Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc Gối Gỗ

31/05/202013:48(Xem: 3777)
Chiếc Gối Gỗ
chiec goi go-2

Chiếc Gối Gỗ
Truyện ngắn của Thích Hạnh Phẩm
do PT Tường Dinh diễn đọc



-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông.

Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ.

Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.

Vào chùa cũng được hơn ba năm, đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác lo sợ nhất vì không có Thầy. Tuy Chùa mới thành lập, không có gì quý báu, chỉ đơn sơ bằng mái tranh vách đất, điện Phật, nhà Tổ thì chỉ có một phòng cho Thầy ở, bốn huynh đệ ở tạm cái phòng ngay cạnh sát nhà bếp phía sau. Có Thầy cảm giác ấm áp như lúc còn ở nhà khi có Cha Mẹ, không có Thầy cảm giác trống trải lo lắng đến lạ thường.

Từ ngày vào chùa, sáng nào tôi cũng ráng thức dậy sớm theo Sư Phụ và huynh đệ đi công phu. Hai tháng đầu tiên ở chùa, đâu có tụng được chữ nào trong Thần chú Lăng Nghiêm, chỉ tới khi lạy Phật thì ráng, vừa xong lập tức chạy trốn trong cái kho chứa đồ tạp nhạp nằm ngủ nướng. Cái khổ không đủ ăn cũng còn đỡ, cái khó nhất là thức sớm, không dễ chút nào. Sáng nào thức dậy cũng ráng gắng gượng, đi thì mắt nhắm mắt mở đụng vào bụi tre gần lu nước rửa mặt. Có hôm rửa vội kiểu mặt mèo vì Sư phụ đã lên đến chánh điện mà mấy huynh đệ chưa ai ra khỏi “cung”.

Hai tuần Sư phụ về quê dự lễ tang Sư Ông, bốn huynh đệ công phu bữa có bữa không. Hôm thì ngủ quên, hôm thì dậy quá sớm ngồi gật gù chờ trời sáng, cứ nghe mấy người hàng xóm kể hồi trước vùng này nhiều người chết thì càng kinh hãi. Mấy người đi cạo mũ cao su sớm thì còn thêm thắt thấy bóng người đi qua lại chỗ hàng rào, thật sợ lắm. Có hôm mới vừa tụng kinh giờ Tịnh Độ xong, Phật tử mới ra về thì chúng tôi đã vội đóng cửa, cố thủ chờ trời sáng.

Hai tuần thôi sao mà lâu quá, ai cũng trông từng ngày. Thành quả của huynh đệ chúng tôi từ khi Sư Phụ ra quê về lại là chùa “còn nguyên”. Thầy hỏi có công phu tung kinh đều đặn không thì chỉ cúi đầu, làm thinh không dám trả lời. Thầy hiểu ý, nhắc nhở chúng tôi cần cố gắng không được giãi đãi như thế nữa.

- Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông, Thầy tôi từ tốn nhắc lại, từ khi thọ tỳ kheo giới Sư Ông đã phát nguyện ngày hai thời kinh kệ, lạy Phật công phu, ngày ăn một bữa. Điều đặc biệt Sư Ông trụ thế 97 năm nhưng đã có hơn 60 năm nằm trên tấm ván và cái gối gỗ đơn sơ này. - Thầy nói trong tâm trạng vô cùng cảm xúc.

Sư Phụ được Sư Ông cho biết, trong một lần bão dữ làm bật gốc cây mít sau chùa, thân mít thì được Sư Ông tự tay đẽo chiếc mõ bây giờ còn trên Chánh điện, phần ngọn cây mít Sư Ông dùng đẽo chiếc gối để kê đầu. Mới nhìn vào thì thấy đơn giản, chỉ là chiếc Gối Gỗ thôi nhưng thực hành thì thật là khó khăn lắm. Mục đích để cho ngươi tu tỉnh bớt trong đêm dài của ngủ nghỉ.

- Hôm nay, trước khi khởi hành cho một chặng đường mới, các con không còn ở gần Thầy, các con hãy cố gắng dùng hình ảnh của Sư Ông mà nhắc nhở và cảnh tỉnh chính mình.


ht thich khanh tin - 1896-1993
Sư ông của tác giả
Hòa Thượng Thích Khánh Tín 
(1896-1993)
Khai sơn Chùa Thọ Sơn, Quảng Ngãi



Chúng tôi ngậm ngùi, tuy đây không phải là buổi tiễn biệt nhưng lần đầu tiên rời khỏi chùa để bước vào giai đoạn mới, huynh đệ chúng tôi mới xin nhập học tại trường Phật Học Nội Trú. Mới đó, thời gian đã hơn 5 năm trôi qua kể từ khí vào chùa, và gần hai năm từ khi Sư Ông viên tịch. Hình ảnh Chiếc Gối Gỗ hôm nay thật làm cho tâm nguyện chúng tôi như vững chãi hơn. Hơn năm năm nay ở chùa, Sư phụ cũng đã dạy những giáo lý cơ bản nên cũng đã cảm nhận được nhiều qua hình ảnh của Chiếc Gối Gỗ của Sư Ông. Đó tuy chỉ là khúc gỗ mít làm ra nhưng suốt cả hành trình hơn 60 năm chứa chan một nghị lực và ý chí phi thường của một bậc Chân tu thạc đức. Chiếc gối gỗ tạo nên sự tỉnh giác trong suốt đêm trường. Con người bình thường ai cũng muốn nằm trong nệm ấm, chăn êm cho ngon giấc. Chính cái ngon giấc ấy đã kéo chuỗi ngày ngủ sanh tử trầm luân triền miên trong vô lượng kiếp đến nay. Khi nhìn thấy Chiếc Gối Gỗ của Sư Ông càng cảm nhận đến giá trị lời Phật dạy ít ngủ nghĩ trong kinh Di Giáo, hay lời dạy cảnh tỉnh của chư vị Tổ Sư. Đã nhiều lần chính bản thân cũng muốn thực tập thử xem sao nhưng không thể nào làm nỗi, đau đầu, nghiêng qua là rớt cái đầu xuống và thức giấc. Thật là hổ thẹn với các Bậc Tổ Thầy.

Thầy tôi, cũng được huấn dạy từ đức hạnh của Sư Ông mà suốt cả cuộc đời luôn thanh đạm, cần mẫn với thửa ruộng, miếng vườn. Thậm chí căn phòng cũ đã gần bốn mươi năm qua cũng giữ nguyên, bao nhiêu lần lợp thêm tranh, thêm lá, nhưng Thầy vẫn muốn sống giản dị như Sư Ông thuở nào. Tuy cũng là bậc thông tuệ nhưng luôn giản dị trong cuộc sống thanh bần. Hồi nhỏ ở Chùa, mỗi lần đi làm, Thầy vừa cuốc đất vừa ngâm nga câu mà Thầy nói Sư Ông thường nhắc nhở:“Con ơi nhớ lấy lời này, Thành tâm lễ Phật tinh cần Niệm Châu”. Huynh đệ ở chùa, không ai không nằm lòng câu phương ngôn này, coi đó như một phần định hướng của cuộc đời tu hành.

Chiếc Gối Gỗ là pháp hữu vi sẽ hư hoại với thời gian sanh diệt, nhưng hình ảnh chiếc Gối Gỗ và đức hạnh của Sư Ông là hình ảnh thiêng liêng cao quý, là biểu tượng của sự tinh tấn khổ hạnh của bậc Chân Nhân xuất trần Thượng Sỹ.


Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne, mùa Đông năm 2020
Thích Hạnh Phẩm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 2761)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 2535)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 2608)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
14/01/2023(Xem: 2321)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 2784)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 2805)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 3516)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2532)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 1851)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
02/11/2022(Xem: 13930)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567