Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân qua thi kệ

29/01/201409:04(Xem: 6449)
Mùa Xuân qua thi kệ
hoa_mai_2MÙA XUÂN
QUA THI KỆ
Như Hùng

Đi cho hết cõi Ta Bà, sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của gian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụi tuyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng? Phố núi mây mù, sương mờ huyển hoá, ta làm kẻ lang thang lạc bước nẽo luân hồi, trôi lăn vào cuộc đời đầy biến động. Trong muôn vàn sắc màu của kiếp nhân sinh, giữa chốn phong ba có không dị biệt, trên vạn nẽo đi về của thành, trụ, hoại, diệt, có rồi không, đổi thay biến hiện, nối kết với thời gian, xuân, hạ, thu, đông, đến rồi đi, nở rồi tàn, với sanh, lão, bệnh, tử, thân phận mong manh của kiếp người. Như một âm vang, điệp khúc vô tận, réo gọi không dừng, mịt mùng xô đẩy, đến hẹn lại lên, thi nhau tước đoạt.

Bốn mùa luân chuyển của đất trời, xuân nồng hương sắc, từng chớm nụ nở hoa, áo xanh áo đỏ, thương yêu hy vọng, những ước mơ không bao giờ dứt, những khát vọng đợi mong không bao giờ cạn. Nắng hạ chứa chan, đượm cả không gian, đốt cháy lòng người. Thu về mang theo bao nỗi thương nhớ, trên từng nẽo xưa chốn củ, đếm thời gian trôi qua, nơi mí mắt bờ môi, in dấu đợi chờ lên từng tâm khảm. Đông đến, ôi! giá buốc tái tê, mưa buồn phủ kín, lạnh cả nhân gian, cả lòng người cây cỏ. Thời gian càng khắc nghiệt bao nhiêu, thì niềm hy vọng cho một ngày mai sáng lạng, một mùa xuân tươi vui, càng dâng cao bấy nhiêu. Dù đó, một ảo ảnh xa xưa còn sót lại, một chút bình minh ấm áp, bất chợt len lõi qua tâm hồn. 

Trong chuổi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan chào đón, nhưng rồi cũng thành thông lệ, cuộc vui chưa trọn lại hối hả ra đi, chưa nở vội tàn, chưa kịp ngừng lại vổ cánh bay, để cho cõi lòng hụt hẩng vấn vương, thương tiếc thi nhau tràn về chế ngự. Từ ngàn năm trước, đến tận ngàn sau, cũng bấy nhiêu không thay đổi, cũng thời gian, không gian, tâm thức trôi nổi, lên thác xuống ghềnh, ngày lại ngày qua, đêm lại đêm đến, nước chảy mây bay, qua cầu gió thổi. Bốn mùa đến đi, thi nhau thăm viếng, héo úa nhạt phai thi nhau rơi rụng, tâm thức nhớ mong trở thành ước định. Đợi mùa xuân, ngóng mùa hạ, chờ mùa thu, trông mùa đông, rồi xuân đến, hạ tới, thu qua, đông về, thành định mức của thời gian. Tất cả là định luật tự nhiên, dù chờ hoặc không chờ, dù đợi hoặc không đợi, không một ai có thể làm đổi thay, nó vốn như vậy nếu nhận chân ra được, thì còn điều gì để chúng ta phải lo toan ?

" Xuân đến Xuân đi ngỡ Xuân hết
Hoa nở hoa tàn chỉ là Xuân."

Từ những cánh cửa mầu nhiệm nào đó của thi kệ, thiền sư phổ nên bản nhạc không cùng của giác ngộ, để lối đi về thắm đượm an nhiên, cho hoa bướm ngày xuân tao ngộ, cho lòng người có dịp nở hoa, cho mê ngộ đong đầy hương sắc. Người soi diện mục bên bờ suối. Thấy nụ hoa trôi bổng giật mình.". Thiền là chất liệu sống, sự sống, là suối nguồn tâm linh vi diệu, soi thấu bản thể của muôn vật, tìm về uyên nguyên của tự tánh, trãi lòng nhận biết trên từng tâm cảnh. Ngôn ngữ không còn là ngôn ngữ, trở thành tiếng lòng phủ kín không gian, hiển lộ những chôn dấu tận cùng. Muốn bắt nhịp phải bắt ngay từ trong ấy, từ những ẩn mang không cần đến sự lý giải của ý thức, những ngăn ngại không cần đến sự viện dẫn của tri thức.

Hy vọng càng cao, hụt hẩng càng lớn, thời gian vẫn là chứng nhân của từng hiển hiện, trong những đổ vỡ tàn phai, đến đi luân chuyển ấy, ta khám phá điều gì, để có được sự giác ngộ, nhận thức tinh tường? Quả thật không phải là điều dễ dàng, làm sao để cho sự an lạc thường hằng trong mọi trạng huống, từ tâm đến cảnh, từ cảm giác đến thức giác, sáng tỏ trên từng lối đi nẽo về, không đợi mong lỡ nhịp, một sự phổ cập trùng lắng, đầy ắp sự ung dung tự tại của những con người nối kết được thời không, tâm cảnh, thiên nhiên, hai bờ mê ngộ, trở thành một thực thể bất khả phân ly. Từng suy tư, từng hành động, từng hơi thở, đong đầy hương thơm tinh khiết của giác ngộ, ở đó không có rộn ràng đợi mong khi xuân đến, cảnh đến, mà là sự hoan hỷ cùng tuyệt. Hương xuân, ý xuân thắm đượm trong đất trời, lòng người, không hề nhạt phai, không còn biên giới nhị nguyên, chủ thể khách thể, quá khứ tương lai, chỉ có hiện tại và bây giờ. Một sự tỉnh thức không có bóng thời gian, và thời gian đã không thì làm gì có bốn mùa để lập?

" Tâm tức Phật, Phật tức tâm
Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông
Xuân đến, tự hoa xuân mỉm miệng
Thu về, đâu chẳng nước thu trong."
Tuệ Trung Thượng Sỹ

Sống trọn vẹn với ý nghĩa tuyệt vời của giác ngộ mới không bị thời gian đào thải, nó không còn là một ý thức, chỉ biết suy tư mặc cả. Sự kết tinh những nổ lực được chuyển hoá , thành một thứ năng lượng nuôi sống huệ mạng. Sự chuyển dịch của bốn mùa, không kéo nổi sự lớn lên trong tâm ý, tâm cùng cảnh đã hoà nhập làm một, dù không làm chủ được cảnh, nhưng bên trong tâm thức, liên tục quán chiếu từng vi tế khởi diệt, nên lúc nào cũng tự tại, mĩm cười với gió trăng, với nở tàn rơi rụng, mà vẫn không hề biến động lung lay. Hoa có nở rồi tàn sẽ gây khổ đau thương tiếc, cho những ai phóng tâm móng ý, nhưng sẽ không tác động cho những ai, ý thức minh mẫn một điều đã là hoa thì phải nở, phải tàn. Nhận thức một cách đúng đắn, sống trong sự linh hiện của tỉnh thức, sẽ giúp ta nhẹ bước an nhiên, đến đi trong vô thường sanh tử, như một chặng đường dừng chân thăm hỏi, khai phóng nở ra trên từng hiện thực.

" Hoa xuân nở hết lại sương thu
Phù thế cuộc đời khó bền lâu
Ra thẳng ngoài trời cho thỏa chí
Càn khôn nơi ấy có chừng đâu."
Thủy Nguyệt Thiền Sư
Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

Mỗi lần đoá mai hé nụ, ngàn hoa đua nhau khoe sắc, là dịp để cho con tim rộn ràng, đợi mong trở thành thông lệ, như nhịp cầu đến đi, trên bến bờ sanh tử, mà ta đang cam chịu, nhưng có mấy ai làm chủ được, theo đó mà vượt thắng hiên ngang đếm bước trong từng nụ cười an tịnh? Một cơ hội không do mình tạo mà do đất trời tâm cảnh nối nhịp, vì thế khi duyên đã hết, khi cảnh đã tàn cũng là lúc kéo theo bao mộng đẹp, dập tắt bao hy vọng. Trong sự bẽ bàng cô liêu, ngang trái đong đầy, hạnh phúc hay thương đau, tất cả được kết nối hình thành, do và bởi vì chính chúng ta, khởi lên sự tiếc nối không nguôi. Như đoá hồng hé nụ ban mai đón gió nhè nhẹ lùa qua, và rồi một thoáng mây bay chỉ còn lại những tàn hoa rơi rụng dưới chân hồng. Một thoáng mây bay, một làn gió từ đâu đưa lại, trở nên những thứ cần thiết cho con người, thiếu nó cuộc đời trở nên vô nghĩa, và hình như không còn sinh lực để sống để thở.

1,
Năm cánh hoa tròn, vàng nhị phô
Nổi nênh vảy cá, chìm san hô
Đông ba tháng trải, cành khoe trắng
Xuân một lần thơm , nhánh nhẹ đưa
Đêm ngỡ nước trong, chim cháy cổ
Sương lừng hương ngát, bướm tan mơ
Hằng Nga như biết đây hoa đẹp
Quế lạnh cung Thiềm, há mến ưa?
2,
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân
Mặt nước băng tan, cây bóng ngã
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân
Lạc tới chim bao, hoa một nhánh
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Thiền Sư Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trần Lê Văn dịch Thơ Văn Lý Trần 2 Quyển Thượng trang 471

Dù rằng gió mây lững lờ bay về nơi vô tận, mang hương lạ trãi đến muôn phương, đem nhịp thở phủ đều trên từng đỉnh cao ngất, qua bao nhiêu năm tháng thách đố cùng thời gian, vẫn liên tục cất tiếng reo vang, tạo nên sức sống diệu kỳ. Phải chăng diệt vong là cơ hội tìm lại những gì đã mất, tận cùng của khổ đau là đỉnh cao của hạnh phúc? Thời gian càng cay nghiệt bao nhiêu, thì ngược lại không gian vỗ về bấy nhiêu, ở đấy vẫn những làn mây trắng như giải lụa trên nền trăng sao ẩn hiện, toả ra ánh sáng dịu dàng làm ấm lại những tháng ngày lang thang tìm phương trời chôn kỷ niệm. Ở đó không có sự đày đọa của thời gian, không bị đốt cháy bởi không gian, chỉ có sự an tịnh dâng tràn lên từng tâm thức.

" Thuở bé chưa từng rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộn trong lòng
Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trãi giường thiền ngắm cánh hồng."
Thiền Sư Trúc Lâm Trần Nhân Tông

Lời thơ mộc mạc bình dị thanh thoát, với tất cả chân tình không hề vướng bận, cái cảm giác tinh khôi trổi dậy, khám phá phút giây tuyệt vời thường xuyên có mặt. Hiện thực ngay lúc đó, chỉ có bấy nhiêu, không thêm không bớt, không thiếu không thừa, thấy sao nói vậy, có sao thấy vậy. Một sự giác ngộ phủ vây cảnh cùng tâm, sự diệu kỳ của sức sống bùng lên đọng lại tức thì ngay lúc đó, cảnh đó tâm đó con người đó, lặng yên vượt ra ngoài thời không. Hoa bướm ngày xưa nơi vườn thượng uyển, hay bướm hoa bên núi đồi cô tịch, sắc ấy hương ấy có khác đi nhưng cõi lòng ngài không hề đổi thay xao xuyến, tất cả đều giống nhau. Thời gian trôi qua trong âm thầm lặng lẽ, không một lời thưa hỏi tiễn đưa, bốn mùa thay áo cho nhau. Sự thức tỉnh đến tự nhiên, sự bình thản đến lạ lùng, đong đầy trong từng hơi thở. Cái đẹp, cái hay, cái nên thơ, là có những lúc không cần đào thật sâu, bới thật kỷ ở trong tâm ý để dệt vần, cho lời thơ bóng bẩy đong đưa, nhốt kín thơ trong ước lệ. Hảy để cho nàng thơ thong dong bay nhảy trong sự tuyệt cùng, ta không thể thúc ép khi sáng tạo. Điều quan trọng là chất liệu kết tinh, xuất phát từ đâu, thấm được bao nhiêu vào tâm cảm.

" Xuân về hoa bướm gặp nhau đây
Hoa bướm phải cần họp lúc này
Hoa bướm xưa nay đều là huyển
Giữ tâm bền chặt bướm hoa thây."
Giác Hải Thiền Sư
Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

Xuân đến tự lúc nào, sừng sững ở đó, ngay tại đó, khoác chiếc áo thời gian lên tâm thức trinh nguyên, không đổi thay mời gọi, chỉ có lắng lòng thở sâu. Mùa xuân vẫn là đề tài nóng bỏng, gợi hứng cho ta nhiều nhất, mùa của những vẽ đẹp tuyệt vời trên trần gian ra sức điểm tô khoe sắc. Từ thiên nhiên đến con người, nghèo cùng đến giàu sang, khổ đau đến an lạc, tất cả đều ấp ủ trong lòng một niềm hy vọng, một mùa xuân có chúa xuân ngự trị. Niềm hy vọng ấy dài lâu hay mong manh như sương khói, đều do tâm thức của ta tạo thành. Cành mai năm xưa và cành mai bây giờ vẫn là cành mai của một hiện tại tối thắng.

" Xuân sặc sở, cỏ như nhung
Khắp chốn ngàn cây bông trổ gấp
Một cành dương liễu nẩy trùng trùng
Trăng chìm đáy biển nước lóng lặng
Đảnh núi nhật lên bày chót cao."
Thiền Sư Nhất Cú Tri Giáo
Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

Trong vô tận của thời gian lẫn không gian, trong sự biến hiện đổi thay của kiếp người, trong sự tàn phá không cùng của vô thường, giác ngộ mới là điều tuyệt diệu, một mùa xuân bất tận, một cõi thênh thang nhẹ bước đi về.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2014(Xem: 13854)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 13367)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 7981)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 8940)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
27/01/2014(Xem: 6319)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
26/01/2014(Xem: 6541)
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân. Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.
26/01/2014(Xem: 12905)
Tranh thêu ngựa là một trong những bức tranh đẹp và rất có ý nghĩa. Bởi theo phong thủy, ngựa không những là con vật trung thành nhất mà ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, ngựa mang lại sự may mắn, tài lộc.
26/01/2014(Xem: 6303)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến. Cũng mong thế. Lang thang dạo bước trên mạng Internet tôi thấy có người còn chú thêm là: nguyên ý câu “Mã Đáo Thành Công” là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”; có nghĩa: Cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công.
25/01/2014(Xem: 17183)
Tự do tự tại là đây Là buông xuống hết gánh đầy nặng mang Chỉ còn thực tại ngọc vàng Vốn là trọn vẹn ngay đang bây giờ
25/01/2014(Xem: 9078)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]