Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ảo Ảnh Dòng Sông

16/01/202110:03(Xem: 3176)
Ảo Ảnh Dòng Sông


nguyen thi bach lan 2
ẢO ẢNH DÒNG SÔNG

5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D:

-         Ông có bà mới?

Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên .

-         Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ.

-         Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”.

                                            ***

Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975.

Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .

Nàng là con út trong gia đình nhiều anh chị. Cha mẹ ra đi khi tuổi đời nàng đủ khôn lớn. Xã hội buổi giao thời, trai tráng ở tuổi lính đều vào trại tập trung, con tim “hoa khôi” cũng bị giam hãm trong cô quạnh. Một tí sương tình làm tươi tỉnh cuộc sống muộn màng. Anh chị dòng họ của nàng không vừa lòng với lứa đôi không ngề nghiệp, không vốn liếng. Thế nhưng, dẫu sao vẫn còn hơn những tháng ngày dầm mưa dãi nắng trên rừng sâu nước độc, nuôi bữa bằng rau dại, lá non  trong rừng hoang. 6 km đường dài từ nhà về khu đông cư dân hàng ngày, cứ như cánh chim thênh thang trong bầu trời; vỉa hè là điểm sống bằng nghề bơm ga dạo.

                                                           ***

nguyen thi bach lan 03nguyen thi bach lan 01



Đầu tiên trong đời biết cầm cuốc, khai hoang đất rừng,gánh nước tưới rau cung cấp hàng trăm tù nhân; biết kiếm sống trên vỉa hè, biết nhẫn nhục cho đời dẫm đạp bởi tấm thân “hoa héo”, biết chịu đựng những ngây ngô vụng dại của một con gái út được cha mẹ cưng chiều.Vất vả, khổ đau từ tấm bé, vẫn bất mãn những dị biệt va chạm trong mái ấm thường ngày. Sáng đi tối về, vì cuộc sống biến mình thành cổ máy được lập trình mà buồn vui chỉ là hạt bụi bám vai;sự hiện diện của nàng như là điều tất yếu phải có. Đến khi ngã bệnh, nàng bình thản không hề nhăn nhó. Nhiều tháng gửi thân trong nhà dưỡng lão, nàng tha thiết muốn gặp mặt bà chị và đám cháu, nhưng nào ai quan tâm tình cảm của người sắp ra đi. Những muỗng cháo bón cho nàng khi sức khỏe tàn kiệt, cặp mắt u buồn nhìn chồng như muốn nói điều gì. Cuộc điện của con từ nước ngoài thăm mẹ - mẹ khỏe không? – giọng thều thào yếu ớt đứt quãng đáp – mẹ khỏe – khóe mắt lưng tròng chảy dài trên khuôn mặt già nua,phúc hậu.

Có nhà cửa, có chồng con, có anh chị bà con họ hàng, nhưng ra đi nơi xa lạ quạnh quẽ. Giờ phút cuối không nhìn thấy người thân. Quy y với Phật giáo Khất sĩ, mãn phần được đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo  trợ niệm.

Đời người mấy mươi năm từ “hoa hậu” biến thành già nua bại liệt; có tất cả khi ra đi mất tất cả, còn lại niềm luyến lưu cho người sống. Cha con nhắc nhở nhau cái ngày chia ly phải đến, tinh thần được chuẩn bị và sẵn sàng chấp nhận, nhưng mỗi lần cúng thất, mỗi khi ai nhắc đến, đứa con 8 năm chưa hề gặp mặt mẹ, con đã khóc suốt, đi các chùa nhờ cầu siêu cho mẹ, vẫn không tin là mẹ đã ra đi vĩnh viễn.

                                                              ***

Chung thất, chư huynh đệ đồng đạo đến nhà dưỡng lão cầu siêu cho hương linh về chốn an lành. Một số chùa vẫn tự nguyện hàng đêm chú nguyện. Bao kỷ niệm chung sống tràn về trong ký ức, những nét thân thương đã lấn át bao phiền muộn nhau. Chứng kiến nhiều cuộc chia ly, làm sao cảm nhận được niềm đau trầm thống khi người thân của chính mình. Biết tử sanh là lẽ thường, nhưng nước mắt nhòa nhạt màn hình khi nhắc lại “hoa khôi” thoáng chốc 49 ngày lìa cuộc sống; Từ phương xa, thường ngày vẫn điện về tâm sự với cha, con hỏi:- giờ này mẹ ở đâu hở ba? Hai cha con còn lại tấm hình “hoa khôi” và kỷ niệm thuở chung sống dưới mái nhà, nước mắt lại thấm áo. Ngày nào đó, cha con cũng phải xa nhau, nước mắt tiếp tục thấm vào lòng con,đó là quy luật ngàn thu. Cảm thấu được niềm đau mất mát, xin chia buồn cùng những ai đã có gia cảnh tương tự.

Mọi phước báu có được, xin hướng về hương linh Nguyễn thị Bạch Lan an hưởng nơi cõi lành.


MINH MẪN 
14/01/2021





***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2012(Xem: 14290)
Phần 01 1/ Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi 2/ Hương Trinh công chúa 3/ Tôn giả Bạt Ðà Lợi 4/ Mở mắt chiêm bao 5/ Ðại bố thí Phần 02 6/ Người làm mặt nạ 7/ Người chăn bò 8/ Chồn và sư tử 9/ Chim bồ câu và chàng đặt bẫy 10/ Quả cam oan nghiệt
18/02/2012(Xem: 12710)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 3841)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
16/02/2012(Xem: 16049)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 3146)
Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.
01/02/2012(Xem: 7303)
Video phim: Lục Tổ Huệ Năng, Đạo diễn: Lý Tác Nam. Thuyết minh: Huy Hồ, Chiếu Thành, Dũng, Nguyễn Vinh.
26/01/2012(Xem: 9679)
Người Việt vốn ít thương súc vật. Khi nuôi một con vật nào thường có mục đích: Như chó để giữ nhà, mèo bắt chuột, gà vịt heo... để ăn thịt. Tuy nhiên cũng có người nuôi chúng lâu ngày tình cảm nảy sinh, trong số đó có tôi. Nhưng tôi không cưng chiều chúng quá độ như người Âu, Mỹ mặc dù tình cảm đều như nhau.
21/01/2012(Xem: 17398)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]