Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹

02/11/202108:01(Xem: 28485)
305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹


305. Thiền Sư Minh Trí (? - 1196)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
(Vào thời Vua Lý Cao Tông)

🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng

Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương

Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước-Quảng Tịnh





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba,  02/11/2021 (28/09/Tân Sửu)chúng con được học về Thiền sư Minh Trí (? - 1196), đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 305 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Tô, tên Thiền Trí, quê ở làng Phù Cầm. Tư chất thông minh, đọc khắp sách vở ngoài đời. Lúc trẻ gặp Thiền sư Đạo Huệ liền xả tục xuất gia. Theo hầu Đạo Huệ, Sư thấu đạt lý huyền diệu của Thiền, trực nhận được ý chỉ các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần đọc tụng quên cả nhọc nhằn, nên nhà vua ban hiệu cho Sư là Minh Trí.

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Minh Trí là đệ tử cuối cùng của thiền sư Đạo Huệ. Thiền sư Đạo Huệ có 7 đệ tử : thiền sư Tịnh Không, thiền sư Đại Xả, thiền sư Tín Học, thiền sư Trường Nguyên, thiền sư Tịnh Lực, thiền sư Trí Bảo và thiền sư Minh Trí.

 

Thiền Sư Minh Trí có duyên thọ trì, đọc tụng và đạt được ý chỉ của Kinh Pháp Hoa, Viên Giác, đặc biệt là Kinh Nhân Vương là bản kinh thuộc hệ Bát Nhã, tên gọi đầy đủ là Kinh Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa, do Đại Sư Đường Bất Không dịch từ Phạn ra Hán và Tỳ Kheo Thích Nữ Tịnh Nguyên dịch ra tiếng Việt . Đức Thế Tôn dạy vua Ba Tư Nặc:

Sau khi ta diệt độ, lúc pháp sắp diệt thì tất cả chúng hữu tình tạo các nghiệp ác sẽ làm cho các quốc độ xảy ra các tai họa. Đức Thế Tôn dạy nhà vua thọ trì đọc tụng giải nói kinh Nhân Vương. Thiện Bộ Châu có 16 nước lớn, 500 nước trung và mười nước nhỏ. Trong các nước ấy đều có xảy ra bảy nạn. Để diệt trừ các nạn, tất cả các quốc vương phải thọ trì, giải nói  Bát Nhã Ba Là Mật Đa này thì bảy nạn liền tiêu diệt, đất nước trở lại an lạc:

1- mặt trời, mặt trăng vận hành không đúng lúc , màu sắc thay đổi.

2- tinh Tú vận hành không đúng lúc.

3- bốn lữa dữ nổi lên thiêu rụi vẫn vật

4- thời tiết thay đổi nóng lạnh bất thường.

5- gió dữ luôn nổi lên 

6- trời đất nắng hạn.

7- giặc từ phương khác đến xâm lấn

 

Vua Ba Tư Nặc thưa Đức Thế Tôn vì sao có những tai nạn như vậy? Đức Thế Tôn cho biết, do nhân dân bất hiếu với cha mẹ, không kính Sư trưởng. Kính Bát Nhã Ba La Mật Đa có thể sanh ra tất cả các pháp của chư Phật, của Bồ Tát….

Các Đại Bồ Tát giữ gìn quả Phật, giữ gìn hạnh Thập Địa:

1- Quả Phật: giáo hoá tất cả loài noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh. Bồ Tát nương vào năm pháp nhẫn: phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh nhầm, tịch tịnh nhẫn.

2- thập trụ: tín, niệm, tinh tấn, Huệ, định , bất thối, giới, nguyện, hộ pháp, hồi hướng.  (xem thêm bản kinh này).

 

* Sư Phụ giải thích: Thiền Sư Minh Trí có duyên nghiên cứu và nhận được tâm yếu từ bộ sách Truyền Đăng Lục, đây vốn là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Hoa được một vị Thiền sư Đạo Nguyên, đệ tử nối pháp của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, thuộc tông Pháp Nhãn biên soạn, gồm 30 quyển, trình bày lịch sử truyền đăng từ bảy Đức Phật quá khứ đến 27 vị Tổ Tây Vức, sáu vị Tổ Đông Độ và Ngũ gia thất phái, bao quát 52 thế hệ, có tất cả1701 vị. Sau khi soạn xong, Ngài Đạo Nguyên đem dâng lên vua Tống Chân Tông, vào năm 1004. Nhận được sách, Vua rất hoan hỷ và cho phát hành rộng rãi cho bách tính học hiểu, do đó sách này tên đầy đủ là “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, vì sách chính thức ấn hành vào năm Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức. Sư phụ khuyên đại chúng nên đọc sách này trên trang nhà Quảng Đức, đây là bộ sách gối đầu giường của những ai thích Thiền Đốn Ngộ. Sư Phụ có lời tán dương công đức Đạo hữu Tâm Từ đã phát tâm layout và online trọn bộ 30 quyển của sách này.


 

Thiền sư Minh Trí thấu đạt ý chỉ của kinh và được vua ban pháp danh Minh Trí, là Trí tuệ sáng suốt.

  

Sau Sư trụ trì chùa Phúc Thánh, Tăng chúng theo học đông đảo. Một hôm Sư đang bàn luận với một vị Tăng, có vị Tăng bên cạnh nói:

- Nói là Văn-thù, nín là Duy-ma.

Sư bảo:

- Không nói, không nín, đâu chẳng phải là ông?

Vị Tăng ấy liền chấp nhận. Sư bảo:

- Sao chẳng hiện thần thông?

Vị Tăng thưa:

- Chẳng từ chối hiện thần thông, chỉ sợ Hòa thượng bắt vào dạy.

Sư bảo:

- Ngươi chưa phải là con mắt giáo ngoại biệt truyền.

 

Sư Phụ giải thích:

- Sư Minh Trí đang bàn luận với một vị Tăng. Vị Tăng bên nói: nói là Văn Thù, nín là Duy Ma.

Nói là còn khởi niệm, còn đối đãi, còn sanh diệt, còn định kiến, không vào cửa bất nhị được.

Duy Ma Cật cuối đầu chấp tay im lặng là bất nhị, là cái thấy lặng lẽ đơn thuần, không định kiến, trong cái thấy chỉ là cái thấy, không có vọng tưởng là chân tâm.

- Sư Minh Trí bảo, chưa phải là giáo ngoại biệt truyền, vì giáo ngoại biệt truyền là chỗ đến cuối cùng của Thiền tông, dứt bặt ngôn ngữ.

 

 

 Bèn nói kệ:

Giáo ngoại khả biệt truyền,
Hi di Tổ Phật uyên.
Nhược nhân dục biện đích,
Dương diệm mích cầu yên.

Giáo ngoại nên biệt truyền,
Lâu xa Phật Tổ sâu.
Nếu người cầu phân biệt,
Ánh nắng tìm khói mây.

 

Sư Phụ giải thích:

- Giáo ngoại biệt truyền là do Chư Phật Tổ hướng dẫn chúng đệ tử tu tập và tự nhận ra thể tánh chơn tâm của mình mà không lệ thuộc hoặc dính kẹt vào ngôn ngữ của kinh điển, nếu còn cầu phân biệt thì cũng như tìm khói mây trong ánh nắng, là chuyện không thể có được.

 

 

Đến niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ mười một (1196), Sư sắp thị tịch, nói kệ:

Tùng phong thủy nguyệt minh,
Vô ảnh diệc vô hình.
Sắc tướng giá cá thị,
Không không tầm hưởng thinh.

Gió tùng, trăng nước sáng,
Không bóng cũng không hình.
Sắc tướng chỉ thế ấy,
Trong không tìm tiếng vang.

Nói xong, Sư lặng lẽ thị tịch.

 

Sư Phụ giải thích:

- gió tùng, trăng nước sáng

Không bóng cũng không hình.

Gió không có hình tướng, bóng trăng dưới đáy nước cũng không có thật tướng

 

- Sắc tướng chỉ thể ấy

Trong không tìm tiếng vang

Sắc thân ngũ uẩn của chúng ta cũng giả có hư ảo như tiếng vang trong hư không, như gió qua cây tùng như trăng dưới đáy nước, tuy có nhưng lại lại duyên hợp giả có, chúng sanh vô minh ôm giữ cái duyên hợp giả có đó là tự chuốc lấy khổ đau của bản thân mình. Đó cũng là bức thông điệp của Thiền Sư Minh Trí để lại cho đời trước khi vào cõi giới Niết Bàn.

 

 Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Minh Trí do Thượng Tọa Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

 

Thông minh đọc khắp sách ngoài đời
Lúc trẻ nương theo Đạo Huệ sư
Xả tục xuất gia thông yếu chỉ
Tham thiền học đạo tỏ chơn như
Nhân Vương, Viên Giác thông huyền nghĩa
Ngữ Lục, Truyền Đăng ngộ diệu cơ
Phúc Thánh thiền thi ngời đạo nghiệp
Nguồn chơn thắp sáng sạch mê mờ

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Minh Trí, pháp hiệu của Sư được vua ban là một vinh dự nói lên hành trình tu tập của Sư do tự căn duyên từ bao kiếp Sư đã có được để vào kiếp hiện tại Sư tiếp tục đào luyện và nối ngọn đèn giáo pháp của Đức Thế Tôn. Hai bài kệ thị tích là món quá pháp bảo mà Ngài đã gởi lại cho đời sau là một minh chứng hùng hồn nhất cho một hành giả tu tập và đạt đến giác ngộ giải thoát.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 
thich nguyen tang (4)thich nguyen tang (5)




305_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Minh Tri


Thiền Sư Minh Trí (? - 1196)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
(Vào thời Vua Lý Cao Tông)



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Minh Trí , tuy bài pháp thoại được thu ngắn trong một giờ đồng hồ vì Phật Sự cần sự có mặt của Thầy nhưng yếu nghĩa từng bài kệ của Ngài được thi đàn Lý Trần ghi lại đã được Thầy giảng giải tuyệt vời . Nhờ hiểu được đạo lý Kinh Nhân Vương Hộ Quốc mà chúng đệ tử sẽ rất quý trọng những bài pháp thoại từ Giảng Sư có Trí Vô Sư thuyết giảng, hạnh đức trang nghiêm thanh tịnh nên Chánh Pháp sẽ tồn tại và Tuệ Trí người tu học sẽ phát sanh . Kính tri ân Thày và kính đảnh lễ Thầy, kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH

Với Đạo hiệu tuyệt vời được Vua Ban MINH TRÍ ( MINH là sáng TRÍ là Trí Tuệ ) , người tu học Tổ Sư Thiền thật là tri ân Ngài bởi vì nhờ đọc qua hành trạng Ngài mới thấy rõ được tôn chỉ Giáo ngoại biệt truyền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma :

Giáo ngoại biệt truyền

Bất lập văn tự

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật

Chỉ riêng phần giáo ngoại biệt truyền Ngài đã đánh đổ mọi nghi vấn bằng bài thơ Hy Di được Thi Đàn Lý Trần ghi lại với nhiều học giả dịch nghĩa :

(Giáo ngoại khả biệt truyền,

Hy di Tổ Phật uyên.

Nhược nhân dục biện đích,

Dương diệm mích cầu yên.)

HT Thích Thanh Từ dịch :

Giáo ngoại nên biệt truyền,

Lâu xa Phật Tổ sâu.

Nếu người cầu phân biệt,

Ánh nắng tìm khói mây.

Đỗ văn Hỷ dịch:

Truyền riêng ngoài giáo lý,
Vi diệu ấy nguồn Thiền.
Nếu ai muốn phân biệt,
Tìm khói trong ảo huyền.

Nguyễn văn Dũng dịch :

Ngoài pháp có thể truyền riêng

Hy Di, tổ Phật đều thâm uyên

Phân tích nếu ai còn muốn xét

Tìm khói trong ánh dương ảo huy

Lượng trọng Nhàn dịch :

Pháp ngoài có cách truyền riêng,

Hy Di từ nguồn cõi Thiền thâm uyên.

Nếu người phân tích căn duyên,

Nắng mai tìm khói hư huyền mây bay.

Trương Việt Linh dịch :

Truyền giáo riêng một cách
Vi diệu thay cõi Thiền
Nếu còn ham biện bạch
Tìm khói giữa vầng dương

Và HT Thích Thanh Từ cho rằng

Giáo ngoại biệt truyền của Phật, Tổ rất là mầu nhiệm sâu xa và vi diệu Người nào muốn tìm thấy nó chẳng khác nào giữa trưa nắng mà muốn tìm một đám mây đen .

Vì thế chân thật do Chư Phật Chư Tổ truyền riêng không phải lời dạy thông thường trong kinh điển .

Nhưng nếu ....Lời Phật dạy được ghi trong kinh là để cho chúng sinh nương theo đó mà tu hành thế thì giáo lý ấy rất sâu xa mầu nhiệm rồi , sao lại muốn truyền riêng để có gì đặc biệt !

Thật ra , đối với người lợi căn lanh lẹ , khi lãnh hội được thì mắt sáng lên ....được thầy thông cảm gật đầu và trò tiếp nhận sự cảm thông ấy ...điều này gọi là hiểu riêng' truyền riêng .

Vì vậy việc truyền riêng này không do biền biệt kiếm tìm mà có , nói truyền riêng ngoài kinh giáo, rồi cho rằng có một cái gì đó đặc biệt để truyền riêng thì chính cái thấy đó đã đi quá xa với Thiền tông.

Vì đó là thấy ngòai tâm có pháp, và tưởng là có trao có nhận, tức đã bị lừa gạt. Đồng thời, có cái thấy đó là có tâm lấy bỏ. Bỏ kinh lấy thiền, vẫn y nguyên rơi vào trong đối đãi, đâu thể đạt ý Tổ.

Đây chính là ý nghĩa sâu xa, người đứng ngòai cửa Tổ không dễ gì lý luận đến được.

Thực ra, nói ‘ngòai giáo’, nói ‘truyền riêng’ nhưng ý đó đã nằm sẵn trong kinh, không phải là cái mới đặt ra. Chẳng qua vì người dùng tâm suy nghĩ khó nhận thấy, kẻ dùng thức tâm phân biệt khó khám phá.

Với ý nghĩa “giáo ngoại biệt truyền” đó, Thiền nhấn mạnh người học phải “Đạt ý quên lời”, không thể bám chết trên ngôn ngữ. Tại sao? Vì ngôn ngữ luôn có giới hạn và dẫn khởi tâm thức đi vào con đường suy nghĩ đối đãi. Nhất là nó lừa con người vào cuộc sống khái niệm, quay lưng với thực tại hiện tiền.

Riêng bài kệ Tầm Hưởng được Thiền Sư Minh Trí nói trước khi sắp thị tịch lại chỉ rõ Thực tướng của pháp, được hiểu rằng hết thảy muôn pháp trong thế gian và xuất thế gian là các hiện tượng sai biệt,chỉ là các pháp tùy duyên -

Thực tướng, thể tướng chân thực của các pháp là thực tại bình đẳng, là lý bất biến.

Và bài kệ này cũng được nhiều học giả dịch nghĩa trên thi đàn Lý Trần như sau :

(Đến niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ mười một (1196) đời vua Lý cao Tông Sư sắp thị tịch, nói kệ:

(Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình.

Sắc tướng giá cá thị,

Không không tầm hưởng thinh.)

HT Thích Thanh Từ dịch

Gió tùng, trăng nước sáng,

Không bóng cũng không hình.

Sắc tướng chỉ thế ấy,

Trong không tìm tiếng vang.

Nam Trân dịch :

Gió giật cành thông, trăng sáng dưới nước,
Không có bóng, cũng không có hình.
Sắc thân cũng như thế,
(Muốn tìm nó như) tìm tiếng vang trong hư không.

Nguyễn Duy, Nguyễn bá Chung:

Gió cành tùng trăng đầy sông

Như không có bóng như không có hình

Sắc thân như thể duyên sinh

Như tìm tiếng vọng vô thanh giữa trời.

Phạm đình Nhân dịch :

Thông reo trăng nước sáng

Không ảnh cũng không hình

Sắc thân cũng thế vậy

Hư không tìm tiếng vang

Nguyễn tấn Hưng dịch :

Gió cành thông' trăng lồng đáy nước

Bóng hình này lưu được bao lâu

Sắc thân vốn dĩ có đâu

Như tìm tiếng vọng giữa bầu hư không

Điều này tất cả người học Đạo đều thấy được điều Ngài muốn chỉ dạy chính là " Mọi hình tướng của các pháp trên thế gian đều không thật có ."

Gió thổi cành tùng , không thấy hình dáng của gió nhưng có âm thanh vi vu của lá chạm vào nhạy

Bóng trăng rõ dưới nước là CÓ, nhưng nó không có tướng thật ta không thể vớt được nó

Bất cứ việc gì trên thế gian đều là vậy

Muốn tìm cho ra nó chẳng khác nào vào hư không mà tìm tiếng vang.và

Tiếng vang có nhưng tìm hình tướng thì KHÔNG

Vì vậy nên chấp nhận thân ngũ uẩn này chỉ là giả có.... tất cả đều do duyên sinh

Nhưng điều thú vị nhất về Đạo hiệu Minh Trí lại là những kinh sách mà Ngài đã chuyên cần đọc tụng quên cả nhọc nhằn do trực nhận được ý chỉ các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng nhờ sự thấu đạt lý huyền. diệu của Thiền từ Minh Sư Đạo Huệ, người đã truyền trao di chúc cho 7 cao đồ ( Tịnh Không- Đại Xả- Tín Học - Trường Nguyên- Tịnh Lực- Trí Bảo và Ngài ..( Minh Trí )

Di chúc " LOẠN LY LAN RỘNG ÁI CHỪ TỪ ĐÓ MÀ ĐẾN " đã ảnh hưởng thật mãnh liệt . Đúng là DANH SƯ XUẤT CAO ĐỒ ....

Trong số các bộ kinh sách thường được giảng dạy trong Thiền Tông, ta lại chú yếu đến Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật

khiến người đọc phải tự hỏi thầm Ngài chắc hẳn có tham dự vào việc giảng dạy cho triều thần đời vua Lý Cao Tông chăng?

Tại sao Ngài lại học kinh Nhân Vương , một bộ kinh thuyết giảng cho 16 đại Quốc Vương .

Nội dung chủ yếu của bản kinh trình bày những phương pháp hộ trì Phật quả, hộ trì Bồ-tát thập địa và cách thức giữ gìn quốc gia. Kinh gồm hai quyển thượng hạ, chia thành tám phẩm, mỗi quyển bốn phẩm...

Qua đó cũng có nghĩa là Ngài đã thấu đạt cốt tủy lời dạy kinh Kim Cang " Muốn hàng phục vọng tâm cần phải giáo hoá chúng sinh "

Và hơn thế nữa với bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lụccũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc,

được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958).Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng.

Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v. của 1701 vị, bắt đầu từ Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ gia tông phái. Đó là thiền sư Huệ Thành

Cảnh Đức truyền đăng lục gồm 30 quyển, vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham tập, được xếp vào Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh, tập 51, số 2076.

Trong đó, 951 vị có phụ thêm ngữ lục. Vì bộ sách này được vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức.

Trộm nghĩ mỗi vị cao đồ của Thiền Sư Đạo Huệ đã để lại những lời dạy cho hậu thế qua sự triệt ngộ của mình về Thục tướng chư Pháp , về bản thể chân như, Thể tánh tịnh minh , Như Lai Tạng .

Kính tri ân và tán dương Đại Trưởng Lão HT Thích Thanh Từ và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng là người đầu tiên giảng trọn hành trạng các Thiền Sư Ấn Trung, và Việt Nam theo thứ tự các thế hệ truyền thừa của Tổ Sư Thiền thật súc tích và đã truyền trao Chánh Pháp cho hậu học ...

Có thể nói Chánh Pháp vẫn còn đây vì theo Kinh Nhân Vương , HT Tịnh Không đã nhắc lại rằng :

Chánh Pháp phải hội đủ 3 điều kiện ( 1- người nói pháp 2- người tu học pháp và hành pháp 3- người chứng quả )

Mạt pháp là có người nói pháp và người tu hành nhưng không có người chứng quả

Diệt pháp là lúc đó không còn người giảng kinh và nói pháp

Kính trân trọng,



Kính ngưỡng mộ Thiền Sư Minh Trí

Đạo hiệu ...vua ban tặng quá tuyệt vời (1)

Yếu chỉ Thiền Tông triệt ngộ ...Chân lý sáng ngời

Một trong bảy cao đồ siêu xuất từ Minh Sư Đạo Huệ (2)



Giáo ngoại biệt truyền được giải thích trong bài thi kệ (3)

Do nguyên nhân chúng tăng còn chấp nhị nguyên

Mượn kinh Duy Ma....vẫn chưa rõ lý diệu huyền (4)

Kính đa tạ Giảng Sư ...phẩm Pháp Môn Bất Nhị (5)



Đồng thời chỉ rõ ...

kinh Nhân Vương và Kim Cang đồng cốt tủy(6)

Và ...Truyền đăng lục, sách gối đầu Thiền Tông (7)

Bài kệ thị tịch ...chiêm nghiệm về Có và Không (8)

Chấp nhận thân ngũ uẩn này chỉ là giả CÓ



Kính tri ân Giảng Sư ..phương tiện, cứu cánh hiện rõ !

Nam Mô Thiền Sư Minh Trí tác đại chứng minh



Huệ Hương

Melbourne 2/11/2021

Chú thích :

(1)

Sư họ Tô, tên Thiền Trí, quê ở làng Phù Cầm. Tư chất thông minh, đọc khắp sách vở ngoài đời. Lúc trẻ gặp Thiền sư Đạo Huệ liền xả tục xuất gia. Theo hầu Đạo Huệ, Sư thấu đạt lý huyền diệu của Thiền, trực nhận được ý chỉ các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần đọc tụng quên cả nhọc nhằn, nên nhà vua ban hiệu cho Sư là Minh Trí.

(2)

Thiền Sư Đạo Huệ, người đã truyền trao di chúc cho 7 cao đồ ( Tịnh Không- Đại Xả- Tín Học - Trường Nguyên- Tịnh Lực- Trí Bảo và Ngài ..( Minh Trí )

Di chúc " LOẠN LY LAN RỘNG ÁI CHỪ TỪ ĐÓ MÀ ĐẾN " đã ảnh hưởng thật mãnh liệt . Đúng là DANH SƯ XUẤT CAO ĐỒ ....

(3)

Sư bảo:- Ngươi chưa phải là con mắt giáo ngoại biệt truyền.

Bèn nói kệ:

Giáo ngoại nên biệt truyền,

Lâu xa Phật Tổ sâu.

Nếu người cầu phân biệt,

Ánh nắng tìm khói mây.

(Giáo ngoại khả biệt truyền,

Hy di Tổ Phật uyên.

Nhược nhân dục biện đích,

Dương diệm mích cầu yên.)

(4)

Sau Sư trụ trì chùa Phúc Thánh, tăng chúng theo học đông đảo. Một hôm Sư đang bàn luận với một vị tăng, có vị tăng bên cạnh nói:

- Nói là Văn Thù, nín là Duy Ma.

Sư bảo:- Không nói, không nín, đâu chẳng phải là ông ?

Vị tăng ấy liền chấp nhận. Sư bảo:- Sao chẳng hiện thần thông ?

Vị tăng thưa:

- Chẳng từ chối hiện thần thông, chỉ sợ Hòa thượng bắt vào dạy.

Sư bảo:- Ngươi chưa phải là con mắt giáo ngoại biệt truyền.

Vì sao vậy ?

Vì đó là thấy ngòai tâm có pháp, và tưởng là có trao có nhận, tức đã bị lừa gạt. Đồng thời, có cái thấy đó là có tâm lấy bỏ. Bỏ kinh lấy thiền, vẫn y nguyên rơi vào trong đối đãi, đâu thể đạt ý Tổ.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa, người đứng ngòai cửa Tổ không dễ gì lý luận đến được.

(5)

Kinh Duy Ma với quan niệm chủ đạo về Bát nhã tính không, “bất khả tư nghị” “vô ngôn ngữ khả thuyết” cũng được Trung luận triển khai với pháp môn “bát bất”, Thiên Thai tông với “tam đế viên dung”, gọi là Không, Giả, Trung. Theo Thiên Thai tông, “không” dùng để phủ định mọi sự vật hiện tượng (không dĩ phá nhất thiết pháp), “giả” cốt để thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng (giả dĩ lập nhất thiết pháp), “trung” là để thừa nhận sự tồn tại vi diệu của mọi sự vật hiện tượng (trung dĩ diệu nhất thiết pháp). Cho nên ba khái niệm đó cũng là tên gọi khác nhau của “pháp" mà thôi. Thiền tông với “bất lập văn tự, vô pháp khả thuyết”…

(6)

kinh Nhân Vương , một bộ kinh thuyết giảng cho 16 đại Quốc Vương .Nội dung chủ yếu của bản kinh trình bày những phương pháp hộ trì Phật quả, hộ trì Bồ-tát thập địa và cách thức giữ gìn quốc gia. Kinh gồm hai quyển thượng hạ, chia thành tám phẩm, mỗi quyển bốn phẩm...

Qua đó cũng có nghĩa là Ngài đã thấu đạt cốt tủy lời dạy kinh Kim Cang " Muốn hàng phục vọng tâm cần phải giáo hoá chúng sinh "

(7)

Cảnh Đức truyền đăng lục (zh. jǐngdé chuándēng-lù/ chingte ch'uan-teng-lu 景德傳燈錄, ja. keitoku-dentōroku), cũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc, được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958).

Cảnh Đức truyền đăng lục gồm 30 quyển, vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham tập, được xếp vào Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh, tập 51, số 2076. Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v. của 1701 vị, bắt đầu từ Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ gia tông phái. Đó là thiền sư Huệ Thành

Trong đó, 951 vị có phụ thêm ngữ lục. Vì bộ sách này được vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức. Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng. Đầu quyển có bài tựa do Dương Ức soạn. Nội dung toàn sách nói về sự truyền pháp Thiền như sau:

Quyển 1, 2: Bảy đức Phật đời quá khứ và Tổ Ma-ha-ca-diếp (摩訶迦葉) truyền xuống đến Tổ thứ 27 là Bát-nhã-đa-la (般若多羅).
Quyển 3: Năm vị Tổ Trung Quốc: Bồ-đề-đạt-ma (菩提達摩), Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍)......
Hoà thượng Thích Thanh Từ đã mượn chi tiết trong đây để viết về Thiền Sư Trung Hoa

(8)

(Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình.

Sắc tướng giá cá thị,

Không không tầm hưởng thinh.)

HT Thích Thanh Từ dịch

Gió tùng, trăng nước sáng,

Không bóng cũng không hình.

Sắc tướng chỉ thế ấy,

Trong không tìm tiếng vang.




thich nguyen tang (6)thich nguyen tang (7)thich nguyen tang (10)thich nguyen tang (11)thich nguyen tang (12)thich nguyen tang (13)thich nguyen tang (14)

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

thieu lam tu

Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng
về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa
🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2020(Xem: 8268)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5360)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6640)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23866)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5632)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3904)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3285)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4803)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4024)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
03/06/2020(Xem: 10375)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]