Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/08/202112:15(Xem: 16150)
31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
274_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hue Sinh



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Huệ Sinh, ngài thuộc đời thứ 13, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và là đệ tử của thiền sư Định Huệ. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 274 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư họ Lâm tên Khu quê làng Đông Phù Liệt, dòng dõi Lâm Phú ở Trà Sơn, Vũ An. Cha Sư tên Khoáng kết duyên với con gái nhà họ Quách, vì theo quê vợ nên lập nghiệp ở làng Phù Liệt. Sư có hai anh em, người anh cả làm quan đến chức Thượng thơ Binh bộ Viên ngoại.

Sư tướng mạo khôi ngô biện luận lưu loát, lại nổi tiếng văn hay, chữ tốt, vẽ khéo. Ngoài sở học Nho, Sư nghiên cứu sách Phật, chư kInh bách luận không bộ nào chẳng qua mắt Sư. Mỗi khi luận đến chỗ cốt yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi nước mắt.

Năm 19 tuổi, Sư xả tục xuất gia cùng Sư Pháp Thông ở Hạc Lâm thờ thiền sư Định Huệ ở chùa Quang Hưng làm thầy. Từ đây huyền học càng ngày càng tiến. Ngài Định Huệ an ủi và ấn chứng cho Sư.


Sư Phụ giải thích, ngài Huệ Sinh đọc kinh sách Phật đến chỗ cốt yếu thường xúc động rơi nước mắt, là biểu hiện Sư có túc căn từ trong kiếp quá khứ, Sư đã từng có đọc kinh sách Phật.

Sau đó, Sư lê gót khắp tùng lâm tham vấn đầy đủ yếu chỉ thiền. Rồi trụ ở Trà Sơn, ngọn núi Bồ Đề. Mỗi lần Sư vào thiền định ít ra cũng 5 ngày, thời nhân gọi Sư là nhục thân Đại sĩ.


Sư Phụ giải thích:
-theo khoa học hiện đại, khi vào thiền định, về sinh học, mọi hoạt động trong cơ thể dừng lại, không tốn năng lực nên không có nhu cầu.
-theo giáo lý của Đức Phật, thiền duyệt thực nuôi thân ngũ uẩn. Khi xả thiền thì cơ thể hoạt động lại bình thường.


Sư Phụ kể trường hợp của một vị tăng ngồi thiền trên núi kéo dài cả vạn năm. Nhân lúc Ngài Huyền Trang đi lạc qua hang động của vị tăng thấy như tượng gỗ, ngài Huyền Trang gõ khánh, tiếng khánh vang ra thì thấy pho tượng gỗ nhúc nhích, vị tăng kể là Ngài ngồi thiền chờ Đức Phật Thích Ca ra đời. Ngài Huyền Trang cho biết Đức Phật đã nhập diệt hơn một ngàn hai trăm rồi. Vị tăng nói vậy thì ngài chờ Đức Phật Di lặc ra đời. Ngài Huyền Trang cung thỉnh vị tăng nên tái sanh vào một thân mới để hoằng dương Phật pháp và vị tăng theo lời khuyên của Ngài Huyền Trang tái sanh vào thân mới.

Vua Lý Thái Tông (1028-1054) nghe danh Sư, sai sứ đến mời Sư về kinh. Sư bảo Sứ rằng:
- Ông không thấy con vật đem tế lễ sao? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dẫn vào Thái miếu thì chỉ xin một chút sống cũng không được, huống là việc gì! Sư Phụ kể hiện nay ở vài nơi cũng còn tế thần linh bằng hình thức này.

Nói xong Sư từ chối không đi. Sau vì nhà vua cố ép bất đắc dĩ Sư phải đến cửa khuyết.
Sau khi đàm đạo với Sư, Vua rất kính phục, phong chức Nội cung Phụng Lăng và sắc Trụ Trì tại chùa Vạn Tuế gần thành Thăng Long.

Một hôm, nhân lễ trai tăng trong Đại nội, Vua hỏi:
-Trẩm nghĩ nguồn tâm của Phật Tổ, học giả các nơi tranh cải nhau mãi. Vậy xin các bậc thượng đức ở đây, mỗi vị tự thuật chỗ thấy của mình, để trẩm rõ cách dụng tâm của các ngài như thế nào?

Sư ứng thinh đọc kệ:
Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng Già vắng lặng.
Thuyền Bát Nhã rỗng không.
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.
Vua nghe qua càng mến phục.



Kính mời xem tiếp






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4718)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4292)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4445)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3824)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4778)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5728)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4608)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5587)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4513)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9510)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]