Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết cho Ba

16/10/202012:24(Xem: 2141)
Viết cho Ba




cha gia

Viết cho Ba

 

Sáng nay là ngày sinh nhật Ba, con nhớ Ba thật nhiều, giờ này con đang được nghỉ ăn trưa, con đi dọc theo con đường bên hông hãng nơi con thường đứng đó để gọi điện thoại thăm Ba, con mời Ba về xơi bánh mì và uống cà phê cùng con.

Trời bây giờ đã vào thu, gió lành lạnh, con đường thật yên tĩnh  thẳng tắp, màu xanh mùa hè của lá đã chuyển vàng, đỏ.

Tuổi học trò lại quay về trong con, ngày đó con học lớp đệ tam, con giữ sổ đầu bài, ngồi bàn đầu nên các Thầy thường hay lấy vở con để xem giảng tới bài nào, Ba gọi một học trò nam lên trả bài, cậu đó không thuộc Ba cho ngay con 02 /20 to tướng vào vở con với lời phê "không thuộc bài", lúc Ba trả lại tập, con mở ra mới thấy, ngập ngừng con thưa: "thưa Thầy, đây là tập của con", Ba cười khà khà và kêu con lên bảng trả bài, con thuộc, Ba cho con 18 điểm, Ba thương con lắm thường khen con ngoan nhất lớp và có mái tóc đẹp, mỗi lần tới giờ Ba dạy là tim con hồi hộp cộng thêm vui mừng, câu thành ngữ Ba dạy cho đám học trò để dễ nhớ khi xài với động từ être, đã 47 năm rồi tới giờ con vẫn nhớ

"ra vào lên xuống khởi hành đi về đến ở ngã thành tử sinh"

Có lần gặp con đi bộ về trên con hẻm Nguyễn Huệ, Ba dừng xe Honda lại nói "con lên xe thầy chở con về nhà", con riu ríu ngồi sau xe Ba, ai dè Ba rồ xe con trượt xuống, lúc phát hiện ra Ba quay lại thấy con đang lui cui ôm cặp, Ba hỏi "té đau không con? Sao con không kêu Thầy?" Con bẽn lẽn "thưa con không đau", rồi Ba chở con về nhà

Khi con lên đại học thì cộng sản vào, trước những cảnh khổ đau của cả xã hội vì chế độ vô nhân của bọn tà quyền cộng sản Ba thường tới nhà thăm con, con cảm động và nhớ những tháng ngày dưới mái trường Văn Lang vô cùng, mãi sau này con mới hay tin ông hiệu trưởng Ngô Duy Cầu đã quyên sinh sau ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, Ông đã đi theo các tướng giữ thành, con ngưỡng mộ kính phục vô cùng giờ đây khi viết những dòng chữ này, con thành kính vái lạy hương linh Ông, người đã lập lên mái trường cho thế hệ trước và cùng thời với con hồi đó. Giờ này chắc cũng có người thành công, nghĩ tới mái trường với Thầy Cô và ông Hiệu trưởng, cũng có những kẻ không thành công, nhưng thành nhân như con, luôn nghĩ về Quê Hương  về mái trường xưa nơi các thầy cô đã bỏ bao tâm huyết đào tạo trao truyền cho thế hệ sau, ân thầy cô con không bao giờ quên được.

Cuối năm 1983 con rời xa Quê Hương để qua bên này, trời mùa đông tuyết phủ tới gần tới đầu gối Má và anh còn ra đón con ở phi trường , Má khoác lên người con cái Mantel dầy nói : "ở ngoài trời lạnh lắm đó con, ba đau nằm nhà thương", lúc đó con xúc động vô cùng, ở xứ người trời lạnh, nhưng trong con ấm áp tình Gia đình thứ hai của con, đã sưởi ấm chút nhiều trong con cho sự nhớ nhà, nhớ Quê Hương, nhớ mái chùa Quan Âm nơi cố HT Quảng Đức trụ trì để nghe thầy Thích Thông Bửu giảng kinh Pháp Hoa vào mỗi chiều chủ nhật, nhớ tu viện Huệ Quang, hình ảnh hiền từ của HT Huệ Hưng, con ngồi tập thở theo lời HT dạy: thở vào, thở ra, như hơi thở đầu đời cho con sự sống thiền vị, tĩnh lặng, hiền hòa làm sao, nhớ Linh Quang Tịnh Xá, nhờ Gìa Lam, nhớ tịnh thất Ngọc Hương mỗi lễ lớn chúng con cúng dường trai tăng, chùa Dược Sư, chùa Pháp Hoa, với tiếng chuông vang vọng.

Con tới thăm Ba ngày hôm sau tại nhà thương Offenbach, Ba nằm trên giường bệnh, tươi cười nhìn con rồi nói : "con để đầu trên ngực ba" rồi Ba vuốt tóc con " học trò ba giờ con còn là con Ba",  con khóc. Những ngày con học tiếng xứ người Ba kèm con văn phạm, Ba pha cà phê cho con, cười Ba nói : " ba thay bố con đây", lúc đó con xúc động dường nào! tuổi học trò và lớp học bên cạnh thầy cô và bè bạn lại về trong con, nguyên vẹn. Một năm sau con đi làm vì không muốn chồng thêm gánh nặng cho xã hội đã cưu mang cho nhũng người Việt Nam lưu đày, vì nghĩ tới quê nhà, ba mẹ và các anh chị con đang chờ đợi, con đã xin vào hãng làm với tư cách công nhân.

Vất vả nơi xứ người, hai cháu đã sanh ra đời, còn nhớ năm nào đó Giáng Sinh con đến muộn vì phải đi làm, cả nhà đông đủ nhưng thiếu Ba, Ba nằm trong phòng, con vào thăm và đo áp huyết cho Ba, một lần nữa Ba lại nói con áp đầu lên ngực Ba, lại vuốt tóc con Ba ngập ngừng nói " Ba thương con lắm, những tưởng mang con qua đây cho con được sung sướng ai ngờ con vất vả quá!" Con nghe nghèn nghẹn và cảm nhận được tình thầy trò thuở nào đối với đứa học trò nhỏ mà Ba luôn phê trong học bạ con "chăm, ngoan". Nhiều lắm Ba ơi bao kỷ niệm mà con không viết ra đây.

Lần lần Ba già, sức yếu, trước tuần Ba ra đi con tới thăm Ba,  nấu bún măng giò heo Ba ăn hết một tô, lòng con vui mừng vì cả tháng trời qua Ba bỏ ăn gầy xọp, Ba muốn một trái ớt, con lấy ra Ba cười khà khà " mới nhắc nó mà nó hiện ra rồi!" Nụ cười ánh mắt Ba lúc ấy như trẻ thơ trông thật dễ thương. Đó là bữa cơm cuối cùng con được nấu cho Ba ăn như bữa ăn cuối cùng của Đức Phật.

Một tuần sau, ngày thứ bảy con đi làm trời mưa tuyết chạy ra chợ mua để nấu súp măng của cho Ba dùng nhưng không còn kịp nữa, Ba ra đi bình an trên tay người chăm sóc  cho Ba,  Ba còn mỉm cười nói lời cảm ơn. Phút cuối cùng con không được ở cạnh Ba nhưng nghe chị Chi kể lại Ba nói "xa tất cả rồi", nghe thật bi thương.

 

Cảm niệm Ba, nhớ những gì Ba tâm sự, con viết:

 

Xuân này Ba đâu?

Tết này con chẳng thấy xuân đâu

Hoa cúc vàng mai đã héo sầu

Én lượn trên cành tíu tít hỏi

Bóng hình Ba mãi ở phương nao?

Cửa sổ không còn bóng Ba yêu

Dõi mắt nhìn theo ánh nắng chiều

Nhớ về quê mẹ xa xôi lắm

Tóc bạc đầu từng sợi trắng tiêu

Lặng lẽ Ba ngồi buông tiếng thở

Nhớ về quê nội thuở còn thơ

Nghệ An quê nội xa muôn cách

Ngày đi ba hứa sẽ quay về

Thăm ông bà nội làng quê cũ

Thỏa dạ lòng ba Nội nhớ mong

Ai ngờ vận nước mãi long đong

Ngăn đôi bờ bến chẳng tương phùng

Một lần xa cách thôi không gặp

Nội ngồi tựa cửa ngóng chờ trông

"Quán Âm bồ tát cho ba khỏe

Nước nước nhà nhà dạ xót xa"

Mười ba tháng chạp Ba ra đi

Đau xót lòng con khóc biệt ly

Hồn Ba thanh thản về quê Nội

Thổn thức lòng con dạ ngấm sầu

Hồn Ba nhẹ bước nương theo kinh

Địa Tạng độ người dương hiển linh

Rước Ba về chốn ngày xưa cũ

Nguyện độ muôn loài thương chúng sinh

Cúi đầu đảnh lễ chư Tăng Ni

Cùng bao đại chúng tiễn Ba đi

Chim hót lá rung cành vẫy gọi

Đón Ba về thế giới an lành

Con thấy Ba cười mắt lung linh

Ba về cõi ấy trồng cây Phật

Nguyện độ muôn loài thương chúng sinh

Cúi đầu con tiễn bước Ba đi

 

Ba ơi, Ba sống mãi trong con với tình sư phụ, có những buổi trưa hè oi bức Ba đến kèm con để con thi vào đại học trong căn nhà ọp ẹp của gia đình con .Vì vậy với con, sinh nhật Ba là mỗi lần con chúc thọ miên trường, Ba không bao giờ xa cách..

Làm sao con quên được những ngày trong tuổi xế chiều, khi vào nhà thương thăm Ba, hay những khi cha con tâm sự, ánh mắt thật xa xôi , Ba kể về kỷ niệm thời thơ ấu của Ba nơi vùng quê Nghệ An, có ông nội, bà nội, có cô hàng xóm thân yêu và bạn bè, khi thành tài Ba chỉ muốn xa quê lập nghiệp rồi sẽ trở về phụng dưỡng ông bà Nội, nhưng vận nước chia ly Ba đi mãi không về để thực hiện lời hứa xưa.

Bốn năm rồi Ba trở về quê Nội Nghệ An, Ba tìm thấy gì nơi chôn nhau cắt rốn? Ba thấy thuở xưa bên ông bà nội với hình ảnh thân thương? Cái thời của gần một thế kỷ đã trôi qua, mảnh đất nghèo nhưng đầy tình người , hỏi ai ra đi mà không một lần nhớ về quê cũ?

Sau 46 năm "giải phóng" người miền Nam bị đọa đày lưu lạc, người miền Bắc sống trong lòng cộng sản cũng bỏ cộng sản ra đi như cây cột đèn của miền Nam. Ba chắc xót xa khi thấy cảnh cả làng Nghệ An Hà Tĩnh cũng bỏ làng ra đi tìm mưu sinh, tìm tự do, trong các thùng phi đông lạnh 25 độ vừa qua, 39 xác người đã tới bến bờ tự do bằng những xác ướp đông lạnh trước sự đón rước của những nhà đấu tranh cho nhân quyền bằng những ngọn nến lung linh, ánh mắt xót thương cho dân tộc Việt Nam với những hàng chữ "REFUGEES WILLCOME!" Khiến mọi người xót thương cho dân tộc VN. Có gì đau xót trong con, có phải chăng con xót cho sự thương hại của các quốc gia khác cho dân tộc mình? Con cần một phép màu cho dân mình vùng dậy thoát khỏi ách cộng sản.

Con không cần bất cứ sự thương hại nào cho dân tộc con.  Dòng máu con Hồng cháu Lạc phải được sống dậy để khôi phục lại cho Quê Hương, chế độ bạo tàn nào rồi cũng sụp đổ, con thắp nén hương lòng cầu nguyện cho 39 linh hồn của những người quá cố đi tìm tự do trong cái chết, con thành kính phân ưu với gia đình họ, cái chết của họ đã như những cú đánh thẳng vào mặt bọn cầm quyền cộng sản Việt Nam, họ sanh và lớn lên trong lòng cộng sản nhưng cũng từ đó bỏ ra đi vì thấy rằng không còn đất sống, còn gì đâu khi thức ăn độc, khí độc , phẩm giá con người cũng mất luôn, không được tôn trọng!

Ba ơi Ba có thương cho Việt Nam? Ba có thấy những xứ sở nhân bản họ đang thắp nến cho những linh hồn quá cố? Ba có thấy những người cảnh sát Anh họ cúi đầu ngả nón chào khi chiếc vận tải chở thùng phi 39 xác đông lạnh ngang qua? Những bó hoa đầy  tình người  cùng những ngọn nến được thắp lên để tưởng niệm làm ấm lòng người quá cố, cho thân nhân  có chút niềm an ủi, dù họ không cùng một chủng tộc, một màu da. Trong khi bọn tà quyền cộng sản Việt Nam ăn trên xác đồng bào không một chút tủi nhục, chúng đập nhà, cướp bóc hiếp đáp người dân, miệng vẫn nhởn nhơ ra rả tự hào rao giảng: „nước ta  hạnh phúc ấm no“.

Sau 44 năm dưới chế độ cộng sản  lại diễn ra cảnh vượt biển trên lòng biển cả lại tái diễn, nhưng lần này bằng những thùng phi đông lạnh ướp thịt người cũng không kém phần làm rúng động lương tâm con người cho hai chữ „TỰ DO

Con xin cúi đầu tưởng niệm tới hàng triệu nạn nhân vượt biển cùng những nạn nhân đã bị chết đi thảm thương bởi bàn tay nhuộm đầy máu của bọn cộng sản Việt Nam bán nước, hại dân

Con xin cầu nguyện cho con người Việt Nam sớm cùng nhau đứng lên lật đổ chế độ tham tàn này để không còn thấy cảnh tang thương , đớn đau trên thân xác Mẹ Việt Nam


Con gái của Ba
Diệu Danh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2016(Xem: 16137)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
05/05/2016(Xem: 5167)
Festival Huế lần 9 đã chiêu đãi khách quý và bà con mình một bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc, ẩm thực, gồm: Lễ hội chính 13 chương trình; Hoạt động hưởng ứng 28 chương trình; Âm nhạc 27 chương trình; Nghệ thuật truyền thống 9 chương trình; Múa 9 chương trình; Triển lãm, trưng bày, sắp đặt 19 chương trình; Nghệ thuật 14 chương trình. Để thực hiện một Festival hoành tráng, kỳ công, đa dạng, đậm chất Huế như vậy, ai cũng biết là không hề đơn giản. Nó thấm đẫm trí tuệ, mồ hôi, tâm huyết của chủ (Bộ máy nhà nước và bà con Thừa Thiên Huế) và khách (các đoàn quốc tế và du khách).
05/05/2016(Xem: 6539)
Cậu bé vô gia cư thường xuyên gạt tiền cơm của chủ quán, cho đến khi hành vi đó bị con trai bà chủ phát giác ra. Câu chuyện về cậu bé ngày nào, 20 năm sau đó khiến nhiều người xúc động.
29/04/2016(Xem: 4362)
Hai đứa tôi hợp lại thật là đẹp đôi, ai cũng bảo thế. Tôi hăm tám, nàng hăm hai. Tôi cao thước bảy tám, nàng thước sáu, nếu thêm giày dép phụ trợ nàng cũng chẳng thể qua được vành tai tôi. Tôi lưng thẳng, vai rộng, mặt chữ điền, mày rậm, mũi cao, nếu không như Từ Hải cũng là một đấng nam nhi không đến nỗi bị các bà, các cô nhăn mày hỉnh mũi khi phải đối mặt, đối mày. Nàng thanh tao, cân đối với đầy đủ kích thước của một hoa khôi phối hợp với một gương mặt trong sáng như một vầng trăng, vầng trăng có những nét chấm phá tuyệt vời của đôi mày thanh tú không tỉa gọt, đôi mắt to dài sáng long lanh dưới hàng mi cong đen tuyền, chiếc mũi thẳng, và đôi môi, ôi đôi môi xinh đẹp ngọt ngào luôn mọng đỏ như trái chín đầu mùa, y như mấy ông văn sĩ vẫn thường hay diễn tả các giai nhân.
24/04/2016(Xem: 5146)
Đâu là những rủi ro khi kết hôn giả để tìm đường ở lại Úc? Chính phủ có những biện pháp nào để ngăn chặn vấn nạn này? Làm gì khi kết hôn giả nhưng lại bị đối tác xâm phạm tình dục hay bạo hành?
22/04/2016(Xem: 11242)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6168)
Vị bác sĩ với đôi mắt thâm quầng lo lắng theo dõi tín hiệu sinh tồn của người đàn ông trên bàn mổ, đằng xa nữ y tá ngủ gục sau ca phẫu thuật ghép tim kéo dài 23 giờ. Gần 30 năm trôi qua, trái tim người thầy thuốc đã ngừng đập nhưng bệnh nhân được ông cứu sống vẫn còn sống. Không đơn thuần tái hiện nỗi vất vả của đội ngũ y tế, tác phẩm của nhiếp ảnh gia James Stansfield trên hết truyền tải mối liên kết đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh.
08/04/2016(Xem: 4339)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơn là bước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.
07/04/2016(Xem: 4607)
Tôi có một ông bác họ, Bác Hương Thạch, thành viên Hội Đồng Hương Chính thời kỳ sau Hiệp Định Geneve năm 1954, tức là một Ủy Viên của Ủy Ban Hành Chánh Xã, lúc đó khoảng gần 60 tuổi mà tôi thì còn con nít mới 9 tuổi. Ông bác này có một chiếc nhà nhỏ bằng gỗ ván thùng cây để nuôi chim bồ-câu. Chiếc nhà gỗ nhỏ đó khoảng 50 cm x 50 cm x 40 cm có hai cửa tròn để chim bồ câu ra vào. Bác sơn chiếc nhà màu xanh da trời rất đẹp rồi đặt lên trên một cây trụ khá cao, có lẽ khoảng 5 đến 6 mét. Bác nuôi một cặp chim bồ câu gồm một trống và một mái.
03/04/2016(Xem: 3693)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]