Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình như

05/01/201518:29(Xem: 6853)
Hình như
hoa_dao

Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.

Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!

Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Hòa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, hình ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rõ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhã. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên bình, rồi thì mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ...

Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy còn ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành trì trên bản thân. Bỏ đi những gì hại mình hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở lòng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. Nhưng rồi tôi đã thấy gì trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cõi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. Lúc nào rỗi rảnh bình tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đã đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cõi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên.

Ai cũng có quyền yêu nước thương nòi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà mình từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm tình đó mà gán ghép lên bất cứ cái gì khác thì hình như không nên. Khoa học được gọi là khoa học vì ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. Trong cõi chuyên môn đó hình như không có chỗ cho những tâm tình riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với hình ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lõng giữa đời.

Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng vì một lý do là các ngài không cố ý tạo riêng một dòng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài AchahnChah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,... nếu không xem trước phần tiểu sử, thì khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa mình vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, hòn đá, thác nước, thảm cỏ thì cứ theo thiên nhiên mà nói. Đem tâm tình riêng tư mà ghép vào thì rõ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh thì tôi tìm học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh gì đó để minh họa thì một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển.

Một người Tây phương hôm nay muốn tìm hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những gì mình vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đã đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên lòng, nhưng mai này có dịp tìm sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,... ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi thì phân hóa, chia cách, tương tranh.

Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG thì tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đã biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không còn nhiều thời gian để tìm hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác...!

Người ngoài thò tay vào thực hiện chuyện đó đã đành, mà đến cả những người trong nhà cũng vì mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta còn trẻ, còn khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn tìm về một cõi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. Lúc đó người ta sẽ phải giật mình cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. Giờ thì Chúa hay Phật trong lòng mình chỉ là những bóng hình lòe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đã có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo thì mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự tình quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG.

Tính đến nay đã có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các dòng truyền pháp, nhưng thành công như ý có lẽ không quá một bàn tay. Lý do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều thì thiên hạ tìm đến càng đông. Chỉ vì họ thấy được mình ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng còn một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà mình quá đỗi!

Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2017(Xem: 9999)
Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, hơn 70 mùa xuân trôi qua trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn, tôi đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của quê hương. Ngày nay cuộc sống hối hả thời hội nhập làm cho cái Tết cổ truyền không còn như trước, nhiều lễ nghi, phong tục đã rơi vào quên lãng khiến cho tôi lắm lúc thấy tiếc nuối, buâng khuâng mỗi khi nhớ lại những cái Tết năm xưa, khi tôi hãy còn là một cô bé lẽo đẽo theo bà lên chùa lễ Phật đầu năm, đi xem hát Bội ở đình làng hay ngồi bên bà trong rạp Bài Chòi lắng nghe anh Cái cất giọng mùi mẫn hò câu ca giới thiệu quân bài tới mà lòng tràn đầy hồi hộp, nôn nao.
09/01/2017(Xem: 10201)
Vơi phiền muộn - Bớt âu lo - Xua tan phiền não - Ngắm hoa Mặt Trời
05/01/2017(Xem: 4161)
Tết đi tết đến đã bao lần, Chồng chất tuổi đời khổ cái thân, Đinh dậu trở về thêm tàn sức, Bính thân tạm biệt lại yếu chân. Tọa thiền bái sám lưng nhức mỏi, Niệm Phật trì kinh cẳng tê đần. Vũ trụ xoay vần không ngừng nghỉ, Thu tàn đông đến lại sang xuân.
04/01/2017(Xem: 7984)
Năm mới tâm hồn đổi mới Giận hờn ganh ghét bỏ đi Con đường quy y hướng đến Xa lìa khổ não ưu bi .
04/01/2017(Xem: 4019)
Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp. Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.
22/12/2016(Xem: 10899)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
20/12/2016(Xem: 7035)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
18/12/2016(Xem: 5068)
Đông sắp đến rồi, thu sẽ qua, Ủ ê cây cỏ mất hương hoa, Lá vàng bay lượn theo chiều gió, Cây cảnh chuyển mình trước hiên nhà. Ngắm cảnh đổi thay cùng thời tiết, Nghĩ lòng xao xuyến với can qua. Xin người cố giữ tâm chân chính, Thủ phận tu tâm đúng Phật đà.
25/08/2016(Xem: 10326)
Tu Viện Quảng Đức Chương Trình Sinh Hoạt Xuân Đinh Dậu 2017 Chủ Nhật 22.1. 2017, nhằm ngày 25 tháng Chạp. - 11 giờ Lễ Cúng Tất Niên, Thượng Niêu. - Cầu An, Cung tiến Chư Hương linh. Thứ Sáu ngày 30 Tết, nhằm 27.1. 2017 -11.am: Cúng ngọ Phật - Cúng Tiến Chư Giác linh, Chư Hương linh. - 17.00pm: Cúng Thí Thực. - 20.00pm: Lễ Sám Hối cuối năm. - 21.30pm: Văn Nghệ Mừng Xuân - 23.00pm: Lễ Trừ Tịch ( Giao Thừa Đón Xuân Đinh Dậu ) Thứ Bảy Mùng 1 Tết, nhằm ngày 28.1.2017 - 11.00am: Cúng Ngọ Phật cầu Nguyện Quốc Thái Dân An. - Mừng Lễ Vía Di Lặc Tôn Phật Đầu Năm Mới. - Chư Phật tử Lễ Phật xin lộc đầu năm mới. Chủ Nhật 29.1.2017- Mùng 2 Tết Nguyên Đán Khai Mạc Hội Xuân Đầu Năm từ 10 giờ Sáng đến 10 giờ tối. -11.am: Khai kinh Dược Sư Cúng Ngọ, Cúng tiến chư Hương Linh Tối Thứ Bảy 4.2. 2017. Mùng 8 tháng Giêng - Lúc 8 giờ tối Dâng Sớ Cầu An Chủ Nhật 12.2.2017, nhằm 16 Tháng Giêng .Hành Hương Thập Tự . Cúng Rằm Tháng Giêng
06/03/2016(Xem: 4889)
Hành hương Thập Tự viếng Tu Viện Quảng Đức mùng 7 Tết Bính Thân: Chùa Giác Hoàng (3 xe) Chùa Phật Tổ (3 xe) Chùa Linh Sơn (3 xe) Chùa Dược Sư (3 xe) Chùa Liên Trì (2 xe) Chùa Phật Quang (9 xe) Chùa Từ Quang (6 xe)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]