Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ảo Ảnh Dòng Sông

16/01/202110:03(Xem: 3178)
Ảo Ảnh Dòng Sông


nguyen thi bach lan 2
ẢO ẢNH DÒNG SÔNG

5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D:

-         Ông có bà mới?

Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên .

-         Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ.

-         Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”.

                                            ***

Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975.

Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .

Nàng là con út trong gia đình nhiều anh chị. Cha mẹ ra đi khi tuổi đời nàng đủ khôn lớn. Xã hội buổi giao thời, trai tráng ở tuổi lính đều vào trại tập trung, con tim “hoa khôi” cũng bị giam hãm trong cô quạnh. Một tí sương tình làm tươi tỉnh cuộc sống muộn màng. Anh chị dòng họ của nàng không vừa lòng với lứa đôi không ngề nghiệp, không vốn liếng. Thế nhưng, dẫu sao vẫn còn hơn những tháng ngày dầm mưa dãi nắng trên rừng sâu nước độc, nuôi bữa bằng rau dại, lá non  trong rừng hoang. 6 km đường dài từ nhà về khu đông cư dân hàng ngày, cứ như cánh chim thênh thang trong bầu trời; vỉa hè là điểm sống bằng nghề bơm ga dạo.

                                                           ***

nguyen thi bach lan 03nguyen thi bach lan 01



Đầu tiên trong đời biết cầm cuốc, khai hoang đất rừng,gánh nước tưới rau cung cấp hàng trăm tù nhân; biết kiếm sống trên vỉa hè, biết nhẫn nhục cho đời dẫm đạp bởi tấm thân “hoa héo”, biết chịu đựng những ngây ngô vụng dại của một con gái út được cha mẹ cưng chiều.Vất vả, khổ đau từ tấm bé, vẫn bất mãn những dị biệt va chạm trong mái ấm thường ngày. Sáng đi tối về, vì cuộc sống biến mình thành cổ máy được lập trình mà buồn vui chỉ là hạt bụi bám vai;sự hiện diện của nàng như là điều tất yếu phải có. Đến khi ngã bệnh, nàng bình thản không hề nhăn nhó. Nhiều tháng gửi thân trong nhà dưỡng lão, nàng tha thiết muốn gặp mặt bà chị và đám cháu, nhưng nào ai quan tâm tình cảm của người sắp ra đi. Những muỗng cháo bón cho nàng khi sức khỏe tàn kiệt, cặp mắt u buồn nhìn chồng như muốn nói điều gì. Cuộc điện của con từ nước ngoài thăm mẹ - mẹ khỏe không? – giọng thều thào yếu ớt đứt quãng đáp – mẹ khỏe – khóe mắt lưng tròng chảy dài trên khuôn mặt già nua,phúc hậu.

Có nhà cửa, có chồng con, có anh chị bà con họ hàng, nhưng ra đi nơi xa lạ quạnh quẽ. Giờ phút cuối không nhìn thấy người thân. Quy y với Phật giáo Khất sĩ, mãn phần được đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo  trợ niệm.

Đời người mấy mươi năm từ “hoa hậu” biến thành già nua bại liệt; có tất cả khi ra đi mất tất cả, còn lại niềm luyến lưu cho người sống. Cha con nhắc nhở nhau cái ngày chia ly phải đến, tinh thần được chuẩn bị và sẵn sàng chấp nhận, nhưng mỗi lần cúng thất, mỗi khi ai nhắc đến, đứa con 8 năm chưa hề gặp mặt mẹ, con đã khóc suốt, đi các chùa nhờ cầu siêu cho mẹ, vẫn không tin là mẹ đã ra đi vĩnh viễn.

                                                              ***

Chung thất, chư huynh đệ đồng đạo đến nhà dưỡng lão cầu siêu cho hương linh về chốn an lành. Một số chùa vẫn tự nguyện hàng đêm chú nguyện. Bao kỷ niệm chung sống tràn về trong ký ức, những nét thân thương đã lấn át bao phiền muộn nhau. Chứng kiến nhiều cuộc chia ly, làm sao cảm nhận được niềm đau trầm thống khi người thân của chính mình. Biết tử sanh là lẽ thường, nhưng nước mắt nhòa nhạt màn hình khi nhắc lại “hoa khôi” thoáng chốc 49 ngày lìa cuộc sống; Từ phương xa, thường ngày vẫn điện về tâm sự với cha, con hỏi:- giờ này mẹ ở đâu hở ba? Hai cha con còn lại tấm hình “hoa khôi” và kỷ niệm thuở chung sống dưới mái nhà, nước mắt lại thấm áo. Ngày nào đó, cha con cũng phải xa nhau, nước mắt tiếp tục thấm vào lòng con,đó là quy luật ngàn thu. Cảm thấu được niềm đau mất mát, xin chia buồn cùng những ai đã có gia cảnh tương tự.

Mọi phước báu có được, xin hướng về hương linh Nguyễn thị Bạch Lan an hưởng nơi cõi lành.


MINH MẪN 
14/01/2021





***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2011(Xem: 4192)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18444)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 19066)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7278)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3820)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2832)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2863)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2849)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2732)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
16/09/2011(Xem: 11508)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]