Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Văn: Thần Chú và Thần Lực

02/03/202021:56(Xem: 3127)
Tản Văn: Thần Chú và Thần Lực

                                                                                                          mattong_2
                                                                                 Tản văn

THẦN CHÚ và THẦN LỰC

        Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn:

        ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..."

         Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".

         Một tuần sau, cũng trên website TV Hoa Sen, thấy xuất hiện bài "Thần Chú Chuẩn Đề" của thầy Thích Nhuận Châu, xin trích đoạn:

 

        "Thần chú Chuẩn Đề là một thần chú mầu nhiệm mà ba đời chư Phật đã từng tuyên thuyết và chư đại Bồ tát, thiên long bát bộ đã từng hộ niệm. Thần chú Chuẩn đề đã từng đem đến hạnh phúc, an lành cho vô lượng chúng sanh...

 

Khể thủ quy y Tô tất đế

Đầu diện đảnh lễ Thất câu chi

Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

Om Cale Cule Cundi Soha

Nam Mô Tát Đa Nẩm,

Tam Miệu Tam Bồ Đề,

Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha.

Om Cale Cule Cundi Soha,

Om Cale Cule Cundi Soha..."

 

         Vào những tháng ngày cuối năm 1984, đầu năm 1985, khi ngôi chùa tranh vách đất Long Quang (xã Bàu Cạn - huyện Long Thành- Đồng Nai) vắng bóng Thầy trú trì, chư tăng tứ tán mỗi người một phương, tôi bấy giờ đã phát nguyện xuống tóc, ăn chay trường, quyết bám trụ lại với vùng đất thân thương này, hằng ngày hằng đêm ra vào "coi ngó, trông nom" ngôi chùa nghèo vùng kinh tế mới cùng với bà con Phật tử Ấp 5 để nơi thờ phụng ngôi Tam Bảo không rơi vào cảnh hoang lạnh ưu sầu, đồng thời tự thân cũng dùng hết khả năng để duy trì, giữ gìn nề nếp sinh hoạt của Ban Hộ Niệm với đa số là các em thanh thiếu niên đang gặp phải chướng duyên "mất Thầy"...

          Chính trong thời gian đó, tôi đã tụng niệm kinh Dược Sư, bản kinh do Hòa thượng Trí Quang dịch nghĩa (bản kinh này Me tôi được Hòa thượng ban tặng từ lâu, và đã chuyển gửi từ Nha Trang vào Long Thành cho tôi từ đầu năm 1984), và mỗi khuya vắng lặng đều trì "Chú Chuẩn Đề" với tâm nguyện được "chứng đắc đạo lực nhiệm mầu" để "cứu giúp người hoạn nạn nghèo khó, giốc lòng phụng sự đạo pháp".

   ... Một buổi gần trưa, tôi đi rảo một vòng từ chùa về quanh Ấp 5 như mọi ngày, khi ngang qua một khoảnh đất xanh rì và dầy đặc khoai mì, thấy có hai người đang lui cui cặm cụi thu hoạch. Tôi dừng lại, nhận ra là hai mẹ con thím Hai hàng xóm, mới hay đây là đất tăng gia sản xuất tách biệt với căn nhà của gia đình chú thím Hai, một gia đình Phật tử.

      Thím Hai đau yếu mà phải dang mình dưới nắng để dùng dao chặt củ ra khỏi từng bụi khoai mì từ cô con gái chân yếu tay mềm nhổ lên theo từng hàng. Tôi đứng quan sát, thấy tốc độ thu hoạch quá chậm, chỉ mới được chừng hai mươi hàng mì giữa cỏ gai rậm rạp, trong khi chung quanh, trước mắt phải đến hai sào chưa chạm tới. Động lòng, tôi băng vào, chào hỏi, rồi thưa với thím Hai:

        "Để con nhổ phụ, thím với em lo chặt và gom vô bao cho nhanh, chứ trưa nắng lắm rồi!"

       Lúc đó tôi đang mặc chiếc áo thun tay ngắn, nên đề nghị em gái cởi chiếc áo khoác tay dài và đôi găng tay của công nhân cao su ra cho tôi mượn tạm để "bảo hộ lao động" trước khi bắt tay nhổ những bụi khoai mì lên khỏi đất cứng.

       Vậy rồi, tôi niệm ba lần “Chuẩn Đề đà-la-ni”, bắt đầu cứ hít một hơi thật sâu, khom xuống, hai tay nắm gần gốc bụi mì, thở ra, nín hơi, lay gốc, nhổ lên, thở ra, bước tới, khom xuống, tiếp tục, tiếp tục với tốc độ vừa phải, đi theo từng hàng mì từ phải trái, từ phải qua trái rất trật tự trong bình thản... Tôi chỉ biết là mình đang làm công việc nhổ mì, không nghĩ gì khác, không ngó ngàng gì đến chung quanh, thao tác liên tục đều đặn không nhanh hơn cũng không chậm lại, không nghỉ giải lao, vậy mà không hề thấy mệt, hơi thở vẫn nhịp nhàng ra vào không hỗn hễn... cho đến khi bụi mì cuối cùng của hàng cuối cùng được bứng lên khỏi mặt đất mới dừng lại, rảo mắt nhìn quanh, và nhìn phía sau.

      Nam mô Phật! Tôi đã nhổ xong hơn một sào rưỡi khoai mì chỉ qua một tăng, đúng là một tăng, không có tăng hai tăng ba, và hai mẹ con thím Hai không thể đuổi theo tôi kịp để chặt củ thu gom. Cả hai mẹ còn đang còn loay hoay cặm cụi ở giữa bãi chiến trường, nghĩa là chỉ mới chặt gom củ được một sào, còn một sào mì đã nằm phơi những bụi bụi củ củ trên mặt đát theo hàng theo lối, chứ không phải ngổn ngang lộn xộn, đang chờ được vào bao chở về nhà.

      Vì lúc đó mới cảm thấy... mệt, tôi ngồi bệt xuống, xếp bằng, cởi áo khoác, tháo găng tay ra để một bên, đặt hai lòng bàn tay úp xuống đất, điều tức hơi thở, cứ y như là đang hút điện từ dưới lòng đất chạy lên rồi truyền vào nhục thân. Em gái băng lại chỗ tôi ngồi nghĩ, lẳng lặng nhặt lại chiếc áo và đôi găng, nhìn tôi với ánh mắt tràn đầy "kính nể", nói:

       "Không ngờ anh khỏe đến vậy. Làm một hơi không nghỉ, quá kinh ngạc!"

        Tôi còn phải kinh ngạc với chính mình, huống chi người khác, vì ai cũng thấy biết rõ tôi không phải là một chàng trai vai u thịt bắp, cường tráng vạm vỡ, hay “dũng sĩ lao động”, mà chỉ là dân thị thành trôi dạt với vóc dáng thư sinh chỉ giỏi đàn ca vẽ vời thơ thẩn... Chỉ chừng mười lăm phút nghỉ ngơi phục sức, tôi đã khỏe lại như lúc mới bước vào “cuộc chiến”.

          Còn một vài câu chuyện ly kỳ, nhiệm mầu khác nữa đã diễn ra trong thời gian tôi tu trì “Chuẩn Đề đà-la-ni”, nhưng tôi sẽ không kể thêm ra đây. Những chuyện này thuộc về “mật tông”, mà mật thì đúng ra phải bí mật, giữ kín giấu kỹ, không phơi bày ra, không được khoe khoang, chỉ ai chứng được và những người trong cuộc mới biết và hiểu được.

Hôm nay, nhân ngày Thái tử Tất-Đạt- Đa rời bỏ kinh thành, xuất gia cầu đạo giải thoát, tôi chỉ xin kể lại chuyện “nhổ mì” đã xảy ra cách đây đã tròm trèm 35 năm, lâu rồi, cũ rích, chỉ có ý muốn truyền đạt lại cho mọi người một điều rằng:

       "Hãy luôn giữ tín tâm, niềm tin không mảy may suy suyển hao vơi với Phật pháp nhiệm mầu!"

         Những người được nhắc trong câu chuyện này, người trong cuộc, nay vẫn còn sống sờ sờ, và chắc cũng không quên chuyện "nhổ một tăng gần hai sào mì”, sẽ làm chứng cho tôi nếu ai đó nghi ngờ truy tra dò hỏi!

        Tôi nhớ rõ, hồi đó, khi chứng đắc được “đạo lực nhiệm mầu” sau một tháng tu trì, tôi đã nhờ một đạo hữu chở bằng xe đạp vượt đường xa đến chùa Bửu Lâm để xin yết kiến, tham vấn Thầy Kiến Tánh. Khi nghe tôi tường thuật đầu đuôi, Thầy không ngạc nhiên chút nào, chỉ giải khuyên:

         “Sở dĩ không gọi Phật chú, mà gọi là Thần chú, vì người tu trì đà-la-ni sẽ luôn được chư vị Long Thần Hộ Pháp theo phò hộ, truyền thần lực, chứ không phải đức Phật hay vị Bồ Tát nào trực tiếp ban truyền đạo lực cho ta. Điều quan trọng nhất mà con phải luôn nhớ, tu trì Mật tông, hành trì pháp nhiệm mầu là điều rất tốt, rất quý báu, nhưng đó là”Con Dao Hai Lưỡi”! Nếu chỉ một niệm dấy lên vì tư lợi bản thân, nghĩ đến danh, đến lợi, đến phước đến đức cho mình mà hành trì thì sẽ tác hại vô cùng…”

       Trong bài pháp của Thầy Thích Thiện Châu đăng trên TVHS vừa rồi còn có đoạn:

       “Người trì chú này nếu dụng tâm chân chánh muốn làm việc gì thì đều được hanh thông, nói ra lời gì cũng đều được người nghe tín thọ.”

         Dụng tâm chân chánh. Phải hiểu rõ nghĩa là gì, và phải luôn nhớ điều đó!

        Thêm một chuyện nữa mà tôi cần nhắc đến trước khi chấm hết bài tự sự này:

        Từ hồi đó, xin lấy cột mốc 1984, đến nay, nhờ có thời gian dài trì tụng Kinh Dược Sư, và luôn luôn về sau này trì "Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn", nên tôi đã vượt qua được nhiều lần bệnh nặng, bệnh duyên nguy nan (tim, gan, phổi, dạ dày, ruột... đều mắc bệnh), gặp được nhiều quý nhân giúp đỡ đúng lúc, nhiều bác sĩ mát tay chữa trị nhanh chóng bình phục. Thật kỳ diệu là trong suốt 35 năm qua, trong từ điển cuộc sống của tôi không hề có từ "nhập viện, xuất viện", chưa lần nào tôi nằm trên giường của bất cứ bệnh viện, hay trạm xá, bệnh xá nào.

      Kệ, ốm ốm xương xẩu mà không bệnh là quý rồi, gìn giữ tinh thần và niềm tin cho vững chãi, và chỉ sợ Tâm Bệnh mà thôi.

      Nam mô Thiên Long Hộ Pháp chư tôn chứng minh!

 

Tâm Không  - Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2014(Xem: 4740)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10014)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10621)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4762)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13596)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6888)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8153)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16362)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5020)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
09/04/2014(Xem: 4911)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]