phúc” của chính chúng ta càng lớn thêm sao? Có phải sự chia sẻ làm cho một sự vật nhỏ bé trở thành lớn thêm ra? Và cái nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua khi được chia sẻ mà còn nẩy nở ra thế; huống hồ cái lớn lao, sâu xa, bền vững muôn đời thì khi được chia sẻ ắt phải là một niềm vui không thể nói.

Lợi được mình là hạnh phúc thì lợi được người hạnh phúc càng lớn hơn. Người khác đã cho chúng ta cơ hội lợi được mình – không có người khác hỗ trợ, chúng ta rất khó lợi được mình – và cũng cho chúng ta cơ hội lợi được người. Người khác là ân nhân của chúng ta trong cuộc tìm cầu hạnh phúc chân thật. Thành tâm chúc thọ cho ai, tâm chúng ta hoan hỷ, hẳn nhờ thế mà chúng ta thọ được thêm vài ngày. Làm lợi ích cho ai cũng tức là tự làm lợi cho mình vậy.

Cho nên người có trí thì có thể hài hòa, thậm chí hợp nhất hai công việc: khi lợi mình cũng là lợi người, khi lợi người cũng là lợi mình. Nếu chúng ta làm được như vậy thì lúc ấy chúng ta có được sự biết thương mình lớn nhất, sự lợi ích lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất. Khi ấy phước lộc thọ (theo truyền thống đời thường ở Á châu) hay phước đức, từ bi và trí huệ (theo Phật giáo) của chúng ta là của rất nhiều người, thậm chí của mọi người. Khi ấy phước của chúng ta là phước của tất cả mọi người, lộc của chúng ta là lộc của tất cả mọi người, thọ của chúng ta là thọ của tất cả mọi người.

Một “cái tôi và cái của tôi” được chia sẻ đến vô hạn thì “cái tôi và cái của tôi” ấy trở thành vô hạn. Lợi ích, hạnh phúc của một cá nhân được chia sẻ tới vô hạn thì khi ấy lợi ích, hạnh phúc của cá nhân ấy và cả cá nhân ấy đã trở thành vô hạn. Sự cho là vô tận thì người cho và cái được cho cũng là vô tận. Khi ấy chúng ta bắt đầu tin lời của Đức Phật: “Cánh cửa bất tử đã mở ra...”.

Thế nên lời chúc đầu năm “Lợi mình lợi người” có thể dùng cho bất cứ năm nào, có thể dùng cho bất cứ đời nào, có thể vĩnh viễn được dùng.

Đó là một lời chúc vĩnh cửu. Dưới lời chúc vĩnh cửu ấy của đạo Phật, chúng ta đi, trên con đường vĩnh cửu của tự do, hạnh phúc và an vui.

Văn hóa Phật Giáo 121 + 122

Người đánh máy và gửi bài: Võ Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2014(Xem: 6503)
Đi cho hết cõi Ta Bà, sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của gian truân vất vả, với vô thường cận k
28/01/2014(Xem: 8163)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
28/01/2014(Xem: 6363)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 6896)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 10125)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
27/01/2014(Xem: 5806)
Lời nguyện cầu đầu năm 2014 Kính lạy Trời Cha - đức Bụt Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, A Di Đà. Kính lạy Đất Mẹ - Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa, Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con, Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây như một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Trời Cha, Đất Mẹ, chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con. Chúng con ý thức rằng Trời Cha, Đất Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con, là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.
27/01/2014(Xem: 14018)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 13545)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 8044)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 9002)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]