Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

258. Thiền Ông Đạo Giả & Thiền Sư Sùng Phạm (đời thứ 11 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 🌷🌸🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️

20/07/202109:40(Xem: 26921)
258. Thiền Ông Đạo Giả & Thiền Sư Sùng Phạm (đời thứ 11 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 🌷🌸🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️


Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979)
(Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087)
(Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)


Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâ & Cư Sĩ Huệ Hương
Lời diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh







Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Hôm nay chúng con được học về Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).

1/ Thiền Ông Đạo Giả (902-979). Ngài thuộc đời thứ mười một dòng Thiền Ni Đa Lưu Chi. Tiểu sử của Ngài rất ngắn.
Sư họ Lữ quê làng Cổ Pháp, tuổi nhỏ đã không thích việc đời. Sau theo Đinh trường lão xuất gia và đắc pháp.
Sư trụ trì ở chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Niên hiệu Thái Bình thứ mười triều Đinh (979) nhằm năm Kỷ Mão, Sư an nhiên thị tịch, thọ 78 tuổi.


Năm 979 cũng là năm cuối của thời đại vua Đinh Tiên Hoàng, vị vua đầu tiên giành được độc lập và đặt ra nước Đại Cồ Việt, vua Đinh Tiên Hoàng băng hà cùng năm 979.


Sư Phụ diễn ngâm thơ tán thán công hạnh Thiền Ông Đạo Giả của Thầy Chúc Hiền, rất hay và ý nghĩa:


Song Lâm thiền tự cảnh thanh bình
Sớm tối trưa chiều chuông vẳng thanh
Đạo Giả trang nghiêm hành diệu pháp
Thiền Ông tĩnh tại hướng huyền linh
Phù Ninh một thuở còn lưu dấu
Thiên Đức bao thu vẫn ngát tình
Đạo Hạnh Thiền Ông ghi sử sách
Đèn thiền mãi sáng ánh quang minh.

2/ Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087). Ngài thuộc đời thứ 11, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tiểu sử của Sư cũng rất ngắn.

Sư họ Mâu, cùng họ Mâu Ni, dáng vẻ mạnh mẽ to lớn, đặc biệt hai trái tai dài thòng đến vai. Sư Phụ cho biết, trái tai dài là một tướng đẹp thứ 54 trong 80 vẻ đẹp của Đức Thế Tôn, và Cụ Tâm Thái cũng có được tai dài giống ông ngoại Tâm Đức, thọ 82 tuổi. Tai dài là phúc tướng đôn hậu, điềm đạm.


Sau khi xuất gia, Sư đến tham vấn với ngài Vô Ngại ở Hương Thành, Sư được truyền tâm ấn. Vào thế kỷ thứ 11, Sư dạo khắp nước Thiên Trúc sớm nhất để cầu học hỏi sâu rộng.

Mãn 9 năm Sư trở về nước gồm thông giới định. Ngài có viết tác phẩm Lý Hoặc Luận giải thích về đạo Phật, ngài bỏ nguồn gốc đạo Lão, Tứ thư Ngũ kinh, Đạo Đức kinh. Ngài có ghi những câu chỉ trích thành tập Lý Hoặc Luận gồm 37 câu hỏi cho những người chống đối đạo Phật. Ngài được xem như một trong những nhà truyền bá đạo Phật đầu tiên ở Việt Nam.

Về sau, Sư trụ trì chùa Pháp Vân làng Cổ Châu, Long Biên, Sư thuyết pháp giáo hoá, học giả các nơi quy hướng rất đông.

Sư Phụ có nhắc Sư ông Nhất Hạnh giải thích ngài Mâu Tử là tu sĩ Phật giáo, căn cứ trên tài liệu lịch sử, trong những thời nói pháp của Ngài, có nhiều đệ tử đảnh lễ xin quy y Tam bảo và được cho pháp danh.

Vua Lê Đại Hành nhiều phen thỉnh Sư vào cung để thưa hỏi Huyền chỉ. Vua lấy lễ đãi Sư rất trọng hậu. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà, Sư tiếp tục đặt nền tảng văn hoá Phật giáo, xây dựng Quốc Tử Giám, là đại học đầu tiên của nước Việt Nam, qua 4 triều đại nhà Lý:  Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Vua Lý Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi, là con cầu đảo, Sư phụ kể câu chuyện ly kỳ này: Vua cha Lý Thánh Tông năm 40 tuổi chưa có con để nối ngôi, ngài đến chùa Dâu cầu xin và trên đường về, ngài gặp Ỷ Lan, cô gái hái dâu xinh đẹp, ngài cho mời về hoàng cung làm ái phi, kết quả có hậu, Lý Nhân Tông chính là con của cô gái hái dâu này.

Năm Quỷ Hựu thứ ba triều Lý (1087), nhằm năm Đinh Mão, Sư viên tịch, thọ 84 tuổi. Vua Lý Nhân Tông có làm bài kệ truy tặng Sư:



Sùng Phạm cư Nam quốc

Tâm không cập đệ qui
Nhĩ trường hồi thuỵ chất
Pháp pháp tận ly vi.

HT Thích Thanh Từ dịch:


Nước nam ngài Sùng Phạm
Tâm không thì đậu về
Tai dài hiện tượng lạ
Pháp pháp thảy nhiệm mầu.


Sư Phụ giải thích, tâm không là tâm không còn vô minh phiền não là mặt trời trí tuệ tự tỏa sáng.


Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Sùng Phạm của Thầy Chúc Hiền, rất hay:


Nước Nam Sùng Phạm bậc thiền tăng
Tướng hảo tai dài phước thọ khang
Thọ ấn tham phương học hạnh tổ
Xiễn thiền hoằng pháp độ dương trần
Pháp Vân đạo nghiệp long hưng thạnh
Sùng Phạm tăng nhân sáng rạng quang
Cảm hạnh cao ngời vua tán kệ
Sử vàng ghi dấu đấng chân nhân.



Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Sùng Phạm, ngài đặc biệt có trái tai dài chấm tới vai, biểu trưng cho cuộc đời phúc hậu của Sư, và nhất là sự góp công đặt nền móng văn hoá Phật giáo của Sư qua năm triều vua và được vua Lý Nhân Tông, một vị vua anh minh, làm kệ truy tặng sự đạt đạo của Sư qua hành trạng “Tâm không thi đậu về”.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada).






258_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Sung Pham

Đời thứ 11 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư
đã đóng góp to lớn trong Lịch sử dân tộc và Phật Giáo:
Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Kính dâng Thầy bài trình pháp hôm nay sau khi đã thu nhận sự uyên bác của Thầy về lịch sử và Phật Giáo. Đến bây giờ con mới hiểu tại sao Thầy chuyên giảng dạy Lịch Sử Phật Giáo Ấn, Trung, và Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong thời hiện đại tại hải ngoại . Kính bạch Thầy, phải chăng Thầy đang nối gót Sư Ông Làng Mai và HT Thích Thanh Từ để viết lại Sử Liệu Phật Giáo vào thế kỷ 21 ? Kính tri ân Thầy với bài pháp thoại quá tuyệt vời . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH


Trong “Lịch sử phật giáo Việt Nam” viết: “Khơi dậy và giáo dục ý thức độc lập cho toàn dân là một trong những thành công rực rỡ của nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam mà người đi đầu là Định Không và Đinh La Quý”. Với Tư tưởng địa linh do Định Không đề ra, La Quý hoàn thiện và phổ biến tiếp tục với Thiền Ông Đạo Giả....đã cung cấp một nền tảng lý luận vào thời điểm ấy. Đây là một đóng góp to lớn với lịch sử dân tộc và Phật giáo".
(Đinh La Quý với thuyết địa linh đã yểm trừ những thế đất thiên tử" của Cao Biền, tự mình hoặc bảo người đi lấp lại những chỗ đất mà Cao Biền đã đào bới. Trước khi viên tịch, ông còn dặn lại sư Thiền Ông:Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy.)
Còn Ngài Sùng Phạm dã cống hiến những huyền chỉ,
Kế sách trị dân với nền tảng Đạo Pháp giúp Vua Lê Đại Hành ....




Kính đa tạ Giảng Sư:
Trân quý lắm những lần nghe pháp thoại
Tiểu sử Bậc Minh Vương lồng trong tích truyện Tổ Sư Thiền
Chiều hướng tâm linh được kích hoạt ...thượng thượng duyên
Một chi tiết nhỏ biểu hiện nhân cách, lối tu được giải rõ !


Kính bắt đầu ...Ngài Thiền Ông Đạo Giả (1)
Đại Cồ Việt sau chiến thắng hiển hách, quá mệt nhoài
Quốc gia khắp nơi chưa hiển lộ nhiều anh tài
Niên hiệu Thái Bình, Vua băng hà cùng lúc Ngài Thị Tịch


Trong khi đó ...
... Ngài Sùng Phạm chứng kiến 5 triều đại sử lịch (2)
Chỉ vài chi tiết trong hành trạng quá ngạc nhiên (3)
Dòng dõi và vẽ đẹp thứ 54 ...bậc Thánh hiền
Bài truy tán tặng cho Ngài....kéo theo trang sử sách (4)


Vua Lý Nhân Tông, Thái Uý Lý Thường Kiệt đại thắng quân Tống ! (5)
Kính tri ân Giảng Sư ... giúp tìm về nguồn cội chân nguyên
LÝ HOẶC LUẬN ích lợi nhiều khi thông hiểu Phật .. Thiền (6)
Giải thích những mê lầm Nho , Lão ... đạt thu Chánh Kiến !


Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát !


Huệ Hương
Melbourne 20/7/2021

(1) Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lữ quê làng Cổ Pháp, tuổi nhỏ đã không thích việc đời. Sau theo Đinh trưởng lão xuất gia và đắc pháp.

Sư trụ trì ở chùa Song Lâm làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Niên hiệu Thái Bình thứ mười triều Đinh (979) nhằm năm Kỷ Mão, Sư viên tịch, thọ bảy mươi tám tuổi.

(2)

Với tuổi thế tục Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) đã chứng kiến 5 triều đại

1- Cuối đời nhà Tiền Lê - Vua Lê Long Đỉnh (986-1009)

2- Vua Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 khi đó 35 tuổi, trị vì 19 năm (1009 – 1028).

3- Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã (tên khác là Lý Đức Chính) sinh năm 1000 mất năm 1054, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi năm 1028 khi đó 28 tuổi, trị vì 26 năm (1028-1054). .

4- Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn sinh năm 1023 mất năm 1072, hưởng thọ 50 tuổi. Lên ngôi năm 1054 khi đó 31 tuổi , trị vì 18 năm (1054 – 1072).

5- Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức sinh năm 1066 mất năm 1127, hưởng thọ 62 tuổi. Lên ngôi năm 1072 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 55 năm (1072 – 1127).

(3) Sư họ Mâu, dáng vẻ mạnh mẽ to lớn, hai trái tai thòng đến vai. Xuất gia xong, Sư đến tham vấn với ngài Vô Ngại ở Hương Thành. Sau khi được tâm ấn, Sư dạo khắp nước Thiên Trúc để cầu học hỏi sâu rộng. Mãn chín năm Sư trở về nước gồm thông giới định.

Về sau, Sư trụ trì chùa Pháp Vân làng Cổ Châu, Long Biên thuyết pháp giáo hóa, học giả các nơi qui hướng rất đông.

Hoàng đế Lê Đại Hành nhiều phen thỉnh Sư vào cung để thưa hỏi huyền chỉ. Vua lấy lễ đãi Sư rất trọng hậu.

Chú ý vẻ đạp thứ 54 của Đức Phật là hai trái tai thòng đến vai là một Phước tướng

Dải tai nên ngả về phía trước, giống như hòn minh châu hướng ra biển, đường viên của vành tai phải rõ ràng, nếu rủ xuống bờ vai là đẹp nhất. Nhân tướng học chỉ Rốc chủ mệnh sang hiển, có quyền lực và địa vị đến một cách tự nhiên , tánh tình điềm đạm bao dung , người đôn hậu và sống thọ

(4) Nhân bài truy tán Ngài của Vua Lý Nhân Tông

Vua Lý Nhân Tông có làm bài kệ truy tặng Sư:

Nước Nam ngài Sùng Phạm

Tâm không thi đậu về

Tai dài hiện tướng lạ

Pháp pháp thảy nhiệm mầu.

(Sùng Phạm cư Nam quốc

Tâm không cập đệ qui

Nhĩ trường hồi thụy chất

Pháp pháp tận ly vi.)

Ta biết thêm được Triều đại Vua Lý Nhân Tông là một Triều dại chứng kiến sự phát triển của nền giáo dục khoa bảng Đại Việt. Mùa xuân năm 1075, ông mở khoa thi Tam trường (còn gọi là Minh kinh bác học) để chọn người có tài văn học ra giúp nước. Đây là khoa thi đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam. Triều đình chấm đỗ 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh được vào cung dạy học cho vua.[9]

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, và chọn những văn thần hay chữ vào giảng dạy. Cùng năm đó, ông ban chiếu cầu lời nói thẳng.[13][14]

Bên cạnh việc khuyến khích giáo dục Nho học, Lý Nhân Tông cũng là một Phật tử mộ đạo. Ông và Thái hậu Linh Nhân đã cho dựng nhiều chùa tháp trong nước. Nhà vua ban cho họ quyền hành như việc phong nhà sư Khô Đầu làm Quốc sư, tuy nhiên chỉ giới hạn trong việc gợi ý giúp hoàng đế trong việc kiện tụng, việc quốc gia đại sự. Ông còn định các chùa trong nước làm ba hạng đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm Đề cử[20]. Bấy giờ nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật, cho nên đặt chức ấy.

Mùa thu, tháng 9 năm 1105, làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu[21], ba ngọn tháp chỏm đá ở chùa Lãm Sơn. Bấy giờ vua sửa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, ngày mồng 8 tháng 4, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường.

Năm 1117, Nhân Tông theo lời Thái hậu, ra quy định cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trộm trâu bị phạt 80 trượng và tội đồ làm người hầu trong quân đội; người giết trâu và ăn trộm trâu đều phải bồi thường; hàng xóm biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng. Bấy giờ đất nước thường được mùa, thường trúng mùa to, khi hạn hán mất mùa thường phát chẩn kho lương, giảm tô dịch, đất nước nhanh chóng cường thịnh. Nhân Tông rất thường hay xem gặt lúa ở các nơi, cũng như xem bắt voi, lễ hội,... để tỏ rõ sự cường thịnh của Đại Việt lúc đó.

(5)

Khi Nhân Tông lên ngôi, nhà Tống muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ để mang quân đánh chiếm. Nhờ vào khả năng quân sự của Lý Thường Kiệt, nước Đại Việt đã đứng vững trong cuộc chiến với quân đội nhà Tống.

Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung Châu chuẩn bị tiến sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang quân đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân Lý hạ thành Ung châu.

Năm Bính Thìn (1076), nhà Tống cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt.Oong đã liên tiếp phá tan quân Tống ở 3 châu Ung, Khâm, Liêm (đất Tống) và sông Như Nguyệt (đất Việt). Sau năm 1077, giữa Việt và Tống không còn cuộc chiến lớn nào. Trong khi đó các nước Chiêm Thành, Chân Lạp thần phục Đại Việt, thường gửi sứ sang cống.

(6) Do vì Thiền Sư Sùng Phạm dòng dõi họ Mậu nên sử gia đã cho chi tiết về Ngài Mậu Tử và bộ Lý hoặc luận với 37 câu vấn đáp như sau

Lý Hoặc Luận (chữ Hán: 理惑論) có nghĩa là bộ luận lý giải những điều mê lầm của một số người không hiểu đạo Phật, do Mâu Tử (người Thương Ngô, nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc) viết bằng chữ Hán vào cuối thế kỷ 2[1] nhưng năm nào thì chưa rõ [

Trong (hoặc sau) quá trình tu học và truyền giáo tại Giao Châu, Mâu Tử viết Lý Hoặc Luận. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về Đạo Phật bằng chữ Hán [3] theo lối vấn đáp, là lối thường được các luận sư Phật giáo ở Ấn Độ dùng để truyền bá giáo lý vào thời kỳ Phật giáo bộ phái, tức vào khoảng 200 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết-bàn[4].

Trong bài Tựa sách Lý Hoặc Luận, Mâu Tử cho biết "sau khi vua Hán Linh Đế băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Châu là yên ổn, các bậc dị nhân phương Bắc đều tới đây, phần lớn đều tin theo thuật thần tiên tịch cốc trường sinh. Hồi ấy có nhiều học giả, Mâu Tử (lúc này đã sang Giao Châu cùng mẹ) thường lấy Ngũ kinh ra vấn nạn, các Đạo gia và thuật sĩ không ai đối đáp cho xuôi được"...Để không bị chê là người "đã phản lại Ngũ kinh mà theo dị đạo", và để không phải tranh luận với họ nữa, vì "nếu mở miệng thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì ra như bất lực", Mâu Tử "bèn dùng bút mực, lược dẫn lời thánh hiền mà chứng giải điều mình nghĩ" làm ra sách Lý Hoặc Luận [5].

Cuốn Lý Hoặc Luận gồm 37 câu hỏi đáp, giữa tác giả và những người theo Đạo Nho (chủ yếu) và Đạo Lão (số câu ít hơn, chỉ từ câu 29 trở đi). Đại lược như sau:

Câu hỏi 1 và 2: Hỏi về lai lịch Phật Thích Ca. Theo Mâu Tử, đây không phải là một nhân vật lịch sử thường tình, mà là một bậc siêu nhân, có thần thông biến hóa.
Câu 3 và 4: Hỏi về đạo trong Đạo Phật. Theo Mâu Tử, tính sâu xa và huyền diệu của Đạo không thể nào lấy suy tư và ngôn ngữ thế gian để soi thấu được.
Câu 5: Hỏi đáp về số lượng kinh sách Đạo Phật. Người hỏi cho rằng Kinh Phật quá nhiều làm sao học hết được, không như Đạo Nho chỉ có Tứ thư và Ngũ kinh.
Câu 6, 7, 8, 9 và 10: Trong phần trả lời, Mâu Tử bài bác tư tưởng hẹp hòi, câu nệ của Đạo Nho. Người tăng sĩ cạo bỏ râu tóc, xa lìa vợ con, bỏ tài sản...có nghĩa là bỏ cái sinh diệt để được cái bất diệt. Đạo Nho cho rằng không con thừa kế là tội bất hiếu lớn nhất là không đúng, bởi hiếu đạo không phải chỉ có việc này.
Câu 11 và 12: Hỏi đáp về cách ăn mặc, ứng xử của tăng sĩ ở Giao Châu thời đó. Theo Mâu Tử, người tu hành không được ăn mặc theo các tập quán sang trọng của thế gian. Ăn, mặc và ngủ nghỉ đều phải không đầy đủ, bởi có tri túc thường túc mới có phẩm hạnh cao dày. Khi giao tiếp, tăng sĩ không quỳ, không tỏ vẻ săn đón (câu 11 cho biết tăng sĩ lúc bấy giờ mặc áo màu đỏ và quy tắc ứng xử cũng theo quy cách của tăng sĩ Ấn Độ).
Câu 13 và 14: Hỏi đáp về thuyết tái sinh của Đạo Phật. Trong câu 14, Mâu Tử phê phán tư tưởng "Đại Hán" trong giới Nho sĩ. Bởi họ luôn cho học thuyết của đạo mình là chân lý tuyệt đối, là siêu việt.
Câu 15 và 16: Trong phần trả lời, Mâu Tử nêu tư tưởng "y pháp không y nhân" (theo pháp không theo người). Không vì một số tăng sĩ mê rượu chè, có vợ con, mua rẻ bán đắt, dối trá...mà cho Đạo Phật là xấu, vì đạo nào chẳng có hạng người này.
Câu 17, 18, 19 và 20: Mâu Tử trả lời về các vấn đề như hạnh bố thí, lối thuyết giảng trong Kinh Phật hay dùng ví dụ, hình ảnh...
Câu 21: Mâu Tử xác định Phật giáo du nhập Giao Châu cùng lúc với Phật giáo du nhập vào đất Trung Quốc (đời Hán Minh Đế, năm 67).
Câu 22 đến câu 28: Trong phần trả lời,Mâu Tử so sánh Đạo Phật với Đạo Nho và Đạo Lão. Theo ông, Đạo Phật là mặt trời, là quả thơm ngon.
Câu 29 đến câu 37 (là các câu hỏi đáp giữa tác giả và người đại diện Lão giáo): Trong phần trả lời, Mâu Tử cho rằng các phép thanh đàm, tịch cốc, luyện phép trường sinh...đều do các đạo gia đời sau bày đặt ra. Lão Tử không chủ trương như thế, vì trong sách của ông có câu: "Trời đất còn không tồn tại lâu dài, huống chi là con người".
Cuối sách, người hỏi không có gì thắc mắc nữa, khen ngợi Mâu Tử đã giải đáp đầy đủ về những điều họ chưa nghe bao giờ. Sau đó, người hỏi xin quy y theo Đạo Phật[6]



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 3726)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 3789)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 4331)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 5526)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 4210)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 3022)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
02/11/2022(Xem: 19138)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
15/05/2022(Xem: 10866)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
01/05/2022(Xem: 15259)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]