Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nụ cười thiền.

10/04/201312:44(Xem: 4704)
Nụ cười thiền.


Nụ cười Thiền viết bởi các Phật Tử Tây Phương
Tuệ Viên
sưu tầm và phỏng dịch

Lời giới thiệu: Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói đùa trào phúng. Người Tây Phương, nhất là người Mỹ hay có tính hài hước ưa dùng những chữ ý nghĩa bóng bảy để bông đùa vô hại (joke). Sau đây, ta hãy xem những lời lẽ bông đùa của những Phật Tử Tây Phương viết về Thiền. Nếu bạn đọc nào cảm thấy đây là những điều xúc phạm thì vui lòng bỏ qua cho, vì Đạo cũng có những nguồn vui ý nhị riêng của nó.

* Cỗ xe

Bất kể bạn đi xe lớn hay xe nhỏ (1), nếu bạn đậu lại không đúng cách, bạn sẽ bị câu xe đi và phạt vi cảnh.

(1) Góp ý: Trong danh từ nhà Phật xe lớn là Đại Thừa, xe nhỏ là Tiểu Thừa. Đại ý đây còn có nghĩa là dù ta tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa, nếu ta tu không đúng cách, thì sẽ nặng nghiệp.

(viết bở�i Arana Dey 24-7-1994)

* Tu đạo giống như xây nhà

Bạn phải bắc giàn để xây cất nhà. Khi xây cất nhà xong bạn có còn giữ lại những giàn đó không?�(2)

(2) Góp ý: Đây là lời ví kiểu mới hợp với đời sống hiện đại . Lời ví này này giống như lời ví dùng bè vượt qua sông, khi sang đến bờ bên kia , "đáo bỉ ngạn", thì ta có còn mang theo cái bè không?

(viết bởi Luke C Bairan 13-5-1994)

* Cái ngã

Cái "ngã" (3) giống như những ổ gà làm bạn chậm tiến trên con đuờng tới Niết Bàn.

(3) Góp ý: Đúng! Cái "ta" đúng là những chướng ngại lớn nhất đã cản trở con đuờng tu của chúng ta để đạt tới chốn Niết Bàn thanh tịnh.

(do [email protected] góp nhặt)

* Công án Thiền

Các công án Thiền vẫn giữ ý nghĩa như vậy mỗi ngày không?

(viết Anthony Smith 26-7-1995)

* Ăn Chay.

Người Á Đông ăn chay thường dùng những rau, đậu, nhưng đa số lại thích nấu món ăn cho có mùi vị giống như những món thịt heo, thịt gà , thịt vịt và gọi tên nó là heo chay, gà chay, vịt chay.

Góp ý: Quả có đúng như vậy, chúng ta lấy tên các món thịt để gọi món chay. Ăn chay mà vẫn còn vọng tưởng tới các món mặn thì có còn là ăn chay không?

(do Allan Adasiak góp nhặt)

* Niết Bàn

Một người hỏi : Niết Bàn là gì? Vị thiền sư trả lời : Là chẳng có gì xảy ra kế tiếp đó.

* Nơi an lành

Người đệ tử : Xin Thầy chỉ cho con nơi an lành tịch mịch.

Thiền Sư : Nếu ta chỉ cho ngươi nơi đó, thì chốn đó không còn an lành tịch mịch nữa.

(viết bởi Neil Wood)

* Lòng từ bi

Tôi ăn chay trường đã được 5 năm. Ngày nọ tôi được gọi đến nhà mẹ tôi để dự tiệc Lễ Tạ Ơn. Mẹ tôi mang ra món gà tây, mà Bà đã nấu rất công phu. Tôi từ chối ăn thịt gà làm mẹ tôi nổi giận la hét om sòm vì bà cất công sửa soạn cả hai ngày nay cho món đặc biệt đó. Cuối cùng, tôi cũng mủi lòng và mở rộng lòng từ bi : Tôi đã ăn gà tây!!!

(viết bởi Sue Franklin)

* Lòng rộng lượng.

Mỗi buổi sáng, tôi tập làm một việc bác ái là tôi tự cho tôi một tờ 5 dollars, tiêu biểu cho hành động rộng lượng, từ bi giúp đỡ kẻ khác. Tôi cũng đã nhận tờ giấy 5 dollars trong tinh thần "không có cái cho và cái nhận". Rồi tôi tự tát má nhẹ một cái. Thế là thân tâm hớn hở thanh thản cả ngày!

Nhưng sáng nào trong ví không có tờ 5 dollars thì tôi tát má tôi một cái thiệt mạnh!!

(viết bởi Rob Young ngày 10-7-1995)

* Thiền sư giỏi nổi tiếng nhất.

- Xin Anh vui lòng cho tôi biết tên vị Thiền sư giỏi nổi tiếng nhất?

- Sắc Không.

Góp ý: Đúng vị Thiền Sư giỏi nhất chính là "Sắc Sắc, Không Không". Tiếng Anh có thể gọi là Master M.T.Ness.

* Sách Thiền.

Người nọ bước vào tiệm sách kia, tiến tới gian sách New Age, anh ta không tìm thấy quyển sách nào nói về Thiền. Anh ta liền hỏi cô bán hàng : Thưa Cô, tại sao nơi đây không có sách Thiền. Cô bán hàng trả lời : có lẽ tiệm sách này tuân theo tôn chỉ của Thiền là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền " !

Góp ý: Thiền là vô văn tự, sao còn có sách !

* Thăm Thiền Viện

Thầy Buddhadasa Bhikkhu (ở Thái Lan) càng ngày càng nổi tiếng, hàng đoàn xe bus tấp nập chở Phật Tử tới viếng thăm Thiền Viện. Than phiền về hành động của một số Phật Tử tới thăm Thiền Viện như thăm những công viên giải trí , Thầy nói : "Đôi khi, tôi có cảm tưởng nhiều người ngừng lại nơi đây vì họ cần dùng những tiện nghi công cộng giải quyết nhu cầu." (ý nói là nhà vệ sinh).

* Công án Thiền.

Ngày xưa tại Hội Linh Sơn, đông đủ tứ chúng hội họp, để nghe Đức Phật thuyết giảng. Bỗng nhiên , đức Phật đưa ra một nhánh hoa, rồi Ngài quan sát phản ứng các đệ tử. Duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp tủm tỉm cuời . Rồi Đức Phật truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp và Ngài Ca Diếp trở nên tổ sư ngành Thiền.

Nếu ngày đó, Đức Phật đưa cái bình bát lên, thì đệ tử nào sẽ cười và ngộ?

Sau đây là một vài câu chuyện vui dùng chữ Việt :

* Dùng chữ:

Thiền sinh nọ nói : Tôi thích "vô" hơn là "không"

Góp ý : Trong danh từ Phật học, Vô là chữ nho, Không là chữ nôm na, cùng một nghĩa cả. Câu này đại ý muốn nói đến ý : tôi thích dùng chữ "vô" hơn là chữ "không". Ở đây còn lối dùng chữ mang hai nghĩa vui đùa vì chữ vô trong tiếng Việt là có nghĩa là đi vào nữa. Thành ra câu nói trên còn có nghĩa nữa là tôi thích đi vào hơn là không đi vào.

* Ngộ

Một Phật Tử gốc Hoa nói :

"Ngộ" cũng thấy " ngộ"� khi "ngộ" được lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.

Góp ý: Chữ Ngộ có nhiều nghĩa . Ô�ng này là người Hoa , nên chữ Ngộ thứ nhất người Hoa (Quảng Đông) dùng chữ� ngộ là tôi. Chữ Ngộ thứ hai , có nghĩa là vui vui, ngộ nghĩnh, chữ thường dùng trong Nam. Chữ Ngộ thứ ba có nghĩa là giác ngộ, tìm kiếm ra chân lý. Vậy ý nghĩa câu trên có ý : Tôi cảm thấy sung sướng khi tìm ra chân lý của lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.

* Nát Bàn.

Ông nọ hay uống ruợu, cầm chai rượu đưa lên miệng tu ừng ực, rồi sau đó nát rượu nói lảm nhảm, về việc tu hành trong đạo Phật. Người bạn thấy thế nói :

- Anh à, anh mà tu gì! tu kiểu của anh thì chỉ có lên cõi "Nát" bàn mà thôi!

Góp ý: Tu có nghĩa là tu tâm sửa tính như trong đạo Phật, nhưng còn có nghĩa người ta không dùng ly mà mang nguyên chai lên miệng mà uống. Uống rượu say xưa nói lảm nhảm thì gọi là nát rượu. Ngày xưa , ngoài Bắc các cụ dịch chữ Nirvana, phiên âm từ chữ Hán sang chữ Việt là Nát Bàn , sau này người ta mới thống nhất phiên dịch là Niết Bàn.

Công án thời đại mới

* Tu Thiền

Bà thương gia giàu có nọ thường giao thiệp chơi hụi. Khi về già Bà chăm nghe băng giảng và có ý muốn tu Thiền. Một hôm Bà hỏi vị Thiền Sư :

- Thưa Thầy, con phải tu thiền như thế nào?

Vị Thiền Sư trả lời :

- Bà phải chăm lo nghe băng giảng, tụng kinh và áp dụng nó vào việc tu thân, sửa mình, thức tỉnh trong cuộc sống, còn như bà "tu thiền mà hát nhầm chỗ" thì không bao giờ đạt được kết quả.

- Thưa Thầy, Thầy nói sao, tu thiền mà lại hát ?

- Bà cứ về nghĩ kỹ mà xem !

Bà nọ ra về với đầy thắc mắc về câu nói của Thiền Sư.

Góp ý: Thiền Sư bảo bà thương gia nọ " tu thiền mà hát nhầm chỗ " nghĩa là chữ "h" của chữ "Thiền" viết nhầm chỗ sang chữ "Tu", thì thành ra "Thu Tiền". Thiền Sư ý nói bà chỉ lo "thu tiền" hụi thì làm sao tu được!

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cứ tập gạt bỏ mọi ý nghĩ về "Thiền Không Hát" (tiền), mà phải chú tâm thực thụ vào "Thiền có hát" (Thiền) thì chúng ta mới sống tỉnh thức, thấy được một phần Chân Tâm.

Tuệ Viên sưu tầm

- o0o -


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4282)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4439)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3822)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4776)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5722)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4602)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5577)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4509)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9501)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
10/04/2013(Xem: 4513)
Sừng sững trên cánh đồng lúa chiêm vùng bắc ngạn sông Đuống, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tụ hội năm ngọn núi khôi vĩ Ma Khám...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]