Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Huệ Sinh (Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼

19/08/202113:47(Xem: 22478)
Thiền sư Huệ Sinh (Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼




Thiền sư Huệ Sinh
(Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)
🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼


Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng

Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh







Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Huệ Sinh, ngài thuộc đời thứ 13, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và là đệ tử của thiền sư Định Huệ. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 274 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư họ Lâm tên Khu quê làng Đông Phù Liệt, dòng dõi Lâm Phú ở Trà Sơn, Vũ An. Cha Sư tên Khoáng kết duyên với con gái nhà họ Quách, vì theo quê vợ nên lập nghiệp ở làng Phù Liệt. Sư có hai anh em, người anh cả làm quan đến chức Thượng thơ Binh bộ Viên ngoại.

Sư tướng mạo khôi ngô biện luận lưu loát, lại nổi tiếng văn hay, chữ tốt, vẽ khéo. Ngoài sở học Nho, Sư nghiên cứu sách Phật, chư kInh bách luận không bộ nào chẳng qua mắt Sư. Mỗi khi luận đến chỗ cốt yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi nước mắt.

Năm 19 tuổi, Sư xả tục xuất gia cùng Sư Pháp Thông ở Hạc Lâm thờ thiền sư Định Huệ ở chùa Quang Hưng làm thầy. Từ đây huyền học càng ngày càng tiến. Ngài Định Huệ an ủi và ấn chứng cho Sư.


Sư Phụ giải thích, ngài Huệ Sinh đọc kinh sách Phật đến chỗ cốt yếu thường xúc động rơi nước mắt, là biểu hiện Sư có túc căn từ trong kiếp quá khứ, Sư đã từng có đọc kinh sách Phật.

Sau đó, Sư lê gót khắp tùng lâm tham vấn đầy đủ yếu chỉ thiền. Rồi trụ ở Trà Sơn, ngọn núi Bồ Đề. Mỗi lần Sư vào thiền định ít ra cũng 5 ngày, thời nhân gọi Sư là nhục thân Đại sĩ.


Sư Phụ giải thích:
-theo khoa học hiện đại, khi vào thiền định, về sinh học, mọi hoạt động trong cơ thể dừng lại, không tốn năng lực nên không có nhu cầu.
-theo giáo lý của Đức Phật, thiền duyệt thực nuôi thân ngũ uẩn. Khi xả thiền thì cơ thể hoạt động lại bình thường.


Sư Phụ kể trường hợp của một vị tăng ngồi thiền trên núi kéo dài cả vạn năm. Nhân lúc Ngài Huyền Trang đi lạc qua hang động của vị tăng thấy như tượng gỗ, ngài Huyền Trang gõ khánh, tiếng khánh vang ra thì thấy pho tượng gỗ nhúc nhích, vị tăng kể là Ngài ngồi thiền chờ Đức Phật Thích Ca ra đời. Ngài Huyền Trang cho biết Đức Phật đã nhập diệt hơn một ngàn hai trăm rồi. Vị tăng nói vậy thì ngài chờ Đức Phật Di lặc ra đời. Ngài Huyền Trang cung thỉnh vị tăng nên tái sanh vào một thân mới để hoằng dương Phật pháp và vị tăng theo lời khuyên của Ngài Huyền Trang tái sanh vào thân mới.

Vua Lý Thái Tông (1028-1054) nghe danh Sư, sai sứ đến mời Sư về kinh. Sư bảo Sứ rằng:
- Ông không thấy con vật đem tế lễ sao? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dẫn vào Thái miếu thì chỉ xin một chút sống cũng không được, huống là việc gì! Sư Phụ kể hiện nay ở vài nơi cũng còn tế thần linh bằng hình thức này.

Nói xong Sư từ chối không đi. Sau vì nhà vua cố ép bất đắc dĩ Sư phải đến cửa khuyết.
Sau khi đàm đạo với Sư, Vua rất kính phục, phong chức Nội cung Phụng Lăng và sắc Trụ Trì tại chùa Vạn Tuế gần thành Thăng Long.

Một hôm, nhân lễ trai tăng trong Đại nội, Vua hỏi:
-Trẩm nghĩ nguồn tâm của Phật Tổ, học giả các nơi tranh cải nhau mãi. Vậy xin các bậc thượng đức ở đây, mỗi vị tự thuật chỗ thấy của mình, để trẩm rõ cách dụng tâm của các ngài như thế nào?

Sư ứng thinh đọc kệ:
Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng Già vắng lặng.
Thuyền Bát Nhã rỗng không.
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.
Vua nghe qua càng mến phục

Sư Phụ giải thích:
-Pháp gốc là chỉ cho chân tâm, là Như Lai Tạng, là Phật tánh, Pháp gốc như không pháp là ý nói chân tâm, cái biết và cái thấy không có hình tướng (không pháp) nhưng luôn hằng có trong tất cả chúng sanh vạn loài, thì chúng sanh và Phật cùng đồng.

-Trăng Lăng Già là chỉ cho chân tâm Phật tánh.

- Thuyền Bát Nhã rỗng không, không phải là thuyền rỗng, thuyền không đáy như nhiều người hiểu sai, mà chính là thuyền trí tuệ giúp đưa hành giả qua bên kia bờ giác ngộ giải thoát. Nhờ trí tuệ Bát Nhã nhận ra được thân này là giả có nên đạt được Chánh định thong dong.


Vua nghe qua càng mến phục, phong Sư chức Đô tăng lục. Đến đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), lại thăng Sư chức Tả nhai đô Tăng thống, ngang với tước Hầu.

Niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ năm (1063). Sư sắp tịch, liền hợp chúng nói kệ:
Nước lửa ngày hỏi nhau,
Nguyên do chưa thể bàn.
Đáp anh không nơi chốn,
Tam tam lại tam tam.
Xưa nay kẻ tham học,
Người người chỉ về Nam.
Nếu người hỏi việc mới,
Việc mới ngày mùng ba.
Nói xong, Sư tắm gội, thắp hương, vào giửa đêm lặng lẽ viên tịch.

Sư Phụ giải thích,
- Nước lửa ngày hỏi nhau, chỉ cho thân tứ đại xung đột nhau đưa đến bệnh, không thể giải thích. Còn hỏi việc mới, ngài bảo việc mới sẽ xảy ra vào ngày mùng ba, đó cũng là ngày Sư viên tịch, nhập vào pháp giới tánh.

Sư có soạn văn bia các chùa, Thiên Phúc, Thiên Khánh, Khai Quốc….
Các tác phẩm còn lưu hành:
-Pháp Sự Trai Nghi
- Chư Đạo Tràng Khánh Tán Văn,
- Hai bài kệ
….

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huệ Sinh do Thầy Chúc Hiền cúng dường.

 

Tướng mạo khôi ngô biện luận tài
Văn hay chữ đẹp vẽ rồng bay
Nho văn học hỏi tâm khao khát
Phật pháp nghiên tầm ý đắm say
Xả tục xuất gia chơn đạo hiển
Tu tâm dưỡng tánh diệu tâm bày
Hưng Quang một thuở trao hương ấn
Vạn Tuế thiền thơ cao vút bay ..!

 


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Huệ Sinh, ngài là vị thiền sư có túc căn từ bao kiếp nên khi đọc kinh sách Phật ngài thường rơi nước mắt. Sư thường nhập định ít ra cũng năm ngày. Nhân khi vua Lý Thái Tông hỏi cách dụng tâm, Sư nói kệ giải thích cái “Pháp Gốc” là cái thấy không có hình tướng, là chân tâm Phật tánh luôn có trong tất cả chúng sanh vạn loài, “chúng sanh cùng đồng Phật”.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   


274_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hue Sinh


Thiền Sư Huệ Sinh
(Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)
Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Huệ Sinh sau khi nghe một bài pháp thoại tuyệt vời trên cả tuyệt vời dài hơn 1:35 phút . Kính tri ân và đa tạ Thầy đã từ bi truyền trao về cái biết mà không động khi giảng về Pháp gốc trong bài kệ thị tịch và bài kệ trình vua theo cái nhìn Bát Nhã của Thiền Sư Huệ Sinh . Những mẫu chuyện Đạo, Đời và những ngữ lục chắc chắn sẽ thẩm thấu dần trong chúng đệ tử khi bài pháp thoại được tiếp tục trong mùa đại dịch này. Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy , HH



Bài kệ trình vua Lý Thái Tông của Thiền Sư Huệ Sinh rất sâu sắc  trong đó ta thấy rõ tính cách siêu việt cả KHÔNG và  CÓ
HT Thích Nhất Hạnh trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận : 
" Đây là một bài kệ rất sâu sắc thuộc loại siêu đẳng trong kho tàng văn hóa Phật giáo. Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh của Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm. "
HT Thích Thanh Từ : 
" Bài kệ truyền pháp của Phật ảnh hưởng đến bài kệ của ngài Huệ Sinh rất lớn. 
Xưa trên hội Linh Sơn Đức  Phật Thích Ca truyền pháp cho Tổ Ma Ha Ca Diếp qua bài kệ:
            Pháp bổn pháp vô pháp,
            Vô pháp pháp diệt pháp.
            Kim phó vô pháp thời,
            Pháp pháp hà tằng pháp." 
Kính ngưỡng vọng ....
Thiền Sư Huệ Sinh rốt ráo liễu tri Pháp Bổn (1) 
Siêu Việt Hữu Vô do nhiều kiếp túc căn (2) 
Chư kinh Bách Luận, cốt tủy  Phật  Pháp ....
...lệ rơi mãi khó ngăn ! 
Danh gia vọng tộc xuất gia thờ minh sư Định Huệ (3) 


Nối pháp , huyền học do liễu thông Bát Nhã Tuệ (4) 
Không màng danh lợi ... Vua thuyết phục ....vào Cung (5) 
Tả Nhai Tăng Thống ...Triều đại Lý Thánh Tông (6) 
Kính đa tạ Giảng Sư ...biện tài diễn giải siêu đẳng
Chuyện Khuy Cơ, Tuệ Trung Thượng Sĩ ...đến 
....tư tưởng  ham danh thế trong đời nhầm lẫn (7-8-9) 
Để nhận ra yếu chỉ bài kệ thị tịch là gì ? (10) 
"Đừng cõng Phật đi tìm Phật" vọng tưởng ích chi ? 
CÁI BIẾT MÀ KHÔNG ĐỘNG ..ấy là PHẬT TÁNH (11) 


Vọng tâm điên đảo từng sát na cần tránh !!!!!
Nam Mô Thiền Sư Huệ Sinh tác đại chứng minh 



Huệ Hương 
Melbourne 19/8/2021 

(1)

Một hôm trong ngày trai tăng trong Đại nội, vua hỏi:

- Trẫm nghĩ nguồn tâm của Phật Tổ, học giả các nơi tranh cãi nhau mãi. Vậy xin các bậc thượng đức ở đây, mỗi vị tự thuật chỗ thấy của mình, để trẫm rõ cách dụng tâm của các Ngài thế nào ?

Sư ứng thinh đọc kệ:

          Pháp gốc như không pháp,

          Chẳng có cũng chẳng không.

          Nếu người biết pháp ấy,

          Chúng sanh cùng Phật đồng.

          Trăng Lăng-già vắng lặng

          Thuyền Bát-nhã rỗng không.

          Biết không, không giác có

          Chánh định mặc thong dong.

          (Pháp bản như vô pháp       

          Phi hữu diệc phi vô  

          Nhược nhân tri thử pháp     

          Chúng sanh dữ Phật đồng.  

          Tịch tịch Lăng-già nguyệt   

          Không không độ hải chu.    

          Tri không, không giác hữu  

          Tam-muội nhậm thông châu.)

Vua nghe qua càng mến phục, phong Sư chức Đô Tăng Lục.

HT Thích Thanh Từ dạy về Pháp Bổn 

“Pháp bổn như vô pháp, phi hữu diệt phi vô”. Pháp gốc như không có pháp, chẳng phải có cũng chẳng phải không. Chữ pháp nghĩa là Cái, trong đạo Phật thường dùng chỉ cho những hiện tượng sự vật có hình tướng như: cái bàn, cái tách, cái dĩa, cái nhà, cái chùa…đó là nghĩa hẹp. Còn nghĩa rộng thì Pháp là pháp giới tánh, hay pháp tánh, không hình không tướng trùm khắp tất cả, không có một vật nào ở ngoài nó. Chữ Pháp trong bài này chỉ cho pháp tánh, Pháp tánh hay pháp gốc không phải là cái gì cả, nó không phải có mà cũng không phải không, tức là nó không hình tướng mắt có thể thấy, tay có thể sờ mó được, nhưng cũng không phải là không ngơ.

Thế nên ở đây nói pháp bổn tức là tâm thể hằng giác của con người, nó là cái gốc hay sanh muôn pháp. Pháp bổn không có hình tướng, mắt không thấy tay không sờ mó được, nhưng lúc nào cũng hiện hữu, do đó nói như không như phải pháp mà là pháp. tại sao? Vì thiếu nó không thể được. Người nào biết được pháp gốc thì người ấy tuy là chúng sanh nhưng đồng với chư Phật 

(2) Sư tướng mạo khôi ngô biện luận lưu loát, lại nổi tiếng văn hay, chữ tốt, vẽ khéo. Ngoài giờ học Nho, Sư nghiên cứu sách Phật, chư kinh bách luận không bộ nào chẳng qua mắt Sư. Mỗi khi luận đến chỗ cốt yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi nước mắt.

 Có lẽ Ngài  thuộc vào trường hợp sau vì đã từng trong nhiều kiếp học kinh Phật và mang ân Đức Phật 

Khi niệm Phật nhất tâm, lạy Phật thì Phật tử hay khóc, vậy mình phải xem trạng thái của mình khóc thế nào.

-Khi mình khóc mà thấy những ân hận buồn tủi thì mình phải sám hối vì mình có cái nghiệp mình đã chê bai Phật pháp, Tam Bảo. 

-Hay mình khóc mà tâm hân hoan. Khi mình lễ Phật mà mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc trào dâng nước mắt thì tố

Đọc đoạn Kinh ấy Phật dạy cho mình, thấy ơn Phật lớn quá, cảm động khóc, chảy nước mắt vì hạnh phúc. Hạnh phúc khóc điều đó là có

(3) Sư họ Lâm tên Khu quê làng Đông Phù Liệt, dòng dõi Lâm Phú ở Trà Sơn, Vũ An. Cha Sư tên Khoáng kết duyên với con gái nhà họ Quách, vì theo quê vợ nên lập nghiệp ở làng Phù Liệt. Sư có hai anh em, người anh cả làm quan đến chức Thượng Thơ Binh Bộ Viên Ngoại Lang và Sư.

Năm 19 tuổi, Sư xả tục xuất gia cùng Sư Pháp Thông ở Hạc Lâm thờ Thiền sư Định Huệ ở chùa Quang Hưng làm thầy. 

Từ đây, huyền học càng ngày càng tiến. Định Huệ an ủi và ấn chứng cho Sư.

Hành trạng Thiền Sư Định Huệ ( theo Thiền Sư Việt Nam của HT Thanh Từ ) 

Sư họ Khúc quê ở Cẩm Điền, Phong Châu. Lúc đầu, Sư cùng Thiền sư Vạn Hạnh thờ Thiền Ông Đạo Giả làm thầy, và được truyền tâm ấn. Sau Sư về trụ trì ở chùa Quang Hưng, làng An Trinh, phủ Thiên Đức.

Khi sắp tịch, Sư trao Pháp ấn lại cho đệ tử Lâm Huệ Sinh

(4) 

Sư Ông Làng Mai đã kể xuất xứ vì sao có bài  kệ tuyệt luân này ....trong Việt Nam Phật giáo Sử Luận như sau : 

Siêu Việt HỮU VÔ  Thiền sư Huệ Sinh (mất năm 1063) thuộc thế hệ thứ 13 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng được phong Tăng Thống, trong một kệ trình vua Lý Thái Tông đã nói rõ về quan niệm siêu việt hữu vô của thực tại. 

Một hôm vua Lý Thái Tông mời các cao tăng thọ trai; nhân dịp vua xin mỗi người một bài thi kệ ngắn để tỏ bày kiến giải về đạo Phật. 

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì vua đã làm xong một bài kệ như sau:

Bát Nhã vốn không tông

Nhân không, ngã cũng không

Ba đời các đức Phật

Pháp tính vốn chung đồng.

(Bát Nhã chân vô tông

Nhân không ngã diệc không

Quá hiện vị lai Phật

Pháp tính bản lai đồng.)

Bài kệ nói về bản tính không (sūnyata) của nhân, của ngã, của tông Bát nhã và của cả các chư Phật trong hiện tại và vị lai. Tuy vậy Bài kệ có tính cách lặp lại những kiến thức thu lượm được trong kinh Bát Nhã. 

Thiền sư Huệ Sinh liền trình vua bài kệ sau đây, trong đó ta thấy rõ tính cách siêu việt cả không và hữu:

Pháp cũng như vô – pháp

Không hữu cũng không không

Nếu đạt được lẽ ấy

Chúng sinh với Phật đồng.

Trăng Lăng Già lặng chiếu

Thuyền vượt biển trống không

Không cũng không như có

Định Tuệ chiếu vô cùng.

(Pháp bản như vô pháp

Phi hữu diệc phi không

Nhược nhân tri thử pháp

Chúng sinh dữ Phật đồng

Tịch tịch Lăng Già nguyệt

Không không độ hải chu

Tri không không, giác hữu

Tam muội nhiệm thông châu.)

Đây là một bài kệ rất sâu sắc thuộc loại siêu đẳng trong kho tàng văn hóa Phật giáo. Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh của Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm. 

Thiền sư Huệ Sinh đã bắt đầu bằng quan niệm pháp (sự vật) phù hợp với tinh thần Bát nhã: 

nếu pháp là một sự tập hợp của nhiều điều kiện và không có một bản chất hay tự tính trong bản thân nó, thì pháp ngang với vô pháp, 

và vì vậy những thuộc tính hữu và không không thể gán cho nó được (pháp cũng như vô pháp, không hữu cũng không không). 

Nếu đạt được chân lý đó – đạt bằng thực chứng mà không phải nắm bắt bằng khái niệm – thì sẽ không thấy gì khác nhau giữa chúng sinh (người không giác ngộ) và Phật (người giác ngộ) nữa. 

Riêng HT Thanh Từ thì 

Người nào dùng trí tuệ Bát Nhã chiếu soi thấy rõ ngã  không và pháp không thì người đó cỡi thuyền vượt qua biển trầm luân sanh tử. Chúng ta tu là phải thấy rõ năm uẩn này không thật, tức là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Thấy thân năm uẩn này không có thật thể, đó là ngã không, thấy các pháp duyên hợp không có tự tánh đó là pháp không, thấy như thế mới qua được biển trầm luân sanh tử. Biển trầm luân sanh tử bằng trí tuệ Bát Nhã. Ngài dạy chúng ta tu trước hết phải có định và tuệ. Song muốn có định tuệ phải làm sao? Phải phá chấp ngã và chấp pháp.

(5) Vua Lý Thái Tông (1028-1054) nghe danh Sư, sai sứ đến mời về kinh. 

Sư bảo sứ rằng:

- Ông không thấy con vật đem tế lễ sao? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dẫn vào Thái miếu thì chỉ xin một chút sống cũng không được, huống là việc gì !

Nói xong, Sư từ chối không đi. 

Sau vì nhà vua cố ép bất đắc dĩ Sư phải đến cửa khuyết. Sau khi đàm đạo với Sư, vua rất kính phục, phong chức Nội Cung Phụng Tăng và sắc Trụ trì tại chùa Vạn Tuế gần thành Thăng Long.

Bấy giờ, các vương công như: Phụng Càn Vương, Uy Vũ, Hỉ Từ, Thiện Huệ Chiêu Khánh, thái tử Hiến Minh, Thượng tướng Vương Công Tại, Thái sư Lương Văn Nhậm, Thái bảo Đào Xử Trung, Tham chánh Kiều Bồng v.v... đều tới lui thưa hỏi đạo lý với Sư.

(6) Đến đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), lại thăng Sư chức Tả Nhai Đô Tăng Thống, ngang với tước Hầu.

(7) 

Sau đó, Sư lê gót khắp tùng lâm tham vấn đầy đủ yếu chỉ Thiền.Rồi trụ ở Trà Sơn, ngọn núi Bồ Đề .Mỗi lần Sư vào Thiền định ít ra cũng năm ngày. Thời nhơn gọi Sư là nhục thân Đại sĩ.

Khiến ta liên tưởng đến chuyện Ngài Khuy Cơ 

 

Trích đọan ......

Ông vẫn tiếp tục ngồi thiền. Lần đầu, ông ngồi được nửa giờ thì đổi chân, sau đó kiên trì luyện tập ngồi được một tiếng, rồi đến một tiếng rưỡi, hai tiếng. Cứ luyện tập như thế, về sau mỗi lần ngồi ông có thể ngồi được mấy ngày hoặc mấy tháng, thậm chí mấy năm cũng không có vấn đề gì. Bắp chân của ông cuối cùng đã phải chịu thua. Trải qua một thời gian dài ngồi thiền, ông không còn quan tâm đến khái niệm thời gian nữa, một lần ngồi là nhập định cả mấy mươi năm. Ngồi suốt mấy mươi năm, ông đứng dậy đổi chân rồi lại ngồi tiếp, ngồi đợi Đức Phật Thích-ca ra đời giúp Ngài hoằng dương Phật pháp. Vì ông ta thích nhập định nên ở luôn trong định không dậy. Lần này vào định ở luôn trong ấy suốt mấy nghìn năm, quần áo trên người đều đã mục nát, mặt đầy bụi đất, tóc trên đầu cũng bị chim dùng làm tổ. Ông tuy là người nhưng nhìn chẳng khác gì một pho tượng, không biết ông đã ngồi như thế bao nhiêu năm.

Đến đời Đường, Pháp sư Huyền Trang đi Ấn Độ thỉnh kinh, trên đường gặp vị hành giả này. Lúc ấy y phục trên thân ông đã rách đến độ không thể rách thêm được nữa. Bụi đất bám trên y phục, trên mặt, trên đầu thành một lớp rất dày. Pháp sư Hulyền Trang bèn đánh lên một hồi khánh dài để gọi ông tỉnh dậy. Keng! Vị hành giả già ấy đã tỉnh

........

- Tôi ở đây đợi Đức Phật Thích-ca ra đời sẽ đến giúp Ngài hoằng dương Phật pháp.

- Ồ! Tôn giả nhập định đã ở trong đó quá lâu suốt mấy nghìn năm. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã nhập niết-bàn hơn một nghìn năm rồi mà Tôn giả vẫn còn đợi Ngài xuất thế ư! Pháp sư Huyền Trang nói.

- Này Tôn giả, Tôn giả đừng nên nhập định nữa. Tuy Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nay đã nhập niết-bàn, nhưng Phật pháp vẫn còn ở thế gian, Tôn giả hãy giúp tôi hoằng dương Phật pháp.

- Tôi giúp Ngài hoằng dương Phật pháp như thế nào? Ngài là ai?

- Tôi là người xuất gia ở triều Đường, pháp danh Huyền Trang, nay tôi chuẩn bị đến Ấn Độ thỉnh pháp bảo của Phật. Đợi tôi thỉnh kinh về nhất định phải có người giúp tôi hoằng dương Phật pháp. Tôn giả đã nhập định đợi ở đây nhiều năm như thế, việc gì cũng chẳng làm thật là đáng tiếc. Tôn giả hãy đến giúp tôi hoằng dương Phật pháp nhé!

Xin xem tiếp Tiền thân và nhân duyên xuất gia của pháp sư Khuy Cơ ( trang nhà quảng đức) tác giả HT Tuyên Hoá 

(8)

Quan niệm về danh lợi của Tuệ Trung Thượng Sĩ 

          Ngày tháng xoay vần xuân lại thu,

          Xăm xăm tóc bạc đáp lên đầu

          Giàu sang, nhìn lại sóng chìm nổi 

          Năm tháng mang theo vạn hộc sầu.

          Danh lợi chưa từng xen giấc mộng 

          Công hầu chỉ thấy tợ xuân sang 

(9) Thảm kịch cô gái gốc Việt thuê sát thủ giết hại cha mẹ mình tại Canada đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh luôn tạo áp lực và đặt quá nhiều kỳ vọng lên người con trẻ.

Cha mẹ thường kể cho lũ trẻ ở nhà nghe những câu chuyện đáng sợ để răn đe các con mỗi khi chúng có thái độ không ngoan ngoãn. Vậy nhưng, câu chuyện về Jennifer Pan, một nữ sinh người Canada gốc Việt tự tay thuê sát thủ giết chết cha mẹ do áp lực học hành lại là một bài học đáng nhớ dành cho tất cả những ông bố, bà mẹ luôn ám ảnh với thành tích học tập của con cái.

Vào tháng 1/2015, Jennifer Pan (28 tuổi) đã bị tuyên án tù trung thân, không có cơ hội giảm án trong vòng 25 năm, vì thuê sát thủ giết chết cha mẹ tại nhà riêng ở Toronto, Canada. Sau vụ tấn công, mẹ của Pan đã thiệt mạng còn cha của cô may mắn thoát chết.......

(10) 

Niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ năm (1063), Sư sắp tịch, liền họp chúng nói kệ:

          Nước lửa ngày hỏi nhau,

          Nguyên do chưa thể bàn.

          Đáp anh không nơi chốn,

          Tam tam lại tam tam.

          Xưa nay kẻ tham học,

          Người người chỉ vì Nam.

          Nếu người hỏi việc mới,

          Việc mới, ngày mùng ba.

          (Thủy hỏa nhật tương tham 

          Do lai vị khả đàm.   

          Báo quân vô xứ sở  

          Tam tam hựu tam tam.       

          Tự cổ lai tham học  

          Nhân nhân chỉ vị Nam.       

          Nhược nhân vấn tân sự      

          Tân sự, nguyệt sơ tam.)     

Nói xong, Sư tắm gội, thắp hương, vào giữa đêm lặng lẽ viên tịch.

Sư có soạn văn bia các chùa: Thiên Phúùc, Thiên Thánh, Khai Quốc ở Tiên Du; Diệu Nghiêm, Báo Đức v.v. ở Vũ Ninh. Các tác phẩm: Pháp Sự Trai Nghi, Chư Đạo Tràng Khánh Tán Văn… vẫn còn lưu hành.

(11) - Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ".

Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.  

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

- Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

- Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

Chỗ nào nước và đất, lửa, gió không chấp trước, Tại đây sao không chói, Mặt trời không chiếu sáng, Tại đây trăng không chiếu, Tại đây u ám không, Khi ẩn sĩ Phạm chí, Tự mình với trí tuệ, Thể nhập vào Chánh pháp, Vị ấy được giải thoát Khỏi sắc và vô sắc, Khỏi an lạc, đau khổ. 

(Bản dịch của HT Minh Châu)

Phật Tánh là Chân Tâm là Như Lại Tạng là cái biết mà không động, cái gì có nương tựa là cái ấy có dao động là vọng tâm 

Khi cái biết không dao động thì có khinh an , thời không có thiên về nương dựa, thời không có đến đi, thời không có sinh tử tức đoạn diệt được vòng luân hồi 

Niết bàn được xem là đoạn triệt sinh tử luân hồi, tức là tận diệt gốc rễ của ba bất thiện nghiệp tham - sân -si, thanh tịnh tuyệt đối, do đó được xem là mục đích tu hành cứu cánh. Niết bàn trong Phật giáo không phải nói về một cõi cực lạc nào đó, mà là mô tả một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, tĩnh lặng, xóa bỏ vô minh, diệt tâm dục, chấm dứt mọi phiền não khổ đau. 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 21628)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 11901)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 8414)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 6561)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 4006)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 7224)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 2965)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 3170)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 52905)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 2996)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]