Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưới Mái Chòi Tranh (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

04/06/202004:45(Xem: 3998)
Dưới Mái Chòi Tranh (truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm, do PT Tường Dinh diễn đọc)

choi tranh
Dưới Mái Chòi Tranh

truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm
do PT Tường Dinh diễn đọc



 

-  Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi!

Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.

Hồi tôi còn nhỏ, khoảng thời gian lễ Phật Đản được xem như là vui nhất. Vì hai tuần này, Sư Phụ ở chùa không có đi giảng dạy xa, huynh đệ cả chùa được sum họp, nhất là hai sư huynh lớn được đi học ở Trường Phật Học về. May mắn cho chúng tôi, ngoài Sư Phụ thì huynh trưởng là một người đức độ, tài năng, là chỗ dựa cho các sư đệ nương nựa tinh thần và tăng động lực để cố gắng tu học. Ngoài những lúc lo công việc chùa, các sư đệ cũng có dịp được lắng nghe những mẫu chuyện đạo thú vị từ các huynh, đặc biệt nhân đây là tình huynh đệ như sưởi ấm cho nhau trong tâm cảm thiếu vắng tình thân lúc còn nhỏ, khi rời xa cha mẹ, gia đình vào chùa tu học. 

-  Sao hôm nay mưa sớm quá, không đợi ăn cơm rồi đã, thường thường chiều mới mưa mà! Tôi lẩm bẩm.


Gần mười Thầy trò chúng tôi đứng trong cái chòi tranh ấy nhỏ ấy, thức ăn đem từ chùa hồi sáng đến giờ cũng đã nguội, huynh đệ chúng tôi cùng san sớt cho nhau những chén cơm và mấy miếng cải chua muối mặn kho đi hâm lại mấy lần. Mưa bắt đầu nặng hạt, gió cũng thổi mạnh hơn, tôi cầm tấm áo mưa che tạm cho đỡ ướt. Thình lình một cơn gió mạnh giật phăng miếng che từ trong tay tôi, nước bắn tung tóe vào Sư Phụ, tô cơm nguội bây giờ càng thêm lạnh ngắt bởi những giọt nước mưa vừa rồi. Tôi hoảng quá, chưa biết làm gì, lớ ngớ thì Thầy tôi cười nhẹ:

-   Không sao đâu con, giữa hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Thầy trò còn ngồi đây ăn cơm như thế này đã là phước báu lắm rồi


Cảm thấy nhẹ lòng phần nào, nhưng cũng luôn tự trách sao mình bất cẩn vụng về như thế! Trong chòi, hầu như không có chỗ nào là kín cả. Từng giọt nước mưa xuyên qua mái tranh cũ làm cho lần lượt Thầy trò huynh đệ ướt sũng, cũng may cơn mưa không quá lâu, mặt trời cũng bắt đầu xuất hiện, ánh nắng buổi trưa đang chiếu trên chiếc chòi tranh ấy.

 

Bữa ăn diễn ra một cách nhẹ nhàng ấm cúng, Thầy nhắc nhở huynh đệ chúng tôi tìm niềm vui trong cuộc sống tu hành. Tuy trong bữa ăn thanh đạm, thậm chí thiếu thốn về mặt vất chất nhưng niềm vui tinh thần đã tạo nên dưỡng chất trong bữa ăn. Thầy nhắc nhở lời Phật dạy, hàng đệ tử của Như Lai không bị khuất phục bởi giàu sang quyền lực, trong khó khăn vẫn cố gắng giữ được tâm chí của mình nhất là đời sống thà nghèo tiền bạc, của cải vật chất nhưng không được nghèo đạo đức, nghĩa tình.

Mặc cho bên ngoài lại có gió thổi, mưa lại tiếp tục rơi, trong chòi vẫn vang vọng tiếng cười, huynh đệ không còn ai có cảm giác là mình ở trong ngôi chòi tranh nữa và cũng không còn quan trọng khi trong tô cơm chỉ có vỏn vẹn mấy miếng đồ ăn đạm bạc. Từng giọng cười, lời nói của Thầy như đưa huynh đệ chúng tôi sống trong giờ phút hiện tại an vui và thanh thản. Lúc bấy giờ riêng tôi lại trông mưa, trông gió lâu hơn, vì có mưa gió mà được nghe, được chứng kiến những hình ảnh sâu đậm nghĩa tình cao cả thiêng liêng giữa cuộc đời mà khó có thể tìm kiếm được ở những nơi khác.

Khoảng thời gian hành Điệu ở chùa, những lúc đi làm vườn, làm ruộng, công việc với Sư phụ luôn là điều làm cho huynh đệ thích thú. Lúc ấy, ngoài công việc ra, thì chỗ làm có thể biến thành trường thi bất cứ lúc nào, hồi hộp xen lẫn lo âu. Thầy tạo niềm vui tu học bằng những câu chuyện đạo, lịch sử, kinh điển... Tôi luôn tự nghĩ rằng, một đứa nhỏ quê mùa, sức khỏe kém cỏi như tôi, bây giờ có được chút gì thì tất cả từ ơn Thầy, từ các bậc Ân sư tác tạo.

Tuy chỉ là một bữa cơm vội vã với những thức ăn thật đơn sơ bình dị nhưng đối với tôi đó là một trong bữa cơm ngon và đong đầy kỷ niệm của cuộc đời! Nơi bữa cơm ấy, càng biểu lộ tấm lòng đức độ của Thầy và nối kết cho mỗi huynh đệ trong tình thương yêu gắn bó đùm bọc. Cũng chính bữa cơm ấy như hạt giống lành đã gieo trồng trong mảnh đất tâm một chú tiểu như tôi. Sau này, khi được đi học ở Trường Phật Học, tôi vô cùng chấn động khi đọc đoạn “trong một căn phòng nhỏ vài mét vuông của Bồ Tát Duy Ma Cật nhưng sức chứa năm trăm tòa sư tử”, làm sao được? Một hình ảnh mang tính cách khái niệm, biểu trưng nhưng đã gợi trong lòng tôi nhớ về bữa cơm giữa đồng ruộng bạt ngàn với nắng mưa hòa lẫn, gió quyện sương giăng. Chỉ một mái chòi tranh nhỏ, người bình thường bây giờ chắc có lẽ không dám bước vào vì sợ dơ, sợ lấm; nhưng ngay nơi đó, như một trai đường của những người mang chí nguyện độ sanh. Tất cả đều do tâm của chính mình tạo nên, thật vi diệu.

 Nhìn cuộc sống hiện tại, trong xã hội đã xảy ra biết bao chuyện đắng lòng, tôi tự hỏi tại sao khi những lúc khó khăn nghèo khổ, người ta thường chấp nhận nhau, sống chung hòa thuận, nhưng khi giàu có, nhà cửa to lớn thì không còn dung chứa nhau được nữa? Phải chăng do thiếu tình thương để những ích kỷ, nhỏ nhoi tự lớn dần trong bản ngã và được phủ che, nuông chìu trong những ngôn từ hoa diễm yêu kiều. Trong bữa ăn, dù thức ăn đó là sơn hào hải vị, nhưng thiếu vắng chất liệu của tình thương, chỉ là những đau đớn buồn khổ tâm can, thì khó có thể nào ngon miệng được.

Có lần, khi đọc tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng, Hòa Thượng Nhất Hạnh viết Đức Thế Tôn sau khi thành đạo, ngồi nhìn ngắm cây Bồ đề một cách vô cùng trân quý và cám ơn Cây Bồ Đề đã che mưa che nắng cho Ngài suốt thời gian ngài thiền định, thật sâu lắng làm sao! Tôi cảm thấy chạnh lòng khi liên tưởng đến Cái Chòi Tranh đã che mưa nắng cho huynh đệ chúng tôi suốt mấy năm trường mà tôi chưa một lần nào nghĩ đến cảm thấy mang ơn, chứ huống gì nói ra thành tiếng. Thật buồn cho chính mình, khi nhìn lại những ân tình mộc mạc đơn sơ nhưng đã góp phần cho sự trưởng thành của chính mình nhưng chúng ta không thấy được. Chúng ta thấy được sự thành tựu hiện tại như một thành quả của chính mình nhưng thực chất đó cũng chỉ là vay mượn biết bao ân tình trong cuộc đời. Vì những vọng động trong tâm thức, sống vội vã, chính mình sống trong cái nhà xây dựng kiên cố đẹp đẽ nhưng có lẽ chưa kịp nhìn lại cái nhà xây gạch đó chan chứa cả bao nước mắt, tâm tình từ ngôi nhà tranh với những năm tháng nhọc nhằn. Những công trình hoa lệ, đồ sộ, lộng lẫy đều có ẩn tàng những ngôi nhà tranh, những bàn tay gầy guộc, những gương mặt hốc hác khô cằn góp phần trong đó.

Cái chòi tranh, một cái chuồng cũ bỏ hoang, hoàn toàn không có giá trị vật chất gì nhưng có một giá trị tâm linh nếu người trong cuộc không nhìn và  nhận thức được ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta không cố chấp bám lấy những kỷ niệm xưa để đau khổ, để lụi tàn cuộc sống hiện tại, nhưng góp nhặt những gì có được điểm tô cho cuộc sống mỗi ngày một ý nghĩa hơn. Ở đời ai cũng mơ ước mình có được cuộc sống sung sướng giàu sang, phú quý.Tùy theo hoàn cảnh sống mỗi người mà có những ưu tư hoài niệm khác nhau. Tôi viết câu chuyện này trong khi trời đang đổ mưa. Ngôi Chòi Tranh, hình ảnh Sư Phụ và Huynh Đệ đang hiển hiện trong tôi, cảm thấy ấm lòng giữa mùa Đông giá lạnh!

 

Melbourne, mùa Đông năm 2020

Thích Hạnh Phẩm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2021(Xem: 7426)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 6874)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 22649)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 24746)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28180)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 9598)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4966)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 22666)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
04/08/2021(Xem: 6652)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
02/08/2021(Xem: 18752)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]