Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam

28/06/202018:15(Xem: 23940)
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam


Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.

Một chiều thu lang thang trên những con phố ở Hà Nội, đi ngang qua con phố Hàng Than, thấy chùa Hòe Nhai ngày nào giờ sửa sang lại khang trang quá, cửa chùa để ngỏ, tôi chợt dừng bước ghé chân vào thăm để tìm một chút tĩnh lặng giữa những mớ bộn bề của cuộc sống.

Từng ngọn gió thu mát rười rượi thổi dọc theo dãy hàng lang đi quanh chùa, lại thêm cảnh vật yên tĩnh, trong lành khiến tâm hồn thư thái đến lạ thường. Đi dạo một vòng quanh chùa, bất ngờ tôi phát hiện ở gian phòng thờ bên trái thượng điện có một bức tượng hết sức kỳ dị mà không một ngôi chùa nào khác có được.

Vua Le Hy Tong sam hoi 2
Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội


Đó là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen đè lên lưng à vua.

Đem sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi mới được hay biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kỳ dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trụ trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”.

Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói.

“Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ

Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng Ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỷ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải.

Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa chiền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần.

Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình.



Vua Le Hy Tong sam hoi
Tượng "vua sám hối" độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness




Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên.

Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo.

Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...

Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua liền lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.

Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.

Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận Lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Kinh Vân (Bưu Điện Việt Nam)


ĐÔI NÉT VỀ CHÙA HÒE NHAI

Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.

Theo văn bia năm Chính hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi "chùa xây tại Hòe Nhai tại bến Đông Bộ Đầu". Văn Bia còn có đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:

"Hồng Phúc ở Hà Thành
Núi Nùng như vạt áo
Sông Nhị như giải lưng
Hồ Trúc Bạch chắn ngang
Dòng Tô Lịch vòng lại

Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long..."

Chùa Hòe Nhai trải qua nhiều lần sửa chữa lớn khá thường xuyên vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.

Chùa này là chốn đại tổ đình của Phật giáo miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung từ thế kỷ 17, có đến 2 vị quốc sư, 5 vị Tăng Thống, Pháp chủ xuất thân, trụ trì ở đây – một điều vô cùng hiếm gặp ở các chùa Việt nam :

Đạo Nam Quốc Sư, Thông Giác Thủy Nguyệt Thiền Sư, Đại Tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Đại Tuệ Quốc Sư, Chân Dung Tông Diễn Thiền sư , Nhị tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Tăng Thống Tịnh Giác Từ Sơn Hành Nhất Thiền Sư .
Tăng Thống Hải Điện Mật Đa Thiền Sư .
Tăng Thống Khoan Dực Phổ Chiếu Thiền Sư .
Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh Đại Lão Hòa Thượng (1840 – 1936) , đây là ngôi chùa ngài xuất gia năm 10 tuổi với sư tổ họ Nguyễn ở đây .
Pháp Chủ Thích Đức Nhuận Đại Lão hòa thượng (1897 – 1993) trụ trì chùa giai đoạn 1980 – 1993.



chua hoe nhai
Ban chính điện chùa Hòe Nhai
chua hoe nhai-3
Khuôn viên bên trong chùa là một màu xanh ngắt với những tán lá cây đầy bóng mát
chuong dong chua hoe nhai
Trống Đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 - 1883) nhà Nguyễn
khanh dong-chua hoe nhai
Khánh Đồng cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông


Kiến trúc

Một số pho tượng trong chùa Hòe Nhai, trong đó có bức tượng Phật ngồi trên lưng một vị vua đang phủ phục
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công trên diện tích khoảng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều tượng Phật được bày làm 6 lớp. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa có một quả chuông mang niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng. Trong chùa còn có đến 28 tấm bia, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hoà 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29 tháng 1 năm 1258 của quân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hoè Nhai ngày nay.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Khánh trụ trì chùa Hòe Nhai lúc sinh tiền đang chú nguyện Thượng lương ( thanh nóc nhà) trong dịp trùng tu chùa nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.

Chùa còn bộ Tượng Dược Sư tam tôn (Dược Sư Phật, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát) cổ nhất VN, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh, các tượng Phật, Bồ tát này đặc biệt nhất Việt Nam vì tạo hình đầu trọc như 1 vị sư chứ không có tóc bụt ốc,...
Giới điệp của thiền sư Đạo lịch chùa Hòe Nhai Hộ địệp giới Đại Quang Tự giới đàn năm bính tuất
Chùa Hòe Nhai là "chốn tổ" của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.

thap an quang-chua hoe nhai
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp thiêu thân





Di vật quý
Khánh Đồng: cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông
Trống Đồng: đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) nhà Nguyễn
28 Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính hòa thứ 24 (1703)
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân

Chùa_hòe_nhai_nhà_sư_thời_pháp
Thầy Trụ Trì chùa Hòe Nhai đầu thế kỷ 20 do Pháp Chụp ( trong hình là Sư cụ Thích Tâm Viên )
 



Các đời Trụ trì
Tào Động Đời Thứ Thế Thứ Tào Động tại Việt Nam Danh hiệu Pháp Húy Ghi Chú
36 1 Thiền sư Thuỷ Nguyệt Thông Gíac Đạo Nam Người Việt Nam đầu tiên hành cước sang Trung Quốc cầu pháp, tu theo Thiền tông và ngộ đạo, nối pháp Tông Tào Động, pháp tử của Thiền Sư Nhất Cú Tri Giáo (Người Trung Quốc)
37 2 Thiền sư Chân Dung Tông Diễn Tổ Cua, vị đã cảm hóa Vua Lê Hy Tông và giải cứu Pháp nạn
38 3 Thiền sư Tĩnh Gíac Từ sơn Hành Nhất
39 4 Thiền sư Bản lai thiện thụân Tỉnh Chúc Đạo Chu
40 5
Thiền sư Viên Thông lại Nguyên

Hải Điện Mật Đa
41 6 Thiền sư Đạo Nguyên thanh lãng Khoan Dực Phổ Chiếu
42 7 Thiền sư Thanh Đàm Gíac Đạo Tâm Minh Chính Hoằng Quang Sư sáng tác 2 tác phẩm Thiền học là Bát Nhã Tâm Kinh Trực giải và Đề Cương Pháp Hoa.
43 8 Thiền sư Lục Hoà Gíac lâm Minh Liễu
44 9 Thiền sư Thanh Như Chiếu Đạo Minh Quang Lịch Minh Đạt
45 10
Thiền sư Hồng Phúc

Quang Lư Thích Đường, Như Như Tổ quạ, Sư sau trụ trì chùa Mễ Trì – Từ liêm – Hà Nội, dân làng đi làm đồng gửi trẻ con cho sư trông nom, sư vẽ một cái vòng cho trẻ ngồi vào đứa nào cũng ngoan, sư gọi qua đến xếp thành hàng cho chơi với trẻ con.
46 11 Thiền sư Thái Hoà Chính Bỉnh Thích Bình Minh Vô Tướng
47 12 Thiền sư Tâm Nghĩa Tính Nhân Từ
47 12 Thiền Sư Thích Tâm Huy ? – 1972
48 13 Thích Thanh Khoát sau này thượng tọa Thanh Khoát chuyển về chùa Phú Cốc , từ đó chùa Hòe Nhai do Pháp chủ Thích Đức Nhuận nhận trụ trì
49 14 Thiền sư Thanh Thiệu Thích Đức Nhuận, Đức Hạp Tổ Đồng Đắc (1897 – 1993), Đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN , cụ vốn là đệ tử của sư tổ Thích Mật Nghĩa (Thích Thanh Nghĩa) , tổ Mật Nghĩa là đệ tử truyền thừa Tào Động của chùa Quảng Bá Hà Nội , sư tổ chùa Quảng Bá thì vốn là môn nhân đệ tử của chùa Hòe Nhai
50 15
Thiền sư Nguyên Cát

Thích Thanh Khánh (1921 – 2013)
51 16 Đại đức Thích Tâm Hoan


Tham khảo

Đặng Đức Siêu (2006). Sổ tay Văn Hoá Việt Nam. Nhà Xuất Bản Lao động.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C3%B2e_Nhai


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2015(Xem: 4125)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6378)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3897)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3418)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8338)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3934)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4549)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3528)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4689)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
28/08/2015(Xem: 3486)
Chuyện sẽ không có gì để nói nếu hôm đó cô Susanne không mang mấy cánh hoa vào phòng làm việc của tôi. - Anh có muốn cắm mấy cánh hoa này trong phòng không? - Vì sao? Ở đâu cô có vậy? - Trong phòng họp ngày hôm qua, mấy người khách họ mang đến. - Sao tôi không thấy? - Tại tôi dồn hai bình vào một. - Vậy thì cứ để ở phòng của cô đi. Mấy cái hoa sẽ vui hơn khi nó ở trong phòng cô chứ? - Mới đầu tôi cũng nghĩ thế, nhưng ngày mai tôi bắt đầu đi nghỉ hè rồi. - Ừ thì cũng được, tùy cô. Nhưng cô nghĩ nên để ở đâu? - Trên bàn làm việc của anh, kế bên hình ông Phật đó. - Không được. Cô biết, hoa cũ và không tươi chúng tôi không mang cúng Phật đâu. - Thế anh muốn để đâu? - Ừ... để suy nghĩ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]