Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bác Sĩ Beckson (Bá Khắc Sum) đã gặp Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp tại núi Kê Túc, Ấn Độ

13/08/201920:04(Xem: 6445)
Bác Sĩ Beckson (Bá Khắc Sum) đã gặp Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp tại núi Kê Túc, Ấn Độ

ke tuc son



Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo.

Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.

Một tiến sỹ vừa bước xuống chiếc xe hơi phát hiện ra tình huống này, ông cảm thấy rất quen, liền bước lên mấy bước nhìn kỹ, bất giác buột miệng nói: “Ngài là tiến sỹ Beckson phải không? Đã nhiều năm không gặp! 5 năm trước, sau khi ngài công bố ‘Triết học tân luận’ thì từ đó chúng ta không gặp lại nữa”.

Người có dáng vẻ hòa thượng Ấn Độ nói: “Vâng, tôi là Beckson, ở Ấn Độ mấy năm, đã có được khai mở rất lớn”.

Tiến sỹ Madison nói: “Tốt quá, hôm nay mở hội nghị thường niên giới học thuật, rất nhiều bạn bè cũ cũng tham dự, ông đến gặp mặt mọi người chút đi”.

Thế là hai người bước về phía hội trường.

Hơn 100 nhân sỹ nổi tiếng tham dự hội nghị, toàn là bạn bè của Beckson, bỗng chốc vui mừng náo động cả hội trường.

Tiến sỹ Jim Saporte phấn khích đề nghị: “Không ngờ bỗng nhiên được trùng phùng với tiến sỹ Beckson mất tích nhiều năm nay, nhất là nhìn thấy ông trong trang phục này, dường như đi ngược lại với quan điểm học thuật của ông mấy năm trước. Tôi đoán mọi người nhất định khao khát được biết những đổi thay của ông mấy năm nay, vậy mời ông kể cho chúng ta tình hình sau khi biệt ly”.


Sau 5 năm tiến sỹ Beckson quay trở lại và ông hoàn toàn khác, mọi người đều háo hức muốn biết về những điều ông đã trải qua. 


Mọi người vỗ tay tán thành.

Beckson nói: “Xin cảm ơn quý vị quan tâm. Tôi đến Ấn Độ là với mục đích đi du lịch. Tôi du lãm vào sâu núi Linh Thứu Thánh địa Phật giáo, gặp một cụ già hiền từ. Cụ già nói với tôi: ‘Người Âu Mỹ các ông vô cùng kiêu ngạo tự đại, không coi ai ra gì, tự cho mình là dân tộc thượng đẳng, coi những người phương Đông chúng tôi như dân hạ đẳng chưa được khai hóa văn minh. Thực ra các ông sai rồi, chúng tôi có kho báu tinh thần khai mở trí huệ nhân loại vô hạn. Tôi có thể dẫn ông đến một nơi để ông mở rộng tầm mắt, thì mới biết thế nào là hư giả và chân thực”.

“Tôi theo cụ già băng rừng vượt núi đến một nơi. Lúc mới đến có thể thấy một tia sáng nhạt, đi khoảng 1 dặm, cửa động bỗng rộng mở sáng bừng. Ra khỏi cửa động, giống như đến một thế giới khác, hoa tươi khắp mọi nơi, từng làn hương thơm bay thấu vào trong lồng ngực, khiến cho chúng ta cảm giác tinh thần tâm hồn khoáng đạt vui vẻ. Ở nơi sâu trong rừng rậm, thấp thoáng lộ ra kiến trúc cổ bằng đá cẩm thạch.

Cụ già dẫn tôi đến một nơi cất giữ sách, có mấy gian nhà lớn. Những sách đó có luận thiên văn, địa lý, toán học, có sách suy luận logic, có sách luận Thiên Địa Nhân, tạo hóa vạn vật, có sách luận thần thức sinh diệt biến hóa, linh tính trường tồn bất diệt, nhưng nhiều nhất là thư tịch tôn giáo, đặc biệt Phật giáo là nhiều nhất. Cụ già nói: ‘Nếu ông muốn, có thể sống ở đây một thời gian, mỗi ngày 3 bữa do ta cung cấp, chỉ có điều là đồ chay”.

“Tôi đã ở đó hơn 1 năm, cứ luôn hỏi họ tên cụ, cụ già dù thế nào đi nữa cũng không muốn nói. Đến khi tôi từ biệt, cụ già nói: “Nếu những thư tịch này ông cảm thấy có lợi ích, vậy thì đề nghị ông hãy hết sức thực hành. Rồi ông đến trước Chùa Vàng ở Yangon Myanma tự hứa nguyện, mặc trang phục sa môn, thực hành sa môn hạnh, trở thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta sẽ có cơ hội tương ngộ”.


Sau khi chia tay cụ già bí ẩn nói giáo sư đến chùa Vàng ở Yangon Myanma tự hứa nguyện, trở thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni.

“Cụ già tiễn tôi xuống lưng chừng núi, tôi cúi người hái một đóa hoa rừng hiếm thấy, khi tôi ngẩng đầu nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Tôi kinh ngạc, cụ già đó nhất định là đệ tử Phật giáo có đạo hạnh rất cao thâm. Tôi quay ngược lại đi tìm tịnh xá mà tôi đã ở hơn 1 năm qua, nó cũng biến mất”.

“Thế là tôi đi đến Myanma, đến Chùa Vàng, tôi đi vòng quanh mấy vòng lễ bái xong, tôi quỳ trước tháp, thầm cầu nguyện rằng: ‘Con là Beckson, từ ngày hôm nay con quyết tâm quy y Phật’. Rồi tôi lại đến một ngôi chùa lớn khác ở Yangon, bái một vị trưởng lão làm thầy, xin ông cạo đầu xuống tóc cho tôi, dạy tôi giới luật, học tập thiền định. Khoảng 1 năm tôi lại thọ đại giới Tì kheo. Một hôm, khi tôi nhập định thì thấy cụ già hiền từ đó. Tôi hỏi cụ Pháp hiệu, lúc đó cụ mới bảo tôi rằng, cụ là Tôn giả Ca Diếp, đại đệ tử của Đức Phật”.

“Hôm nay tôi lại trở lại nước Anh, muốn đi các nước châu Âu hoằng dương Phật Pháp. Sau này các vị đừng gọi tôi là tiến sỹ nữa, hãy gọi tôi là tì kheo Beckson”.

Nhất Tâm 

https://dkn.news/van-hoa/thi-ra-con-co-nguoi-tu-2500-nam-truoc-van-song-den-ngay-nay.html



***

facebook

youtube
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3132)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2951)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2788)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3229)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2622)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4172)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3195)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3331)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 2973)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]