Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

29/08/202109:23(Xem: 15454)
18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️


259_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Van Hanh


Kính bạch Sư Phụ,

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 262 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch Covid (đầu tháng 5-2020).

 

Hôm nay chúng con học 2 vị thiền sư:

1-Thiền Sư Định Huệ, thuộc đời thứ 12 dòng Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Khúc, quê ở Cẩm Điền, Phong Châu. Lúc đầu, Sư cùng thiền sư Vạn Hạnh thờ Thiền Ông Đạo Giả làm thầy, và được truyền tâm ấn.


Sau Sư về trụ trì ở chùa Quang Hưng, làng An Trình, phủ Thiên Đức.


Khi sắp tịch, Sư trao pháp ấn lại cho đệ tử là Lâm Huệ Sinh.

 

Thầy Chúc Hiền có làm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Định Huệ như sau:

Sanh thời đảnh lễ đức Thiền Ông
Tổ ấn thừa đương quyết một lòng
Tấn đạo nghiêm thân truyền giáo pháp
Tu thiền nhập định xiễn tông phong
Quang Hưng thạch trụ gương tâm sáng
Định Huệ thiền sư giới đức trong
Mọi nẻo đi về thơm suối đạo
An Trinh Thiên Đức rạng thiền tông.

  


2- Thiền Sư Vạn Hạnh, thuộc đời thứ 12 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài là Sư Phụ của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước khi khai sáng triều đại nhà Lý (kéo dài 216 năm).


Thiền Ông Đạo Giả có hai đệ tử đắc pháp là thiền sư Định Huệ và thiền sư Vạn Hạnh.


Sư phụ giải thích:

Thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, có công dạy dỗ Lý Công Uẩn mở ra triều đại nhà Lý đem lại vinh quang cho lịch sử nước Việt.

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp, gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã thông minh khác thường, thông suốt Tam học và nghiên cứu Bách Luận, mà vẫn xem thường công danh phú quý.

 

Sư phụ giải thích:
Thiền Sư Vạn Hạnh thông suốt tam học (giới, định và tuệ) và nhất là có duyên nghiên cứu Bộ Bách Luận (2 quyển) do Tổ Sư Ấn Độ thứ 15 Ca Na Đề Bà (Āryadeva/Kanadeva) ở Ấn Độ biên soạn vào thế kỷ thứ ba được Bồ tát Thế Thân chú thích, ngài Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán năm 404, kế thừa tư tưởng trong Trung Luận của Bồ tát Long Thọ dùng nghĩa không, vô ngã …của Phật giáo đại thừa để phá kiến chấp của ngoại đạo.
Ngài Ca Na Đề Bà tác giả bộ Bách Luận là đệ tử và đắc pháp với Tổ Sư Long Thọ (Nagarjuna, Tổ 14). Sư Phụ có nhắc lại câu chuyện của ngài Ca Na Đề Bà khi đi hoằng pháp qua một thành phố đã độ được cho La Hầu La Đa  (Rahulata) đã ăn một thứ nấm do một tỳ kheo đầu thai để trả nợ, La Hầu La Đa phát tâm xuất gia tu và trở thành một vị tổ thứ 16 của Phật giáo ở Ấn Độ.


Kính mời xem tiếp





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4718)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4292)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4445)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3824)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4778)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5728)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4608)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5587)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4513)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9510)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]