Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Nguyên Đại Tông sư người Nối truyền Pháp mạch Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc.doc (61K)

25/12/202107:15(Xem: 3896)
Tuệ Nguyên Đại Tông sư người Nối truyền Pháp mạch Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc.doc (61K)

tue nguyen dai su (3)
Tuệ Nguyên Đại Tông sư, người Nối truyền Pháp mạch Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc

(고산당 혜원대종사행장, 杲山堂 慧元大宗師行狀)

(1933-2021)

 

Cảo San đường Tuệ Nguyên Đại Tông sư (고산당 혜원대종사, 杲山堂 慧元大宗師) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1933 tại huyện Ulju, Ulsan, một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản. Ngài vốn sinh trưởng trong tộc phả danh gia vọng tộc, phụ thân Họ Ngô (해주오씨, 海州吳氏), Haeju, Bắc Triều Tiên và tộc phả của mẫu thân họ Park (밀양박씨, 密陽朴氏), Miryang, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc.

 

Năm lên 7 tuổi, Ngài được sự giáo huấn của người cha kính yêu tuyệt vời, cụ đã dạy các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Thích Độ, Đại Học, Tứ Thư và học trường tiểu học phổ thông.

 

Vào tháng 3 năm Ất Dậu (1945), khi được 13 tuổi, Bồ đề tâm khai phát để làm tiền đề cho Bát Nhã đơm bông, Ngài đảnh lễ Đại Thiền sư Đông San Tuệ Nhật (동산혜일대선사, 東山慧日大禪師, 1890-1965) cầu xin xuất gia tu học Phật pháp. Thật là “Đàm hoa nhất hiện” khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa. Tháng 3 năm 1948, Ngài được Hòa thượng Bản sư truyền thụ giới Sa di tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan, Hàn Quốc.

 

Năm 1956, Ngài được Hòa thượng Bản sư cho đăng đàn thụ Cụ túc giới (Tỳ kheo 250 giới), thụ Bồ tát giới. Từ đây; Ngài nhẹ gót thênh thang trong rừng Thiền thăm thẳm, lướt sóng tung tăng trên biển Pháp mêng mông, nghiên tầm tham cứu Tam tạng giáo điển.

 

Từ khi xuất gia làm Thích tử, Ngài nỗ lực hết sức trong bổn phận của người tu sĩ, không ngại ngùng gian lao khó nhọc, núi cao sự nghiệp càng cao, biển sâu chí khí thêm vào càng sâu. Ngài đã từng vân du đó đây tham học và tích công bồi đức trong các chốn sơn môn như Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan; Pháp Bảo Hải Ấn Tự (해인사, 海印寺), Gyeongsangnam-do; Trực Chỉ Tự (직지사, 直指寺), Gimcheon-si, Gyeongsangbuk-do; Thanh Nham Tự (청암사, 靑巖寺), imcheon-si, Gyeongsangbuk-do, đến đâu, nơi nào Ngài cũng hòa mình cùng đại chúng công quả, tinh tấn trong tu học.

 

Năm Tân sửu (1961), Ngài đến tỉnh Gangwon-do, phía Đông Bắc của Hàn Quốc đảnh lễ Thiền sư Cao Phong (고봉선사, 高峯禪師, 1890–1962) cầu xin y chỉ và học về "Đạo lý Thiền Giáo nhất như" (선교일여도리, 禪敎一如道理) và nghiên cứu Cao Ly Đại Tạng kinh. Sau đó, Ngài trên cương vị giáo thụ sư giảng dạy Phật học tại các sơn môn Thanh Nham Tự, imcheon-si, Gyeongsangbuk-do, Phạm Ngư Tự, Geumjeong-gu, Busan.

 

Năm Nhâm Tý (1972), Ngài bái kiến Trưởng lão Đại Luật sư Tích Nham (석암대율사, 錫岩大律師) cầu xin Y chỉ nghiên tầm thêm Luật học. Dừng tất cả việc Phật sự, giảng dạy, chuyên tâm vào công phu tu tập Tổ sư thiền, tham thoại đầu, sau khi đã đạt sự chứng ngộ Thiền đạo rồi Ngài tiếp tục tuyên dương Diệu pháp Như Lai.

 

Năm Ất Mão (1975), được sự tín nhiệm của chư tôn giáo phẩm tăng già Thiền phái Tào Khê, bổ nhiệm Ngài đảm trách trụ trì Song Khê Tự (쌍계사, 雙磎寺), Giáo khu 13 của Thiền phái Tào Khê, 59 Ssanggyesa-gil, Hwagae-myeon, Hadong-gun, Gyeongsangnam-do. Từ đó, Ngài với lý tưởng Bồ tát đạo, Ngài phát nguyện làm lợi ích cho chúng sinh, không kể đến thân mạng, chỉ một lòng giải quyết nỗi khổ niềm đau cho tha nhân; Ngài vân du khắp đó đây tùy duyên hóa độ, hoằng pháp lợi sinh.

 

Cùng với việc hoằng dương chính pháp Phật đà, Truyền giới sư và quản lý điều hành các cơ sở tự viện, tùng lâm Phật học cũng là những Phật sự. Ngài đã đảm nhiệm trụ trì các ngôi già lam Đông Lai Bố Giáo đường Phạm Ngư Tự, (범어사 동래포교당, 梵魚寺東萊布敎堂), Busan; Tổ đình Tào Khê Tự, Trụ trở Trung ương Thiền phái Tào Khê, thủ đô Seoul; Ngân Hải Tự (은해사, 銀海寺), Yeongcheon-si, Gyeongsangbuk-do; Song Khê Tự (쌍계사, 雙磎寺), Giáo khu 13 của Thiền phái Tào Khê, Gyeongsangnam-do; Am Quốc Sư (국사암, 國師庵), Yeosu-si, Jeollanam-do; Tinh xá Tuệ Uyển (혜원정사, 慧苑精舍), Yeonje-gu, Busan; Thích Vương Tự (석왕사, 釋王寺), Chuncheon-si, Gangwon-do; Liên Hoa Tự (연화사, 蓮華寺),  Dongdaemun-gu, Seoul; Am Phổ Đức (보덕암, 普德庵), Geumgang-gun, Gangwon-do; Truyền Thông Tự (전통사, 傳通寺), Yongin-si, Gyeonggi-do, các Giáo khu Bản tự (교구본사, 教區本寺).v.v và đóng vai trò tiên phong bởi một chức sự điều hành Phật sự.

 

tue nguyen dai su (1)tue nguyen dai su (2)tue nguyen dai su (3)tue nguyen dai su (4)tue nguyen dai su (5)tue nguyen dai su (6)tue nguyen dai su (7)tue nguyen dai su (8)tue nguyen dai su (9)tue nguyen dai su (10)tue nguyen dai su (11)



Năm 1998, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Ngài được Tấn phong ngôi vị Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 29.

 

Những năm 2006-2008, Ngài được tín nhiệm của Hội đồng Giám luật của Thiền phái Tào Khê  tấn phong Ngài trên cương vị Tuyên Luật sư Hòa thượng Truyền giới (전계대화상, 傳戒大和尙).

 

Tại ngôi già lam Liên Hoa Tự (연화사, 蓮花寺), Dongdaemun-gu, Seoul, Ngài có đủ duyên để dành hết tâm quyết vào việc giáo dục đào tạo tăng tài và hoằng chính pháp Phật đà.

 

Một hôm trong dịp đăng lâm pháp tòa tuyên dương Diệu pháp Như Lai, tứ chúng vây quanh lễ bái, Ngài dộng trụ trượng ba lần thuyết kệ rằng:

 

上堂打柱杖

三下云

釋迦彌勒不相干

只貴革凡成聖事

步步超昇三界境

處處無非華藏界

 

Thích Ca Di Lặc chẳng liên quan,

Chỉ quý chuyển phàm nhập Thánh bang;

Mỗi bước vượt lên ngoài ba cõi,

Đâu không Hoa Tạng giới thênh thang.

 

Thích Nguyên Hiền dịch

 

Người muốn liễu ngộ nhất đại sự hãy tham công án này rõ ràng:

 

欲了一大事者

於本叅公案上

 

切切叅詳

十四時中

單單不昧

疑團獨露

漸入佳境

到此時節

取捨不得

忽然踏着

法王城了

達一大事

切須勉之.

 

Tham tham tha thiết,

Ngày mười bốn thời,

Quyết không mê muội;

Khối nghi hiển lộ.

Dẫn vào cảnh tốt,

Đến thời điểm này,

Không nắm không buông;

Hốt nhiên bước vào,

Thánh trí Pháp vương

Đạt nhất đại sự

Cần phải cố gắng.

 

Thích Nguyên Hiền dịch

 

Tụng rằng:

    

    頌曰

木人歌曲石女舞

火中生蓮萬民安

雲散淸空明月照

千年枯木更生花

 

Người gỗ gái đá hát ca vang,

Sen cười trong lửa vạn dân an,

Mây vén trời xanh ngời ánh nguyệt;

Cây khô muôn thuở trổ hoa vàng.

 

Thích Nguyên Hiền dịch

 

Lại tụng rằng:

 

     頌曰

一念頓亡生死心

息心當處卽菩提

打柱杖三

下遂下座

 

Một niệm tiêu trừ tâm sinh tử,

Ngay ở nơi tâm tức Bồ đề.

 

Thích Nguyên Hiền dịch

 

Ngài nói xong, dộng trụ trượng ba cái rồi xuống tòa.

 

Trong sự nghiệp giáo dục, Ngài từng trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Tăng già Trung Anh (중앙승가대학교, 中央僧伽大學校, Joong-Ang Sangha University) Phật giáo Hàn Quốc; Giám đốc Pháp nhân trường học, Học viện Donguk (동국학원, 東國學院); Hiệu trưởng trường Trung học Hổ Khê (호계중학교, 虎溪中學校). . .

 

Vì tương lai thế hệ trẻ Trí Đức lưỡng toàn, Ngài thành lập Quỹ học bổng Cảo San để bồi dưỡng học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong học tập gồm các cấp Trung học phổ thông và Đại học.  

 

Năm 2013, Ngài được sự tín nhiệm của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê tín nhiệm đề bạt cương vị Trưởng phòng Tùng Lâm Song Khê (쌍계총림, 雙磎叢林).

 

Tự biết thân tứ đại giả hợp đến lúc phải thuận theo tự nhiên sinh diệt, trước khi từ giã trần gian, Ngài hoan hỷ sai thị giả lấy bút nghiên đến và thảo kệ lâm chung rằng:

 

     임종게

 

춘래만상생약동

추래수장대차기

아어일생환인사

금조수섭귀고리

 

Xuân tươi muôn vật ươm mầm,

Thu về chờ đợi thì thầm mùa sau;

Đời như mộng huyễn nương nhau,

Sáng nay thu vén qua cầu cố hương.       

    

        臨終偈

 

春來萬像生躍動

秋來收藏待次期

我於一生幻人事

今朝收攝歸故里

 

Xuân lai vạn tượng sinh dược động 

Thu lai thu tàng đãi thứ kỳ  

Ngã ư nhất sinh ảo nhân sự 

Kim triêu thu nhiếp quy cố lý.

 

Dịch:

 

Xuân đến cỏ cây chớm đâm chồi,

Thu về ẩn nhẫn đợi mùa thôi;

Ta ngắm cuộc đời như huyễn mộng,

Sáng nay trở lại cố hương chơi.

 

Việt dịch Thích Nguyên Hiền

 

Hiện thân vào tộc họ tôn quý, xuất gia hành đạo Bồ tát, tâm nguyện dấn thân phụng sự đạo pháp, phục vụ nhân sinh trên tinh thần vô ngã vị tha, với sứ mệnh trụ trì hoằng pháp lợi sinh, tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự, hóa duyên ký tất, Ngài đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, nhập chân tính tại chính điện Tùng Lâm Song Khê vào lúc 8 giờ 46 phút sáng ngày 23 tháng 3 năm 2021, trụ thế 89 xuân, Pháp lạp 74 Thu.

 

Đương thời, Ngài từng dạo bước thong dong trong rừng thiền thăm thẳm, đầy cảm hứng tung tăng bơi lội trong đại dương Tam tạng Thánh điển (경율론, 經律論), là tấm gương vị trưởng lão tiêu biểu của Thiền phái Tào Khê  về sự nhất trí trong tự lực tự cường "Thiền nông nhất trí"  (선농일치, 禪農一致). Ngài nhấn mạnh sự kết hợp giữa thiền,  chấp tác lao động và ngoài thiền viện như làm ruộng, cuốc đất trồng hoa màu. Tuy tuổi cao sức yếu nhưng Ngài vẫn mỗi ngày cùng đại chúng chấp tác lao động và nêu cao câu khẩu hiệu "một ngày không làm, một ngày không ăn" (일일불식, 一日不作 一日不食).

 

Về sự ứng xử thông minh trong thế giới tương đối đầy mâu thuẫn và nhiều khổ đau, Ngài thường nhấn mạnh rằng, "Ngay khi ở nơi bẩn thỉu, chúng ta vẫn tỏa ngát hương đức hạnh cao khiết" (처염상정, 處染常淨); "Có quá nhiều người phải vật lộn vì thế giới đầy xung đột. Hạnh nguyện của tôi mãi tỏa sắc hương, như Liên hoa nở giữa vũng bùn tanh hôi".

 

Những tác phẩm của Ngài Giảng nghĩa và biên soạn lưu lại cho hậu thế:

 

Giảng nghĩa Đôn Hoàng bản Lục tổ Đàn Kinh (돈황본 육조단경강의, 敦煌本 六祖壇經講儀), giảng giải Pháp môn giới Bồ tát (보살계법문강의, 菩薩戒法門講儀), Giảng nghĩa Kinh Phạm Võng (범망경강의, 梵網經講儀), Hai mươi bài Ca ngợi Bồ tát Quán Thế Âm (관음찬 이십송, 觀音讚二十頌), Hai mươi bài Ca ngợi Bồ tát Địa Tạng (지장찬이십송, 地藏讚二十頌), Giảng nghĩa Luận Đại thừa Khởi Tín (대승기신론 강의, 大乘起信論講儀), Giảng nghĩa Ma ha Bát nhã Ba la mật Đa Tâm kinh (마하반야심경 강의, 摩訶般若波羅蜜多心經講儀), Giảng nghĩa Kinh Kim Cương (금강경 강의, 金剛經講儀), Giảng nghĩa Kim Lăng Nghiêm (능엄경강의, 楞嚴經講儀), Giảng nghĩa Kinh Pháp Hoa (법화경강의, (法華經講儀), Giải nghĩa Kinh Kim Cương Ngũ gia giải (금강경오가해, 金剛經五家解), (유마힐경강의, 維摩詰經講儀), Giảng giải Tổ sư Ngữ lục (조사어록, 祖師語錄). . .

 

Ngài biên soạn các tác phẩm: Nghi phạm Trà đạo (다도의범, 茶道儀範), Ca khúc là Tâm là Phật, tức Tâm tức Phật (노래시집 마음이 부처다 마음이 부처다, 歌曲是心是佛, 卽心是佛), Song Khê Tòng Lâm Tân Thư (쌍계총림신서, 雙磎叢林新書), Ba mươi lăm bài Ca ngợi Thưởng trà (음다삼십오송, 飮茶三十五頌),

 

先傳佛心印恩法師扶宗樹敎杲山堂慧元大宗師覺靈

 

clip video

 

(BBS뉴스) 부산 혜원정사, 고산스님 추모 전시관 개관

https://www.youtube.com/watch?v=aCO-uG72qNE

https://www.youtube.com/watch?v=gtPLLgw2aq8

https://www.youtube.com/watch?v=fWOv5DIIXyY

https://www.youtube.com/watch?v=ku5qzEoVzfU

https://www.youtube.com/watch?v=QSvIcmdchxo&t=82s

https://www.youtube.com/watch?v=QSvIcmdchxo

 

Biên soạn Thích Vân Phong
Dịch thi, kệ Thích Nguyên Hiền






***
facebook
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2022(Xem: 6979)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
07/02/2022(Xem: 17854)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
24/01/2022(Xem: 5242)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
19/01/2022(Xem: 5486)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
04/01/2022(Xem: 6192)
Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Đức Ngài HT Thích Trí Quang ( một sưu tầm tài liệu tuyệt vời của Giảng Sư dựa trên “ Trí Quang tự truyện “ đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 nhân buổi lễ tưởng niệm sự ra đi của bậc đại danh tăng HT Thích Trí Quang và khi online cho đến nay đã có hơn 45000 lượt xem). Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trich đoạn vài dòng trong tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con tâm đắc nhất về;
04/01/2022(Xem: 5096)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 4109)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
30/12/2021(Xem: 5352)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
23/12/2021(Xem: 3013)
Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.
10/12/2021(Xem: 6515)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567