Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Yêu Của Lính

04/01/201118:03(Xem: 2989)
Người Yêu Của Lính

thieu nu

   Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.

   Chị Quỳnh Lộc học rất giỏi, giỏi đều mọi môn nên chị luôn đứng đầu lớp.Thỉnh thoảng lắm, chị mới xuống hạng nhì.Tuy giỏi đều mọi môn, nhưng môn luận văn, chị thường đề cập nhiều nhất. Có lẽ nhờ đó, tâm hồn chị lãng mạn, ướt át. Chị hay nói về văn chương thơ phú nhất là khi tới tuổi dậy thì. Chị say sưa nói về tình yêu mà đặc biệt tình yêu dành cho lính.Thời chiến mà!

   Đang tuổi học trò, trung học, chị chưa vấn vương hay có khái niệm gì để in sâu vào tâm hồn những anh sinh viên mà khung trời đại học vốn xa lắc xa lơ tận Huế, Sài Gòn. Còn những nam sinh trung học lảng vảng xung quanh chị, chị coi như...đàn em chưa xứng đáng cho chị để mắt đến. Cũng có nhiều anh lớp trên trồng cây si, cành lá đã sum sê, rễ dính chặt dưới đất, quấn quít chằng chịt bò tràn lan tới cửa nhà chị, làm vướng chân mỗi khi chị bước ra khỏi nhà, chị vẫn không xúc động mủi lòng còn thản nhiên nói “tránh chỗ cho chị đi chút em!”

   Đối với chị, người hùng của chị là lính, các anh lính hiên ngang mỗi khi có dịp hành quân ghé ngang đường phố; khi thì quần áo rằn ri, mũ đỏ, lúc thì bộ quân phục xanh màu lá rừng với chiếc nón sắt đội trên đầu thật oai hùng, nhưng khi không đội nữa, vứt đi, chị lấy giã cua cũng tiện! Rồi những bộ không quân màu da cam suông đuột áo liền quần, gói gọn dáng hình khỏe mạnh của các anh, vai rộng cho em tựa đầu, cao ráo cho em nép mình khi trời nắng hạn, trông vừa hấp dẫn gợi cảm, vừa oai phong lẫm liệt từng làm điên đảo hồn của các cô thiếu nữ trong đó có chị; đến những bộ đồng phục trắng toát thật mát mắt có yếm viền xanh màu nước biển của lính hải quân. Chị thường nói về cái yếm này, trông các anh bé bỏng như em bé mặc yếm khi ăn, thật dễ thương dễ nựng! Thậm chí đến mấy anh Xây Dựng Nông Thôn quần áo kiểu bà ba mộc mạc màu đen thui, trông xa như đàn kiến đen, với chị vẫn thấy có cái gì đó huyền bí thôi thúc chị khám phá...!

    Vâng, đối với chị Quỳnh Lộc chỉ có lính, lính Việt Nam Cộng Hòa mới có thể làm chao đảo lung lay hồn chị, tràn ngập tâm hồn cô nữ sinh đang tuổi dậy thì.

 

   Chị đã có cơ hội thỏ thẻ cùng các anh khi nhà trường có thông tư thông báo các nữ sinh viết thư thăm lính. Những bức thư của các em gái hậu phương gởi ra tiền tuyến mục đích xoa dịu vuốt ve nỗi mệt nhọc của các anh cùng khích lệ tinh thần các anh ngoài mặt trận, cố gắng chiến đấu không ngừng để bảo vệ Tự Do mang lại hòa bình thật sự cho đất  nước.

   Chị viết: “Anh thân yêu. Em, Quỳnh Lộc, viết lá thư này đến anh khi ngoài kia trời đang đổ cơn mưa. Những cơn mưa nặng hạt tưới xối xả lên mái tôn của lớp. Tiếng mưa lộp độp nhịp nhàng nghe như tiếng nhịp quân hành của các anh khi diễn hành trên đường phố.Và cũng là nhịp tim của em khi nghĩ đến các anh! Gió cũng từng cơn thổi về, lúc rít lên như tiếng đạn bay, lúc vi vu xuyên qua kẽ lá xào xạc như lời thì thầm của đôi cặp tình nhân. Họ cần xiết chặt nhau, tỏa hơi ấm để xua tan cái giá lạnh làm buốt thâú thịt da....Có nếm trải thời tiết như thế, em mới hình dung ra nỗi nhọc nhằn mà các anh đang gánh chịu. Em biết, giữa núi rừng hoang vu, trong chiếc poncho các anh cuộn mình như sâu đo rục rịch nhúc nhích để trườn mình len qua những đồi sim, những sườn núi khi đụng độ. Các anh nằm gai nếm mật, chịu bao điều khổ sở vất vả để chiến đấu đem sự an lành, tự do cho đất nước, cho chúng em an ổn học hành. Em biết nói sao để cảm kích tấm lòng dũng cảm của các anh...!

   Anh ạ, em rất mong có dịp anh về, để em cùng chúng bạn, các cô nữ sinh trong trắng có dịp đón mừng các anh, choàng lên cổ các anh vòng hoa chiến thắng. Những vòng hoa do chính chúng em kết.

   Em, Quỳnh Lộc, chào anh.Chúc anh mạnh giỏi. Hẹn anh ngày khải hoàn”.

   Kèm với những bức thư, các cô nữ sinh còn phải thêu khăn tay, tùy ý mẫu tự chọn, sao cho có ý nghĩa để gởi tặng các anh. Có cô thêu mái nhà tranh với mẹ già tỏ ý mẹ trông đợi con về; có cô thêu cành hoa mai, đóa hồng, bông cúc; một con chim bồ câu hay cả đàn chim sẻ tung bay giữa bầu trời quang đãng....Riêng chị Quỳnh Lộc, khác hẳn, chị tẩn mẩn thêu hình một anh lính chiến bên cạnh một nàng nữ sinh áo trắng tựa đầu lên vai anh. Bức hình thật gợi cảm tỏ bày tâm tình của nàng muốn trao thân gởi phận cho chàng. Chàng phải có bổn phận bảo vệ người yêu yếu đuối.

   Viết xong và thêu xong, chị đem sang nhà tôi khoe và giải thích như vậy. Còn tôi thì lúc đó “văn một cục, lời một hòn”chả biết văn chương là gì, bắt viết thì tôi viết cho lấy lệ để nộp bài, coi như trả món nợ đèn sách, chứ không biết gởi gắm tâm tình vào bức thư hay khăn thêu gì ráo.“Anh à, anh chiến đấu cho lẹ lẹ rồi về, anh nhá. Vợ con anh đang chờ. Mẹ già anh đang đợi. Bố anh thì đang trông. Còn lũ em anh thì đang ngóng (ngóng quà hay bánh, kẹo của người anh phương xa)...Chiến tranh gì mà lâu quá. Đánh nhau làm gì để lỗ đầu chảy máu vậy không biết, còn chết chóc nữa, dại thiệt đó, anh hén? Anh nhớ về sơm sớm nghen anh. Em tuy không là bà con họ hàng gì với anh, chỉ là một cô nữ sinh ngây thơ vô...(số) tội, còn cắp sách đi học, nhưng vì có lịnh của nhà trường viết thư thăm lính, nên cũng viết cho anh vài chữ, anh đọc cho đỡ buồn. Chúc anh mạnh giỏi. Thôi chào anh nghen”. Đại loại tôi viết như vậy, rồi đưa cho chị Quỳnh Lộc đọc và sửa cho tôi. Chị ném bức thư tôi vào sọt rác, trề môi chê tới chê lui sao mà khô khan như cơm cháy! Viết như vậy bố ai mà sửa nổi, vứt đi thôi rồi viết cái khác.Thế là vừa nói chị vừa vò viên bức thư, vứt, không cần hỏi ý kiến...tác giả! Độc tài thiệt! Dân chủ ở đâu vậy trời?! Rồi lẹ làng, chị ngoáy giùm tôi một bức thư khác thật dài làm như văn chương chị đang sẵn một bụng. Mà đúng một bụng thật, cho nên, chỉ một lúc chị đã thổ lộ hết tâm tư của chị vào bức thư, tuôn ra lai láng như giòng suối chảy không bao giờ cạn: “Em viết thư thăm anh, những anh lính chiến oai hùng, khi đang ngồi trong lớp học và ngoài kia trời đang đổ nắng. Những cơn nắng như thiêu như đốt làm…cháy trái tim em khi nghĩ đến các anh. Và giòng máu đang chảy trong cơ thể em cũng đang sôi lăn tăn, nồng nàn như tình em dành cho anh!

   Anh ạ, không thể tả nổi niềm hân hoan sung sướng của chúng em như thế nào khi được phép viết thư cho anh, cho... đàn ông, con trai, đó là điều bao lâu, người con gái yểu điệu yêu kiều thục nữ đàng hoàng như em bị cấm kỵ.Vâng, lần này, em được cho phép, thông tư nhà trường công khai cho phép anh ạ. Thế là em có cơ hội ngàn năm một thuở để thỏ thẻ bao lời mà bao lâu nay em luôn nghĩ đến mà không dám nói ra, hay viết ra. Rằng, em, con bé nhóc tì tóc vấn đuôi gà mà có bản nhạc nào đó thường hát, này cô bé có cái đuôi gà, ồ không, này cô bé Bắc kỳ nho nhỏ xinh xinh...để thưa với anh rằng, từ lâu em rất quí mến các anh, ngưỡng mộ các anh, những người trai xứ Việt dũng cảm lăn xả vào đạn bom để bảo vệ miền Nam tự do cho chúng em an ổn học hành và được sống....”

    Xong, chị đưa cho tôi đọc. Tôi thắc mắc: “Chị ơi, cùng một ngày em và chị viết thư. Nhưng sao thư của chị tả trời đang mưa, còn thư em tả trời nắng?”. Chị đáp: “Có sao đâu. Hết mưa rồi thì nắng. Sau cơn mưa trời lại nắng cơ mà!”. Chị giải thích hay thiệt, có lý thiệt.Tôi câm miệng hết cãi! Mà chị có cho cãi đâu nà. Đã bảo chị độc tài mà! Rồi nghe lời chị, tôi xếp bức thư cẩn thận bỏ vào phong bì kèm với chiếc khăn thêu, thêu...ổ bánh mì. Ổ bánh còn ló miếng thịt xa xíu với cọng ngò rí, bên cạnh ly nước cam, ý chừng hậu phương “tiếp tế” lương thực để các anh no bụng chiến đấu. Có thực mới vực được đạo mà lị!

    Chị Quỳnh Lộc giỏi lắm! Tôi coi chị như thần tượng. Chị đã giỏi mà còn đẹp nữa cơ. Nước da chị trắng ngần, mịn màng như trứng gà bóc. Thân thể chị tròn trịa. Tròn thật là xinh. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” trông ngon lành hấp dẫn như chiếc bánh trôi trong thơ của bà Hồ Xuân Hương. Chị khéo léo biết ăn diện, biết làm dáng dùng những đồ phụ tùng để làm tăng những nét hấp dẫn làm nổi thân hình mà trời ban cho chị. Mắt chị đen ướt nhẹp, ẩn dưới hàng mi cong cong, long lanh như luôn có sao trời nằm bên trong; cứ lấp lánh, lấp lánh...nhất là khi chị thấy...lính!

 
hoa hong

   Những bức thư trong chương trình “em hậu phương, anh tiền tuyến” và những chiếc khăn tay gởi đi, sau một thời gian đã phản hồi. Chị Quỳnh Lộc nhận được hồi đáp. Chị cầm thư qua khoe ngay với chị em tôi. Bức thư của một anh lính bộ binh. Nét mặt chị rạng rỡ như thiếu nữ mới được người yêu tỏ tình. Chị cầm bức thư  áp vào lòng mà như chị đang ôm cả rừng trời bao la. Mắt chị say sưa dõi hồn về một nơi xa xăm chỉ có chị mới biết được.

   Chà, một anh lính bộ binh! Đẹp làm sao trong bộ quần áo màu lá cây rừng xanh thăm thẳm. Chiếc nón sắt đội đầu. Lưng anh đeo ba lô. Khẩu súng trường lăm lăm trong tay. Quanh bụng anh gài đầy lựu đạn. Anh hiên ngang tiến vào rừng sâu, oai hùng như con cọp dữ. Anh ngự trị nơi đó như chúa tể sơn lâm. Anh gạt chông gai, vượt đèo, lội suối. Anh không quản ngại khó nhọc  để tiến tới đạt mục tiêu, và khi anh chiến thắng quay về, anh sẽ đem cho Quỳnh Lộc này bao hoa sim tím và trái cây rừng. Chà, mê tơi và ngon tuyệt!

   Chị mê man say sưa nói một hơi, làm như anh lính bộ binh đang hiện diện trước mặt, quên hết mọi người xung quanh, trong đó có tôi đang ngẩn ngơ nhìn chị, ngắm chị cũng say sưa mê man như chị...say lính!

   Tôi thắc mắc hỏi:

-         Chị ơi, sao anh lính đó viết thư cho chị mà không trả lời thư em?

-         Tại chị cho anh địa chỉ của chị vào thư... mờ!

   Tôi “à” lên một tiếng hiểu ra. Nhưng những lần sau, mỗi lần có chương trình “anh tiền tuyến, em hậu phương” nhà trường yêu cầu viết và thêu khăn tay, tôi vẫn không ghi địa chỉ, lý do đơn giản tôi dốt luận văn, điểm luôn dưới trung bình. Thư qua thư lại tôi chẳng biết viết gì, không lẽ cứ nhờ chị Quỳnh Lộc sửa và viết giùm, thôi, cứ để chị Quỳnh Lộc một mình một cõi múa may quay cuồng, rồi xách qua đọc và kể cho chị em tôi nghe cũng hấp dẫn và khoái tỉ lắm rồi.

   Lần khác, chị xách một lá thư khác qua khoe, lần này không thấy chị nhắc đến anh lính bộ binh mà thay vào đó là anh hải quân. Chà, anh hải quân yêu dấu của Quỳnh Lộc ơi, anh, trong bộ đồng phục trắng toát, cái yếm viền xanh da trời nơi cổ và lưng anh để em thấm những giọt nước mắt nhớ nhung dù Quỳnh Lộc em chưa một lần gặp mặt anh. Nhưng em mường tượng về anh đang xông pha nơi biển cả bao la, như con cá kình, cá voi, cá mập vùng vẫy ở biển sâu. Anh oai hùng, anh dũng cảm, anh là tất cả những gì mà Quỳnh Lộc này nghĩ đẹp về anh. Tàu anh hằng ngày hằng đêm lướt sóng, bảo vệ lãnh hải, cho em nơi đây có những ngày soải mình trên bãi biển, hóng gió trong lành, nghe sóng vỗ rì rào hướng vọng về anh ngoài khơi xa xăm để thấy đời thơ mộng đẹp làm sao như biển đẹp vào rạng bình minh khi ánh mặt trời ló dạng chiếu những tia lăng tinh lấp lánh trên mặt biển, biến biển thành chiếc thảm kim tuyến đẹp vô ngần và cả lúc hoàng hôn bảng lảng, nơi chân trời, những con chim hải âu đang chắp cánh bay về tổ...

-         Ủa, vậy còn anh lính bộ binh của chị đâu rồi? Tôi xen vô ngắt ngang giòng tư tưởng của chị.

Chị thản nhiên trả lời:

-         Anh vẫn nằm một ngăn trong trái tim chị, chị không lãng quên, hay bỏ ai cả, chỉ...thêm vào thôi!

-         Chị lãng mạn thật đó! Tôi cười nói.

-         Lãng mạn là biểu tượng của trái tim ướt át, nhạy cảm. Sống trọn vẹn với tâm hồn biết yêu thương. Đâu có gì tội lỗi!

   Chị Quỳnh Lộc vậy đó. Chị...cãi hay vậy đó. Cá tính đặc biệt của chị thu hút rất nhiều người, trong đó có tôi. Chị rất lãng mạn, nhưng ở chị, tôi tìm thấy một điều gì đó rất dễ thương. Tâm hồn chị phóng khoáng tự do, trí tưởng tượng lại bay bổng xa xôi không bó buộc trong lễ giáo tập quán nào, khuôn khổ nào, không theo qui tắc thông thường như những thiếu nữ khác. Có nhiều lần tôi thắc mắc hỏi chị, chị ơi, những cây si trồng trước nhà chị, những chàng trai quị lụy chị, bám sát chị, sao chị lại thờ ơ, mà cứ mơ mộng về những anh lính xa xôi trong tưởng tượng. Chị trả lời ngon ơ, trái tim của chị nó bảo thế, có vậy mới là Quỳnh Lộc!

   Thật vậy, chị không nặng về tình ái tầm thường, không luông tuồng bừa bãi trong tình yêu mà luôn trân trọng những cuộc tình cao thượng, lãng mạn và tình cảm chân thành. Ở gần chị, gặp chị mỗi ngày, và luôn quấn bên chị để được nghe chị nói mỗi lần chị qua nhà chơi, thế mà tôi...chưa ảnh hưởng chị chút nào. Tâm hồn tôi khô đét, chỉ thực tế nhìn đời như một với một là hai. Không suy nghĩ xa xôi. Không tưởng tượng những điều xa vời. Chỉ biết nhìn hoàn cảnh trước mắt và sống thế nào cho phù hợp một cách lương thiện thôi. Có nhiều lần chính chị, bằng giọng...chị hai, kẻ cả, chị chê trách tôi, con gái con ghiếc gì mà khô như cơm cháy! Tôi cũng không vừa, trả đũa, cơm cháy đôi khi ăn cũng bùi lắm chị, nhất là khi bụng đói!

   Lần khác, chị lại qua nhà tôi, mang theo lá thư của anh lính không quân. Cũng vẫn cử chỉ cố hữu, chị áp lá thư trước ngực, mắt mơ màng...tưởng tượng về một chàng lính chiến đang hiện diện trong thư. Không quân ư?! Anh đang bay giữa bầu trời bao la. Trong công vụ chiến đấu bảo vệ tự do cho đất nước, anh chiếu đôi mắt quan sát bên dưới, có thấy Quỳnh Lộc này đang dõi mắt nhìn lên không? Anh ơi, con chim sắt đang tung hoành giữa bầu trời bao la, xanh ngát. Anh biến hiện trong làn mây trắng, lúc mây xám và cả mây đen khi trời u ám vần vũ. Em ngóng lên, thấy anh cao sang quá. Em ngưỡng vọng anh. Anh không chỉ đẹp đẽ oai hùng trong bộ quần áo bay đầy túi mà anh còn oai hùng khi ngự trị cả vùng trời mênh mông. Anh tung hoành làm mưa làm gió nhã những trái đạn xuống mục tiêu, em thấy anh như con rồng lửa uy hiếp chiến trường.

   Chị thao thao một hơi, tôi hay cười với cái nhìn ngưỡng mộ chị, khi thấy chị vừa nói vừa diễn tả cả tay, khuôn mặt và nét mặt theo từng lời nói rất chân thành. Lúc thì chị nhìn xuống đất, quạt đôi tay diễn tả anh không quân như đang nhìn thấy chị; khi chị ngước mặt lên, làm như anh không quân đang bay trước mắt chị. Những lúc như vậy, tôi thấy chị như một kịch sĩ đại tài. Chị diễn xuất hồn, phát xuất từ trái tim nóng bỏng của chị.

   Một ngày kia, tôi thấy anh không quân tìm đến thăm chị. Lẽ đương nhiên, chị đưa anh qua giới thiệu với chị em tôi. Trông anh oai hùng lịch lãm trong bộ đồ bay. Anh cao ráo đẹp trai, nụ cười có duyên để lộ hàm răng trắng và đều. Ánh mắt anh thì khỏi nói, đa tình và có cái nhìn sâu thăm thẳm không thua gì ánh mắt chị Quỳnh Lộc. Ở bên anh, chị rạng rỡ lạ thường. Chị vốn xinh, càng xinh hơn. Rồi hai người cùng đi bát phố. Chị trong chiếc áo dài trắng nữ sinh do anh yêu cầu, bên anh trong bộ đồ bay. Một nam oai hùng, rắn rỏi; một nữ yểu điệu, duyên dáng, ngây thơ. Đẹp tuyệt! Bóng dáng hai người trên phố kéo theo bao cái nhìn hâm mộ của người bên đường. Đó là hình ảnh rất lãng mạn không những từng in đậm trong trí mọi người, nhất là các cô nữ sinh mà cả trên văn thơ sách báo. Họ ca ngợi, họ tán tụng xiết bao cho xuể!

   Nhưng rồi điều gì đến đã đến. Chiến cuộc đã đến hồi kết thúc theo vận nước đổi thay. Miền Nam thất thủ thua cuộc trong tức tưởi bởi sự phản bội của đồng minh. Nhưng trong lòng của chị Quỳnh Lộc và bao người, hình ảnh các anh lính chiến Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ phai mờ trong lòng họ!

   Trái tim của chị Quỳnh Lộc cũng bắt đầu khép lại đúng vào ngày 30-04-1975!

 

Trần Thị Nhật Hưng

2013

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3509)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
13/01/2011(Xem: 21615)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 11879)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 8396)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 6546)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 4001)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 7215)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 2959)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 3165)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 52855)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]