Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết (chuyện kể của 1 người Úc gốc Việt nhiễm bệnh giữa đại dịch Covid-19 tại Melbourne, Úc Châu)

25/08/202003:25(Xem: 4363)
Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết (chuyện kể của 1 người Úc gốc Việt nhiễm bệnh giữa đại dịch Covid-19 tại Melbourne, Úc Châu)


Tina Tran Dinh
Có Những Lúc Tôi Chỉ Muốn Chết 



Lời người dịch: Thành phố Melbourne hiện vẫn còn trong thời gian phong tỏa giai đoạn 4 k
éo dài đến giữa tháng 9 và cũng thuộc tiểu bang bị nhiễm bệnh cao nhất nước Úc hiện nay. Mỗi ngày thức dậy, người dân Melbourne lại được cập nhật với những tin tức số người bệnh, số người chết mỗi ngày... khiến nhiều người lo lắng, bất an. Những người thân gần xa cũng thăm hỏi, lo lắng cho người Melbourne. Cộng đồng người Việt dù có ý thức cao về việc tuân thủ các luật lệ và phòng ngừa nhưng vẫn nằm trong danh sách những cộng đồng sắc tộc có tỉ lệ mắc bệnh covid-19 cao. Tuần qua, khi đọc Facebook của Bệnh viện Western Heath, QT tìm thấy câu chuyện thú vị và cảm động của một cô gái Việt cũng là bệnh nhân covid-19 đã chia sẻ trên báo Herald Sun. QT hy vọng những tâm tình của Tina sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những trải nghiệm của người bệnh để mình cố gắng tự bảo vệ và đề phòng cho mình và gia đình để không bị mắc phải căn bệnh này. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
  

Ba của Tina Đinh đang chống chọi để sống còn tại Khu Chăm Sóc Đặc Biệt và cô gái 26 tuổi mới ra khỏi khu này sau khi chết đi sống lại từ căn bệnh covid-19. Hôm nay, Tina thổ lộ coronavirus đã ập đến và làm tang thương gia đình của họ ở vùng Sunshine như thế nào.


Vào thứ Sáu, ngày 17 tháng 7, Tina đã năn nỉ Mẹ cô, bà Dung Huỳnh 60 tuổi đừng đi làm.

 

Những đồng nghiệp của bà làm tại hãng Bertocchi Smallgoods đã được xác nhận bị nhiễm bệnh Coronavirus, nhưng vì là một nhân viên công nhật, bà Dung cảm thấy mình không có sự chọn lựa nào khác.

 

Vào buổi trưa, bà Dung và những người làm chung được yêu cầu đi về đi làm xét nghiệm Covid-19 và tự cách ly.

 

"Thật đáng sợ khi cuối tuần cô nhận hết cú gọi này đến cú gọi khác từ những người bị nhiễm bệnh vừa khóc vừa bảo cô họ bị dương tính khi làm xét nghiệm", Cô nhớ lại. "Cuối tuần có 17 người đã bị nhiễm bệnh."


Từ ngày Chủ Nhật trở về sau, Ba Mẹ tôi ngã bệnh - bệnh thật nặng.

Sau xét nghiệm đầu tiên âm tính, bà Dung và ông Hoàng 72 tuổi đã làm thêm một xét nghiệm khác vào ngày 25 tháng 7 và có kết quả xác nhận hai vợ chồng đều nhiễm bệnh Covid-19.

 

Mặc dù không có triệu chứng gì, Tina 26 tuổi vẫn đi làm xét nghiệm chiều hôm đó nhưng chẳng bao lâu sau, cô nhận ra mình không cần phải chờ kết quả xét nghiệm nữa.

 

“Từ sáng Chủ Nhật khi thức dậy tôi biết tôi đã bị nhiễm bệnh Covid. Bạn tin chắc vào điều đó. Đó không phải là căn bệnh thông thường”, Cô nói.

 

Bất chợt bạn mất khứu giác, bạn mất vị giác, bạn bị nhức đầu liên tục cả ngày lẫn đêm.

 

Tôi nhớ lại cảm giác lạnh run bần bật mà không làm sao có thể thoát khỏi được.

 

Mặc dù Ba Mẹ cô đã bệnh nằm liệt giường, nhưng Tina nhanh chóng trở thành người bệnh nặng nhất trong gia đình.

 

Dù cô còn trẻ và sức khỏe không có vấn đề gì ngoài bị suyển nhẹ, cô trải qua cơn nóng sốt, nhức đầu, buồn nôn và ớn lạnh liên tục – và cuối cùng phải kêu xe cấp cứu nhập viện vào lúc 8 giờ tối ngày 29 tháng 7.

 

Tina được theo dõi 24 tiếng ở bệnh viện Footscray và được xuất viện với máy theo dõi nồng độ oxy tại nhà và nhận những cú gọi thường xuyên từ các bác sĩ và nhân viên “Chương Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà” của bệnh viện Western Health (Sunshine Hospital, Footscray Hospital, Williamstown Hospital, Sunbury Day Hospital).

 

Nhưng khi về nhà, cô được báo Ba cô đã được chuyển đến bệnh viện Sunshine. Sau khi run rẩy cả đêm ông Hoàng chỉ còn phản ứng một phần.

 

Vào sáng thứ Bảy, mức độ oxy của Tina đã xuống tới mức nguy hiểm 84 % và các bác sĩ đã cấp tốc đưa cô quay trở lại bệnh viện.

 

Xe cứu thương đã đến đúng lúc. Cô nói: “Họ đã đưa tôi đi ngay vì tôi không thở được. Điều đó xảy ra rất nhanh và bạn ngừng thở. Đơn giản là bạn không thể hít thở không khí được.”

 

Covid-19 I want to die (4)
Tina (Tran) Dinh, người Úc gốc Việt,
nhân vật chính trong câu chuyện




Tôi thậm chí không thể diễn tả nó. Đó là một cảm giác kinh hoàng nhất bởi vì bạn không hiểu tại sao. Bạn đang cố gắng làm mọi thứ bạn có thể với miệng và mũi, bạn đang cố hít không khí, nhưng không khí không vào được. Nó giống như bị ngạt thở vậy.

 

Một đội ngũ khoảng 10 bác sĩ chuyên khoa ở Khoa Hô Hấp của bệnh viện Footscray nhanh chóng nhận thức rằng họ không có sự chọn lựa nào khác là đặt máy trợ thở cho cô trong tình trạng hôn mê.

 

Bốn ngày sau đó, Tina thức giấc một mình trong phòng, người cô chằng chịt những ống chuyền từ cổ họng và mọi chỗ khác.

 

Khi tôi mở mắt, tôi không biết thời gian đã qua bao lâu và không biết mình đang ở đâu.

 

Tôi chỉ nhớ nằm ở đó rất sợ hãi, thực sự sợ hãi. Tôi hoàn toàn cô đơn và không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.

 

Tất cả mà tôi biết được đó là tôi không thở được.

 

Tôi nợ các bác sĩ và y tá kiếp này. Tôi không thể diễn tả được tình thương yêu mà tôi dành cho họ.

 

Điều duy nhất khích lệ tôi mỗi ngày đó là mỗi khi họ đến, điều đầu tiên mà họ làm đó là nắm lấy bàn tay và xiết nhẹ tay tôi.

 

Đó là sự liên lạc duy nhất mà bạn có thể có và là điều nhắc nhở duy nhất là bạn vẫn còn hiện hữu.

 

Đó là một trải nghiệm kỳ dị khi bị bao quanh bằng đồ nhựa cả ngày đêm.

 

Bạn với tới và bạn không đụng bất cứ cái gì ngoài chỉ là đồ nhựa mà thôi.

 

Sau nhiều ngày, Tina trở nên tỉnh táo hơn, nhưng cô sửng sốt khi nghe tin Ba của cô được đặt nội khí quản cùng ngày với cô. Tệ hơn nữa ông Hoàng vẫn còn bệnh rất nặng nên không thể ngưng máy hỗ trợ sống.

 

Có những lúc tôi chỉ muốn chết. Thật khó chịu đựng nổi. Tôi không thể chịu đựng được nữa.

 

Tôi thật lo cho Ba, nhưng tôi cũng không muốn nghĩ đến nữa.

 

Khi thấy khỏe, Tina mở điện thoại xem tin tức thế giới bên ngoài. Những gì cô thấy thật là đáng sợ. Một người đàn ông Melbourne 33 tuổi vừa mất vì bệnh covid-19 và Tina lo sợ khả năng chẳng lâu sau có tin cô sẽ là người phụ nữ ẩn danh trong độ tuổi 20 vừa mất.

 

Sự sợ hãi của cô biến thành cơn giận dữ. Cô nói: “Tôi thật sự rất sợ hãi khi đọc tin có người đi biểu tình phản đối lệnh phong tỏa, những người không tuân thủ quy định và gọi đây là trò lừa. Tôi thật tức giận.”

 

Cô nói thêm về suy nghĩ vào thời gian đó: “Tôi được đưa vào đây nằm. Không ai biết rằng những người như tôi… Chúng tôi đang ở Khu Chăm Sóc Đặc Biệt ngay lúc này và tôi không thể tự thở được. Tôi muốn tháo bỏ hết mọi thứ vì tôi đang được truyền nối với nhiều máy móc quanh cơ thể mình ngay lúc này. Tôi mang nhiều đường truyền qua kim khắp cả người và đó là sự thật. Tôi không hiểu tại sao những người ngoài kia lại không tin điều này.”

 

Với lòng quyết tâm trở về nhà và hậu thuẫn Mẹ mình, Tina cuối cùng có thể ra khỏi Phòng Chăm Sóc Đặc Biệt và sau đó được về nhà vào thứ Hai.

 

Cô vừa bị viêm phổi vừa bị dương tính Covid-19, Tina mất nhiều tháng trời mới có thể hồi phục từ những triệu chứng nặng nhất của coronavirus mà cô mắc phải.

 

“Bạn không có sức. Không có sự tôn nghiêm nào đơn giản vì bạn không thể tự làm bất cứ điều gì.”, cô nói.

 

Tôi vẫn không thể ngồi lâu hơn nửa tiếng đồng hồ.

 

Tôi không có sức lực nào cả. Bạn không thể đi, bạn thậm chí không thể đứng lên vì vậy các chuyên viên vật lý trị liệu phải giúp bạn phục hồi sức mạnh cơ bắp trở lại.

 

Trong cơ thể tôi không có một chỗ nào mà họ thật sự không chích hay làm gì đó đối với tôi.

 

Tôi có vị Covid ở trong miệng – nó có vị kim loại và nó cứ nằm mãi ở đó. Thậm chí sáng nay tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng chỉ để đánh răng bởi vì tôi không thể chịu đựng nổi cái vị này.

 
Nhưng hiện tại Tina tập trung tất cả vào Ba của cô.

Máy trợ thở để duy trì mạng sống ông Hoàng hai tuần qua bây giờ phải tạm ngưng trước khi nó làm cơ thể ông hư hại thêm.

Dù phải chống chọi với bệnh viêm phổi và ba thứ nhiễm trùng khác, tim và thận của ông Hoàng vẫn còn tốt, đó là dấu hiệu tốt, dẫu vậy không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra khi ông thức dậy.

Cô nói: “Tôi hy vọng ông sẽ sớm khỏe lại bởi vì chúng tôi nhớ ông lắm. Chúng tôi FaceTime với ông mỗi ngày và thật là đau lòng khi thấy ông như thế, chúng tôi chỉ muốn ôm ông.”

Ông có thể nghe chúng tôi nói. Tối qua, ông thật sự cố gắng cử động và ông đã khóc, vì vậy các điều dưỡng viên đã lau nước mắt cho ông. Tim tôi đau đớn khi các bác sĩ và y tá bảo rằng: “Ông ấy đang cố gắng đáp lại tôi.”



Quảng Tịnh Kim Phương (Việt dịch)

Grant McArthur (Health Editor, Herald Sun, August 18, 2020 1:12pm)


https://www.heraldsun.com.au/news/victoria/how-coronavirus-devastated-a-family-from-sunshine/news-story/f200f0cf77017f85832c485433139389




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 7673)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
05/04/2013(Xem: 8082)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5299)
Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
05/04/2013(Xem: 3022)
Trước năm 1975, ba tôi là một thương gia giàu có. Sự giàu có không bắt nguồn ba là quan chức đầy thế lực hay thân cận chính quyền. Ba tôi chỉ là một người dân lương thiện thuần túy. Ngày ba mẹ dắt đứa con trai nhỏ từ Bắc vào Nam, ba mẹ tá túc tại nhà người chú họ bên mẹ. Người chú có một xưỡng sản xuất bánh kẹo, thế là ba mẹ tôi vừa được xem là “con cháu trong nhà” vừa làm việc đắc lực cho chú. Đương nhiên thôi, chân ướt chân ráo vào Nam với hai bàn tay trắng, có nơi ăn chốn ở tạm gọi là an thân còn mong gì hơn. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như thế. Ba mẹ tôi chỉ được nuôi ăn nhưng không nhận được đồng lương nào, dù chỉ vài đồng tiêu vặt.Tiền với ba tôi không phải là cứu cánh, nhưng nó là phương tiện để giải quyết nhu cầu cần thiết, cơ bản của con người.
04/04/2013(Xem: 11937)
Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài? Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay? Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự? Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình? Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
02/04/2013(Xem: 14776)
Khi chọn lựa đề tài và sắp đặt câu chuyện, tôi mong rằng sẽ đi sâu từng chi tiết một, để câu chuyện hữu lý hơn; nhưng trước khi đi Canada lần nầy đã cung đón Đức Đạt Lai Ma về Chùa Viên Giác, nơi tôi đang trụ trì; nên có lẽ Chương đầu của quyển sách nầy, chỉ nói về bậc Thánh nhân ấy, không liên quan trực tiếp đến câu chuyện của quyển sách.
01/04/2013(Xem: 16586)
Mục Lục: HT Thích Như Điển - Xuất gia học đạo - Chùa Phước Lâm - Làm Nhang - Học tập - Về lại chùa Viên Giác - Ngày mất mẹ - Làm đậu hủ - Pháp nạn năm 1966 - Học tán tụng - Về Cẩm Nam - Hội An ngày ấy - Hồi ký - Tết năm Mậu Thân - Thầy tôi - Di tích - Chiếc nón bài thơ - Xa Hội An - Cách học cho giỏi - Lời cuối - Gặp lại nhau - Ba thế hệ đậuTiến Sĩ Mục Lục: Trần Trung Đạo - Lời Ngỏ - Vài nét về Chùa Viên Giác - Thời thơ ấu ở Duy Xuyên - Đến Chùa Viên Giác lần đầu - Rời Chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện - Trở lại Chùa Viên Giác - Sư Phụ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Long Trí - Tưởng nhớ Bổn Sư Thích Như Vạn - Tưởng nhớ HT Thích Tâm Thanh - Phố cô Hội An và những ngôi trường cũ - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi - Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
01/04/2013(Xem: 14860)
101 câu chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm dịch
01/04/2013(Xem: 3153)
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú, với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép cửa, bước ra đường.
29/03/2013(Xem: 4149)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]